Thạc Sĩ Biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2002 đến năm 2010

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP 13
    1.1. Những nghiên cứu về phân tầng xã hội và phân tầng xã hội nghề nghiệp trên thế giới 13
    1.2. Những nghiên cứu về phân tầng xã hội và phân tầng xã hội nghề nghiệp ở Việt Nam 20
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIẾN ĐỔI PHÂN TẦNG XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP 37
    2.1. Một số khái niệm cơ bản 37
    2.2. Cơ sở lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu phân tầng xã hội nghề nghiệp 47
    2.3. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phân tầng xã hội và điều chỉnh phân tầng xã hội 63
    Chương 3: NHẬN DIỆN BIẾN ĐỔI PHÂN TẦNG XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 202 ĐẾN 2010 71
    3.1. Khái quát đặc điểm địa lý - hành chính, kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng 71
    3.2. Thực trạng biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp về vị thế quyền lực 76
    3.3. Thực trạng biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp về vị thế kinh tế 84
    3.4. Biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp về vị thế xã hội 93
    Chương 4: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỔI PHÂN TẦNG XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 202 ĐẾN NĂM 2010 102
    4.1.Tác động của hệ thống chính sách đến biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp 102
    4.2. Tác động của các yếu tố thuộc về đặc trưng cá nhân người lao động 12
    Chương 5: XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH PHÂN TẦNG XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG SAU NĂM 2010 128
    5.1. Dự báo xu hướng biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp ở thành phố Đà Nẵng 128
    5.2. Một số giải pháp điều chỉnh phân tầng xã hội nghề nghiệp, phát triển xã hội bền vững 138
    KẾT LUẬN 147
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
    ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 150
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
    PHỤ LỤC 162


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    1.1. Tính cấp thiết về mặt lý luận
    Phân tầng xã hội (PTXH) là một rong những chủ đề nghiên cứu cơ bản của Xã hội học. Ở nước ta, từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay, đã có nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm nghiên cứu, lí giải vấn đề PTXH trên cả phương diện lí luận và thực tiễn. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào khía cạnh PTXH về mức sống; mô tả, đo lường mức độ giàu nghèo, lí giải nguyên nhân Còn về phương diện PTXH nghề nghiệp và sự biến đổi của quá trình này thì chưa có nhiều những nghiên cứu. Trong khi các nghiên cứu về PTXH trên thế giới đều dựa trên tiêu chí nghề nghiệp để PTXH thì ở Việt Nam, điều này còn đang ít được nghiên cứu trong PTXH ở Việt Nam. Vì vậy, việc xây dựng cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu để nhận thức đầy đủ quá trình biến đổi PTXH nghề nghiệp nhằm cung cấp cứ liệu cho việc hoạch định chính sách điều chỉnh PTXH nghề nghiệp, phát triển xã hội bền vững đang là yêu cầu rất cần thiết hiện nay.
