Báo Cáo Biến đổi khí hậu

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Năng lượng Mặt trời đốt nóng không đều bề mặt Trái đất. Khu vực xích đạo nhận được nhiều nhiệt hơn cả. Mỗi năm, khu vực này nhận được lượng nhiệt gấp 2.4 lần so với vùng cực. Sự tự quay của Trái đất làm phân bố nhiệt vào Đại dương và Khí quyển. Sau đó, trọng lực sẽ làm san bằng sự phân bố không đều của nhiệt lượng. Tất cả những hiện tượng trên được coi như thuộc phạm vi của khí hậu và thời tiết. Giờ qua giờ, ngày qua ngày và mùa qua mùa, chúng ta phải trải qua những thay đổi trong khí quyển. Khi thời tiết được xét trong một khoảng thời gian dài như vài thập kỷ, vài thế kỷ hay hàng triệu năm, ta gọi đó là khí hậu. Cũng giống như thời tiết, khí hậu được đặt trưng bởi những thay đổi và sự đa dạng của nó.

    Khi những điều kiện trên Trái đất thay đổi, mọi sự sống phải tự thích hợp với những điều kiện mới đó. Mọi loài phát triển và sau đó thay đổi, chúng được thay thế bởi những loài khác có khả năng thích ứng hơn với thời tiết. Trong khi đó có những loài không thể tồn tại được và chúng đã bị tuyệt chủng.

    X. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

    Biến đổi khí hậu xuất hiện trong mỗi thời kỳ lịch sử và địa chất, điều đó đã được kiểm chứng. Mỗi quá trình ảnh hưởng đến khí hậu đều có những nguyên lý hoạt động riêng và những thời gian hoạt động riêng. Làm thế nào để chúng ta cân bằng chúng?

    1. Năng lượng Mặt trời thì khác nhau vào những thời điểm khác nhau, cho nên rất khó để chúng ta hiểu rõ và tính toán nó.

    2. Quỹ đạo và độ nghiêng của Trái đất cũng thay đổi và nhờ Milankovitch mà ta có thể hiểu rõ điều này. Ở hiện tại, sự lệch tâm và độ nghiêng phân bố khí hậu lạnh, trong khi sự lắc lư lại làm ấm khí hậu.(know what die now!!!T_T)

    3. Sự trôi dạt của các lục địa về những vĩ độ gần cực, và vị trí của của các lục địa tất nhiên ảnh hưởng đến vòng tuần hoàn đại dương và khí quyển.

    4. Khi mực nước biển tăng lên, khí hậu ấm lên; khi mực nước biển hạ xuống, khí hậu lạnh đi.

    5. Núi lửa sinh ra khí SO2 vào tầng đối lưu và có thể làm khí hậu trở nên lạnh hơn.

    6. Con người đang làm khí quyển nóng lên bằng việc đốt củi gỗ, dầu, than đá và các khí tự nhiên khác, chúng sinh ra một lượng lớn khí CO2 vào khí quyển và làm gia tăng hiệu ứng nhà kính.

    7. Nhiệt độ trái đất tăng lên 10C cho phép khí quyển giữ thêm 6% hơi nước.

    8. Nhiệt độ và độ ẩm tăng lên tạo điều kiện tốt cho các loại bệnh phát triển như bệnh dịch tả, sốt rét, viêm não , ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người.

    Tương lai gần của chúng ta đang theo đuổi những gì? Nhiều ý kiến khác nhau được đưa ra tuy nhiên quan trọng nhất là có thể đưa ra một tiên đoán về tương lai. Hiện tại chúng ta biết rằng khí hậu luôn thay đổi, giống như một bóng đèn đã tắt mờ; phần lớn sự thay đổi trong khi hậu diễn ra đột ngột và tương tự như một cái bóng đèn với chỉ một lần mở và tắt.

    Những tàn tích để lại trên đá cho chúng ta biết nhiều hơn về khí hậu trái đất ở quá khứ và sự hình thành sự sống. Khí hậu luôn thay đổi mãnh liệt, và khoảng 99% các loài sinh vật từng tồn tại đã bị tuyệt chủng. Sự sống tạo nên những tiến trình của Trái đất và hầu như không thể phá hủy. Tuy nhiên, việc giữ vững sự tồn tại của các cá thể và loài thì rất mỏng manh và mọi sự vật có thể sẽ dẫn đến một kết thúc đột ngột
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...