Tiến Sĩ Biến đổi văn hóa ở làng người Kinh dưới tác động của tái định cư khu kinh tế Dung Quất

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/8/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CÁM ƠN
    Để hoàn thành bản luận án Tiến sĩ với đề tài “Biến đổi văn hoá ở làng
    người Kinh dưới tác động của tái định cư khu kinh tế Dung Quất”, ngoài sự
    nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ to lớn, quý báu của tập thể
    giáo viên hướng dẫn, TS.Trần Văn Hà, PGS. TS. Bùi Văn Đạo. Nhân dịp này
    cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến hai thầy.
    Tôi xin gửi lời cám ơn tới tập thể các Giáo sư, Tiến sĩ, Giảng viên bộ môn
    Nhân học của Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội
    Việt Nam đã giúp đỡ tôi về chuyên môn, trong suốt quá trình học tập và nghiên
    cứu khoa học.
    Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đồng nghiệp Viện Khoa học Xã hội vùng Trung
    Bộ; các anh, chị, em, bạn bè, cùng với gia đình tôi - những người đã tận tình
    động viên, khuyến khích, góp ý, giúp tôi hoàn thành luận án này.
    Tôi xin gửi tới lãnh đạo Sở Văn hoá tỉnh Quảng Ngãi, Uỷ Ban Nhân dân
    huyện Bình Sơn, Uỷ ban Nhân dân các xã thuộc huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng
    Ngãi, cán bộ Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất, cùng cộng đồng người
    Kinh ven biển Bình Sơn nơi tác giả đến nghiên cứu điền dã, đã nhiệt tình giúp đỡ
    và cung cấp thông tin và tư liệu dân tộc học với lòng biết ơn sâu sắc.
    Hà Nội, tháng 8 năm 2016

    Nghiên cứu sinh



    Tác giả luận án


    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


    ADB Ngân hàng phát triển Châu Á
    CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    KCN Khu công nghiệp
    KKT Khu kinh tế
    KDC Khu dân cư
    LSĐB Lịch sử Đảng bộ
    Nxb Nhà xuất bản
    NCS Nghiên cứu sinh
    PL Phụ lục
    TĐC Tái định cư
    UBND Ủy ban nhân dân
    VHTT Văn hóa thông tin
    WB Ngân hàng thế giới













    DANH MỤC BẢNG BIỂU

    Tên bảng, biểu đồ Trang
    Bảng 2.1. Hộ gia đình chia theo hoạt động nghề nghiệp sau khi TĐC 51
    Bảng 2.2. Thu nhập bình quân năm của hộ gia đình sau TĐC 52
    Bảng 2.3. Tự đánh giá sự thay đổi về thu nhập của hộ gia đình sau TĐC 52
    Bảng 2.4. Nguyên nhân lao động trong gia đình không có việc làm 54
    Bảng 2.5. Mong muốn nghề nghiệp đối với con cái của các hộ dân TĐC 74
    Bảng 3.1. So sánh diện tích các loại đất của hộ trước và sau TĐC 85
    Bảng 3.2. Thống kê loại nhà ở khi TĐC 86
    Bảng 4.1. So sánh điều kiện sống tại khu TĐC và nơi ở cũ 115
    Biểu đồ 2.1: Cơ cấu đất trồng lúa của người dân An Quang trước TĐC 45
    Biểu đồ 2.2: Cơ cấu đất trồng lúa của người dân An Quang khi TĐC 45
    Biểu đồ 4.1: Đánh giá kinh tế của hộ gia đình so với trước TĐC 126