    1.2. Tính cấp thiết về mặt hực tiễn
    Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường cùng với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã và đang tạo ra sự thay đổi nhiều mặt rong đời sống kinh tế - xã hội. Sự thay đổi đầu tiên và căn bản đó là chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường; từ chỗ chỉ có 2 thành phần kinh tế thuộc sở hữu nhà nước và tập thể sang nhiều thành phần kinh tế (hiện nay là 4) với nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Sự thay đổi từ chỗ việc làm của người lao động hoàn toàn do sự phân công, sắp đặt của Nhà nước, của tập thể tới chỗ người lao động chủ động tạo ra việc làm và tự tìm kiếm việc làm cho mình. Các loại hình nghề nghiệp thì ngày càng phát riển theo hướng phong phú đa dạng hơn. Sự dịch chuyển lao động giữa các lĩnh vực nghề nghiệp diễn ra mạnh mẽ theo hướng giảm dần2 lao động trong các nghề mang đặc trưng của xã hội nông nghiệp truyền thống và tăng lên đáng kể lao động trong các nghề của xã hội công nghiệp hiện đại. Biến đổi về cơ cấu kinh tế kéo theo biến đổi về mặt xã hội: Phân tầng xã hội, phân hoá giàu nghèo diễn ra khá gay gắt. Trước đây với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp ít dẫn đến sự khác biệt về mức sống giữa các tầng lớp nghề nghiệp. Nay cơ chế thị trường đã tác động mạnh mẽ tạo ra sự khác biệt về kinh tế, cũng như khả năng tiếp cận các nhu cầu vật chất, tinh thần giữa các nhóm xã hội nghề nghiệp. Tầng lớp giàu có ưu thế trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, thụ hưởng văn hóa tinh thần, cơ hội thăng tiến còn tầng lớp nghèo thì đang gặp rất nhiều khó khăn về nhiều mặt rong cuộc sống. Có thể nói rằng, sự thay đổi về cấu trúc phân tầng xã hội (PTXH) là một trong những dấu hiệu đầu tiên và rõ nét nhất về sự biến đổi xã hội trong giai đoạn từ 1986 đến nay; đặc biệt là trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, khi nước ta chủ trương thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát riển kinh tế thị trường. Vì vậy, việc nghiên cứu, khảo sát hực tế để nhận diện sự biến đổi xã hội nói chung, đặc biệt là sự biến đổi PTXH nghề nghiệp là yêu cầu có ý nghĩa cấp thiết cho việc quản lý sự phát riển xã hội. Không nằm ngoài xu thế chung của cả nước, ở thành phố Đà Nẵng cũng đã và đang diễn ra quá trình biến đổi kinh tế - xã hội trên nhiều mặt dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa và phát triển kinh tế thị trường. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương do những điều kiện và lợi thế về tự nhiên, về kinh tế, văn hóa, xã hội mà xác định những quyết sách nhằm định hướng sự phát triển và biến đổi của PTXH nghề nghiệp ở những mức khác nhau. Đà Nẵng được tách ra từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng để trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương từ năm 197; những năm sau đó, nhất là từ năm 202 đến năm 2010 là giai đoạn thành phố thực hiện quá trình đô thị hóa rộng khắp với quy mô, tốc độ rất nhanh (sau năm 2010, do ảnh hướng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên quá trình đô thị hóa chậm lại).3 Từ khi trở thành đơn vị hành chính trực thuộc trung ương, đến năm 2010, Đà Nẵng đã thu hồi đất với tổng diện tích 1.48 ha; tổng số tiền chi cho đền bù giải tỏa các khu dân cư khoảng 500 tỷ đồng; tổng số hộ thuộc diện giải tỏa đền bù gần 90.00 hộ. Trong đó, số hộ giải tỏa thu hồi đi hẳn là 41.282 hộ, số hộ giải tỏa thu hồi một phần 21.125 hộ, số hộ giải tỏa đất nông nghiệp, lâm nghiệp 20.33 hộ. Với các chủ trương, chính sách quy hoạch, chỉnh trang đô thị đã tạo ra những sự thay đổi lớn về không gian vật chất đô thị, về cơ cấu kinh tế - xã hội và chiến lược phát riển nền kinh tế của thành phố. Tất cả những yếu tố đó đều có sự tác động mạnh mẽ đến biến đổi PTXH nghề nghiệp.
    Thực tế nói trên cho thấy, việc vận dụng lý thuyết và phương pháp xã hội học vào nghiên cứu biến đổi xã hội nói chung và đặc biệt là sự biến đổi PTXH nghề nghiệp nói riêng, trên quy mô toàn quốc cũng như đối với thành phố Đà Nẵng là việc làm cần thiết nhằm nhận diện thực trạng biến đổi, luận giải những yếu tố tác động đến sự biến đổi cũng như đánh giá hệ quả của sự biến đổi PTXH nghề nghiệp đến sự phát riển kinh tế - xã hội, từ đó kiến nghị những giải pháp hợp lý hướng đến sự phát riển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững là điều hết sức cần thiết. Việc lựa chọn đề tài: Biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp ở thành phố Đà Nẵng từ năm 202 đến năm 2010 để nghiên cứu là nhằm đáp ứng các yêu cầu quan trọng nói trên.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    2.1. Mục tiêu nghiên cứu: Góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu về PTXH nghề nghiệp và biến đổi PTXH nghề nghiệp; nhận diện thực trạng biến đổi PTXH nghề nghiệp từ năm 202 - 2010, tìm hiểu những yếu tố tác động đến sự biến đổi cũng như hệ quả của những biến đổi đó đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đà Nẵng; đề xuất các giải pháp nhằm phát riển xã hội bền vững.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nói trên, Luận án có các nhiệm vụ sau:4
    - Xác định cơ sở lý luận, phương pháp luận và các khái niệm PTXH nghề nghiệp và biến đổi PTXH nghề nghiệp.