    MỤC LỤC

    Trang

    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1 - TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
    THUYẾT VÀ ĐIỂM NGHIÊN CỨU
    8
    1.1. Tổng quan nghiên cứu về biến đổi văn hóa do tái định cư dưới
    tác động của các dự án phát triển
    8
    1.2. Cơ sở lý thuyết 19
    1.3. Điểm nghiên cứu 33
    Tiểu kết chương 1 41
    Chương 2 - BIẾN ĐỔI SINH KẾ VÀ VĂN HÓA XÃ HỘI
    43
    2.1. Biến đổi hoạt động sinh kế 43
    2.2. Biến đổi văn hóa xã hội . . 56
    Tiểu kết chương 2 . 82
    Chương 3 - BIẾN ĐỔI VĂN HÓA VẬT CHẤT VÀ VĂN HÓA
    TINH THẦN
    83
    3.1 Biến đổi văn hóa vật chất . 83
    3.2. Biến đổi văn hóa tinh thần 96
    Tiểu kết chương 3 . 110
    Chương 4 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA, NGUYÊN NHÂN VÀ
    KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP .
    112
    4.1. Những tác động tích cực của tái định cư đến văn hóa làng người
    Kinh ở khu kinh tế Dung Quất .
    112
    4.2. Những vấn đề đặt ra về phát triển bền vững văn hóa ở cộng đồng
    tái định cư và nguyên nhân
    123
    4.3. Một số khuyến nghị 139
    Tiểu kết chương 4 143
    KẾT LUẬN 146
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
    QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
    150
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 151
    PHỤ LỤC LUẬN ÁN . 163

    1
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Từ sau Đổi mới (1986) đến nay, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước
    nhằm phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các tỉnh miền Trung, Chính phủ đã
    triển khai xây dựng các KKT trọng điểm Nhơn Hội, Chu Lai, Chân Mây - Lăng Cô,
    v.v trong đó có KKT Dung Quất. KKT Dung Quất nằm trọn trong địa bàn huyện
    Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, được mở rộng và phát triển từ nền tảng KCN Dung
    Quất cũ, có diện tích 10.300 ha. Đây là KKT tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực, gồm
    công nghiệp lọc dầu - hóa dầu - hóa chất, các ngành công nghiệp có quy mô lớn,
    công nghiệp hàng tiêu dùng, gắn với phát triển và khai thác cảng biển.
    KKT Dung Quất được đầu tư 2,5 tỷ USD từ ngân sách nhà nước. Để thực
    hiện, dự án phải di dân, TĐC không tự nguyện 11.000 hộ dân người Kinh ven biển
    lập các đơn vị hành chính mới. Tổng diện tích đất phải thu hồi, hỗ trợ và đền bù trên
    địa bàn là 3.000 ha. Theo kế hoạch TĐC, các hộ dân đến nơi ở mới phải được xây
    dựng kết cấu hạ tầng đầy đủ, hiện đại và qui hoạch dân cư theo kiểu đô thị. Sau khi
    ổn định nhà ở, nguồn nước và đời sống, sẽ có chương trình phát triển sản xuất, thị
    trường; tạo việc làm, đảm bảo công ăn, việc làm cho cư dân nhất là thuộc độ tuổi
    lao động hiện tại và tương lai bị di dời, TĐC.
    Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án, ở nhiều khu TĐC, kết cấu hạ tầng
    cơ sở thiết yếu như: đường giao thông, trường học, trạm y tế, chợ, hệ thống cấp
    thoát nước, thu gom rác thải, v.v còn chưa đồng bộ hoặc chưa hoàn thành đúng
    tiến độ; việc ổn định đời sống và sinh kế của người dân ở các khu TĐC đang gặp
    nhiều khó khăn. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội hậu TĐC chưa được quan
    tâm đúng mức. Nhiều mục tiêu dự án TĐC chưa được thực hiện đầy đủ đã gây nên
    những bức xúc và chưa tạo được sự an tâm đối với người dân TĐC và người dân sở
    tại bị ảnh hưởng. Thêm nữa, về không gian văn hoá, do TĐC được qui hoạch theo
    kiểu đô thị nên đã phá vỡ cấu trúc văn hóa cộng đồng làng như bố trí làng, nhà ở,
    quan hệ xã hội và đặc biệt là hoạt động sinh kế so với nơi ở cũ của các cộng đồng

    2
    làng thuần ngư, thuần nông hay bán nông bán ngư dựa trên sự cộng sinh, cộng cảm
    và cộng mệnh từ nhiều thế hệ.
    Trong một thập niên trở lại đây, đã có một số nghiên cứu đánh giá những tác
    động tích cực và tiêu cực về tình hình đời sống của người dân TĐC dưới tác động
    của KKT Dung Quất. Tuy vậy, những nghiên cứu trên mới tập trung vào các vấn đề
    như: tác động kinh tế, lao động và việc làm, đền bù giải toả, ổn định trật tự xã hội.
    Vấn đề nghiên cứu về văn hóa hay biến đổi văn hoá chỉ có 1 công trình thực hiện từ
    những năm 90 khi bắt đầu thực hiện TĐC và có 1 chuyên đề trong đề tài thực hiện
    tại tỉnh Quảng Ngãi liên quan tới văn hoá. Các nghiên cứu chuyên sâu theo hướng
    tiếp cận dân tộc học/ nhân học về biến đổi văn hóa làng người Kinh TĐC ở KKT
    Dung Quất hiện nay chưa được chú ý.
    Thực tế cho thấy, cùng với những tác động tích cực do cơ sở vật chất hạ tầng,
    chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đô thị hóa nhanh chóng, KKT Dung Quất cũng đang
    nảy sinh những vấn đề. Ngoài những vấn như đền bù TĐC, đền bù đGất sản xuất,
    lao động và việc làm, ổn định sinh kế, sự xuất hiện tệ nạn xã hội, đã và đang tồn tại
    vấn đề biến đổi văn hóa của cộng đồng làng TĐC trong phát triển bền vững. Nghiên
    cứu thực trạng, những biến đổi văn hoá ở cộng đồng làng người Kinh trong các khu
    TĐC kinh tế Dung Quất có ý nghĩa sâu sắc cả về khoa học và thực tiễn. Vấn đề
    càng trở nên cấp thiết hơn khi tỉnh Quảng Ngãi đang tiếp tục công tác đền bù giải
    toả mở rộng qui mô KKT Dung Quất gấp 3 lần diện tích đã có vào năm 2020. ( xem
    PL 1 bản đồ 1).
    Trên cơ sở luận giải trên, NCS lựa chọn vấn đề “Biến đổi văn hoá ở làng
    người Kinh dưới tác động của tái định cư Khu Kinh tế Dung Quất” làm đề tài
    luận án tiến sỹ Nhân học của mình.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    Đề tài luận án này có bốn mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể như sau:
    Thứ nhất, nghiên cứu văn hóa làng người Kinh KKT Dung Quất trước TĐC
    (năm 1995).

    3
    Thứ hai, làm sáng tỏ quá trình và thực trạng biến đổi văn hóa làng người Kinh
    TĐC từ khi TĐC đến thời điểm nghiên cứu (năm 2012-2015).
    Thứ ba, phân tích, đánh giá tác động của TĐC đến biến đổi văn hóa làng TĐC
    KKT Dung Quất.
    Thứ tư, đề xuất một số kiến nghị, giải pháp góp phần xây dựng chính sách
    phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển văn hóa làng nói riêng theo hướng
    bền vững cho các khu TĐC của người Kinh ở KKT Dung Quất.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
    Đối tượng nghiên cứu. Luận án tập trung nghiên cứu biến đổi văn hóa làng
    người Kinh ở địa bàn TĐC dưới tác động của KKT Dung Quất. Khái niệm văn hóa
    làng trong luận án được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm bốn thành tố là sinh kế, văn
    hóa xã hội, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.
    Phạm vi nghiên cứu. Về thời gian, luận án nghiên cứu thực trạng văn hóa làng
    của người Kinh TĐC trước thời điểm TĐC (năm 1995) và những biến đổi của văn
    hóa làng người Kinh tại các điểm nghiên cứu dưới tác động của KKT Dung Quất
    trong thời gian từ khi TĐC (1995) đến năm 2015.
    Về không gian, luận án chọn 3 khu TĐC thuộc địa bàn huyện Bình Sơn, gồm
    khu TĐC An Quang, thôn Thạnh Thiện, xã Bình Thanh Tây; khu TĐC Giếng Hố,
    thôn Lệ Thuỷ, xã Bình Trị và khu TĐC Vĩnh Trà (còn gọi khu TĐC Tây Trà Bồng),
    thôn Vĩnh Trà, xã Bình Thạnh. Đây là 3 cộng đồng người Kinh có thời điểm di dân,
    chính sách đền bù giải toả và mức độ giao lưu tiếp biến văn hoá khác nhau; đồng
    thời, khả năng “thích ứng” văn hoá khi TĐC không giống nhau.
    4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
    4.1 Phương pháp luận
    Trước hết, luận án được hoàn thành dựa trên quan điểm triết học của chủ
    nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để nhìn nhận sự vật, hiện tượng trong biến
    đổi văn hoá khi TĐC. Khi tiếp cận vấn đề, tiến hành nghiên cứu tác giả không xem
    xét biến đổi văn hoá là một thành tố tồn tại độc lập, mà đặt trong bối cảnh của trước
    và sau khi TĐC, dưới sự tác động của các yếu tố văn hoá và quan hệ xã hội. Luận