    - Phân tích dữ liệu để nhận diện thực trạng biến đổi PTXH nghề nghiệp.
    - Luận giải những nhân tố chủ yếu tác động làm biến đổi PTXH nghề nghiệp
    - Đánh giá ảnh hưởng của sự biến đổi PTXH nghề nghiệp đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
    - Dự báo xu hướng biến đổi PTXH nghề nghiệp trong những năm tới ở thành phố Đà Nẵng.
    - Đề xuất giải pháp điều chỉnh PTXH nghề nghiệp hướng đến phát triển xã hội bền vững.
    3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu của luận án
    3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu sự biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp.
    3.2. Khách thể nghiên cứu: Luận án nghiên cứu các nhóm xã hội nghề nghiệp đang hoạt động kinh tế thường xuyên trong 12 tháng qua ở thời điểm điều tra. Vì các nhóm xã hội nghề nghiệp như nông dân, lao động giản đơn, buôn bán - dịch vụ.có hoạt động kinh tế không bị giới hạn bởi tuổi nghỉ hưu cho nên số liệu được sử dụng trong Luận án bao gồm những người lao động đủ 15 tuổi đến trên 60 tuổi đang có nghề nghiệp (đã được loại trừ đi những người đang đi học).
    3.3. Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu sự biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp ở thành phố Đà Nẵng từ năm 202 đến 2010, là giai đoạn thành phố thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa rộng khắp với quy mô lớn và tốc độ nhanh nên tạo ra sự biến đổi về phân tầng xã hội nghề nghiệp mạnh mẽ.
    4. Câu hỏi nghiên cứu
    Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, các câu hỏi nghiên cứu được xác định như sau:5
    - Câu hỏi 1: Cần dựa trên cơ sở phương pháp luận nào để nghiên cứu quá trình biến đổi PTXH nghề nghiệp hiệu quả nhất.
    - Câu hỏi 2: Thực trạng biến đổi PTXH nghề nghiệp ở thành phố Đà Nẵng từ năm 202 - 2010 diễn ra như thế nào?
    - Câu hỏi 3: Những yếu tố chủ yếu nào tác động đến sự biến đổi PTXH nghề nghiệp ở thành phố Đà Nẵng ?
    - Câu hỏi 4: PTXH nghề nghiệp sẽ biến đổi theo xu hướng nào và cần các giải pháp gì để điều chỉnh PTXH nghề nghiệp, phát riển xã hội bền vững ?
    5. Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích
    5.1. Giả thuyết nghiên cứu
    Từ câu hỏi nghiên cứu được xác định như trên, hướng nghiên cứu của đề tài được xác lập theo các giả thuyết sau:
    - Giả thuyết 1: Từ sau năm 200 đến nay, sự PTXH nghề nghiệp ở thành phố Đà Nẵng diễn ra nhanh hơn về cả quy mô, mức độ so với tình hình chung
    của cả nước; trong đó, nhóm xã hội nghề nghiệp nông dân chịu sự biến đổi nghề nghiệp nhiều nhất.
    - Giả thuyết 2: Các yếu tố giới tính, tuổi, địa bàn sinh sống, trình độ học vấn đã tác động mạnh đến sự biến đổi PTXH nghề nghiệp.
    - Giả thuyết 3: Chủ trương đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa và chính sách ưu tiên phát triển giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực là những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự biến đổi PTXH nghề nghiệp của thành phố Đà Nẵng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...