    4
    án cũng nghiên cứu sự biến đổi của văn hoá giữa nhiều điểm nghiên cứu trước và
    sau khi TĐC, để thấy rõ sự biến đổi văn hoá trong mối quan hệ xã hội ở cộng đồng.
    Luận án được trình bày và biện giải dựa trên quan điểm duy vật lịch sử của
    chủ nghĩa Mác - Lênin, đặt biến đổi văn hoá trong bối cảnh lịch sử, xã hội cụ thể,
    gắn với quá trình hình thành, phát triển của văn hoá để thấy rõ và giải thích được sự
    biến đổi văn hoá ở làng người Kinh TĐC dưới tác động của dự án phát triển - KKT
    Dung Quất.
    Luận án dựa trên tư tưởng của Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng,
    pháp luật của Nhà nước về chính sách dân tộc, chính sách TĐC, chính sách phát
    triển văn hoá trong bối cảnh phát triển nông thôn mới hiện nay ở ven biển Nam
    Trung Bộ.
    4.2 Phương pháp nghiên cứu
    4.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp
    Luận án có phân tích, tham khảo, kế thừa các nguồn tài liệu có sẵn liên quan
    đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, Nghị quyết, Quyết định của Đảng, Nhà
    nước, của các bộ ngành ở Trung ương và địa phương; các công trình nghiên cứu trong
    và ngoài nước, các báo cáo, tài liệu thống kê của chính quyền, tổ chức, cá nhân liên
    quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến chủ đề nghiên cứu.
    4.2.2. Phương pháp điền dã dân tộc học
    Đây là phương pháp chính yếu nhằm thu thập nguồn tài liệu cơ bản giải quyết các
    vấn đề khoa học mà mục tiêu luận án đặt ra. Phương pháp này gồm các công cụ sau:
    - Quan sát của nhà nghiên cứu để có được những nhận biết chung ban đầu về tổng
    thể cảnh quan làng TĐC và biến đổi văn hóa làng TĐC như địa hình, tài nguyên thiên
    nhiên, bờ biển, nhà cửa, các thiết chế tín ngưỡng .
    - Chụp lại những hình ảnh liên quan đến văn hóa và biến đổi văn hóa làng trong sự
    đối sánh trước và sau TĐC;
    - Phỏng vấn sâu thông tín viên. Đối tượng mà chúng tôi lựa chọn để phỏng vấn gồm
    các nhóm tuổi, giới tính, điều kiện kinh tế, bao gồm cả lãnh đạo địa phương, người cao
    tuổi, những chủ hộ am hiểu văn hóa. Trong đó, kết hợp phỏng vấn đương đại và hồi cố để

    5
    một mặt dựng lại bức tranh văn hoá làng trước TĐC và biến đổi văn hóa làng hiện nay tại
    điểm TĐC. Cụ thể trong 5 năm từ năm 2012đến năm 2016, tác giả luận án đã
    phỏng vấn sâu 30 người dân, 10 cán bộ làm công tác quản lý địa phương (thôn,
    xã, huyện, tỉnh) và 5 cán bộ Ban quản lý KKT Dung Quất.
    - Thảo luận nhóm, được áp dụng để tổ chức các buổi thảo luận nhóm khác nhau
    như thảo luận nhóm với cán bộ thôn làng, cán bộ xã, thảo luận nhóm hỗn hợp với cán
    bộ, người dân khu TĐC về các chủ đề và vấn đề liên quan đến văn hóa làng và biến
    đổi văn hóa làng.
    Tổng số có 8 cuộc thảo luận nhóm đã được thực hiện, trong đó, 3 cuộc thảo
    luận với đại diện cán bộ và người dân ở 3 điểm TĐC, 1 cuộc thảo luận nhóm với
    cán bộ UBND 4 xã liên quan là Bình Thạnh, Bình Trị, Bình Thanh Tây, Bình Đông
    vào cuối năm 2012, 1 cuộc thảo luận với nhóm nam ngư dân ở khu TĐC Vĩnh Trà,
    1 cuộc thảo luận với nhóm nữ ngư dân ở khu TĐC Vĩnh Trà, 1 cuộc thảo luận nhóm
    hỗn hợp với người dân ở hai khu TĐC Giếng Hố, An Quang vào năm 2014 và 1
    cuộc thảo luận nhóm với cán bộ thôn, xóm thuộc 3 điểm nghiên cứu vào tháng 5
    năm 2015 .
    4.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học
    Đề tài sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi hộ gia đình để thu thập các thông
    tin định lượng liên quan đến các khía cạnh biến đổi văn hóa và những vấn đề đề đặt ra
    của biến đổi văn hóa làng người Kinh ở khu TĐC Dung Quất. Mẫu lựa chọn được tiến
    hành dựa trên các biến độc lập về độ tuổi, giới, học vấn và nghề nghiệp tại 3 khu
    TĐC hội tụ loại hình di dân, nghề nghiệp và thời điểm di dân là ba xã Bình trị,
    Bình Thạnh và Bình Thanh Tây ở huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. Cơ số mẫu được
    chọn theo nguyên tắc chọn đại diện cho các loại hình di dân, TĐC khác nhau đảm
    bảo được yêu cầu phân tích thống kê cơ bản và phản ánh được tính đa dạng giữa
    các làng và phản ánh được bức tranh chung về TĐC KKT Dung Quất.
    Bảng hỏi điều tra gồm những câu hỏi đóng và mở được thiết kế riêng cho luận
    án. Nghiên cứu sinh đã triển khai điều tra tại 170 hộ gia đình, chia thành hai đợt.
    Đợt 1, điều tra vào tháng 10 năm 2012 và đợt 2 điều tra vào tháng 5 năm 2015.

    6
    Tổng số mẫu điều tra gồm 40/60 hộ TĐC ở khu TĐC An Quang; 40/56 hộ ở khu
    TĐC Giếng Hố; và 90/300 hộ TĐC ở khu TĐC Vĩnh Trà mà cụ thể là 90/205 hộ
    điểm xuất cư từ làng Sơn Trà. Đợt 2 thẩm định và bổ sung thông tin còn thiếu của
    một số câu hỏi trong đợt 1. Người được hỏi là đại diện của hộ, cân bằng tỷ lệ nam,
    nữ và trong nhóm tuổi từ 18- 65 tuổi, hoặc đảm bảo sự minh mẫn của người trả lời
    để đáp ứng độ xác thực của thông tin thu thập.
    Các số liệu thu được qua các phiếu hỏi hộ gia đình được sử dụng phần mềm
    SPSS để xử lý và tổng hợp số liệu. Việc kiểm định mối tương quan thống kê các số liệu
    này theo kỹ thuật xử lý định lượng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của chính sách đối
    với các cộng đồng TĐC và cộng đồng sở tại đã được tiến hành.
    4.2.4. Phương pháp chuyên gia
    Phương pháp này mục đích lấy ý kiến của các cá nhân lãnh đạo, phụ trách các
    ban, ngành, cơ quan chuyên môn TĐC, các nhà khoa học ở trung ương và địa phương
    có hiểu biết, kinh nghiệm thực tiễn nghiên cứu về TĐC và biến đổi văn hóa do TĐC.
    Trên cơ sở đó, so sánh với những tư liệu và những phát hiện mới có được tại người dân
    và cộng đồng. Do các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu liên
    quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài nên các đánh giá của họ cũng rất quan trọng,
    góp phần làm căn cứ cho các kết luận, kiến nghị và đề xuất giải pháp của đề tài luận án.
    4.2.5. Phương pháp so sánh lịch đại và đồng đại
    Sử dụng phương pháp so sánh, luận án tìm hiểu sự khác nhau trong các yếu tố
    về văn hóa ở thời điểm ở cộng đồng làng gốc trước TĐC và những thay đổi sau thời
    gian TĐC. So sánh bao gồm so sánh đồng đại và so sánh lịch đại. So sánh đồng đại để
    tìm ra tương đồng và khác biệt giữa các yếu tố đương đại, so sánh lịch đại nhằm tìm ra
    những tương đồng và khác biệt của cùng yếu tố văn hóa trong quá khứ với hiện nay.
    Bên cạnh đó, sự so sánh không chỉ về thời gian mà cả thay đổi về không gian cư trú
    của cộng đồng làng do tác động của qui hoạch dân cư, không gian sinh hoạt văn hóa xã
    hội sau TĐC. Trong khuôn khổ của những dữ liệu cho phép, có thể so sánh với các
    khảo sát, điều tra của các đồng nghiệp ở địa bàn 3 điểm nghiên cứu và rộng hơn ở KKT
    Dung Quất hay vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

    7
    5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
    Từ cách tiếp cận dân tộc học/ nhân học, thông qua khảo sát tại ba điểm nghiên
    cứu chính, luận án góp phần làm sáng tỏ một số khía cạnh lý thuyết và thực tiễn về
    văn hóa làng người Kinh (làng Việt) và thực trạng biến đổi văn hóa làng người Kinh
    TĐC dưới tác động của dự án phát triển, cụ thể là KKT Dung Quất tại miền Trung.
    Từ đó, góp thêm những tư liệu và kiến giải, mong muốn hoàn thiện, bổ sung thêm
    cho những nghiên cứu đã có về biến đổi văn hóa nói chung, văn hóa làng người
    Kinh TĐC nói riêng dưới tác động của các dự án phát triển từ sau đổi mới (1986)
    đến nay nhất là sự hình thành các KKT trọng điểm miền Trung.
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
    Luận án cung cấp những cứ liệu thực tế về công tác TĐC tại KKT Dung Quất,
    tỉnh Quảng Ngãi. Một mặt, luận án chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế của quá
    trình TĐC đối với người Kinh tại các khu TĐC; mặt khác, từ đánh giá thực trạng,
    tìm hiểu nguyên nhân biến đổi văn hóa làng người Kinh TĐC, đưa ra những dự báo
    và kiến nghị giải pháp. Nghiên cứu văn hóa và biến đổi văn hóa của các loại hình
    làng người Kinh TĐC ven biển có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc góp phần đề xuất những
    kiến nghị, giải pháp như là cơ sở khoa học cho các cơ quan hữu quan điều chỉnh,
    hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn
    hóa làng đối với các dự án trọng điểm miền Trung trong quá trình xây dựng nông
    thôn mới. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng hướng tới góp phần thực hiện Nghị
    quyết Trung ương 5, khóa 8 năm 1998 của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt
    Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và Nghị quyết Trung ương 9, khóa 11 năm
    2014 của Đảng về xây dựng văn hóa và con người Việt Nam trong sự nghiệp CNH,
    HĐH đất nước.
    7. Cơ cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương
    chính văn như sau:
    Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và điểm nghiên cứu
    Chương 2. Biến đổi sinh kế và văn hóa xã hội
    Chương 3. Biến đổi văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần
    Chương 4. Một số vấn đề đặt ra, nguyên nhân và kiến nghị giải pháp.
     
Đang tải...