Thạc Sĩ Biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam 1945 – 1995

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam 1945 – 1995
    A. Mở đầu
    1954 – 1975 là một thời kì đặc biệt trong lịch sử dân tộc và lịch sử cách mạng Việt Nam. Với hiệp định Giơnevơ, sự nghiệp giải phóng dân tộc của nước ta vẫn chưa dừng lại ở mốc năm 1954. Do âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ khác nhau: Miền Bắc (tới vĩ tuyến 17) đã hoàn toàn giải phóng và đi lên chủ nghĩa xã hội, còn miền Nam tạm thời bị đế quốc Mỹ và các lực lượng tay sai thống trị. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam cùng lúc thực hiện hai nhiệm vụ ở hai miền, vừa phải lo hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, vừa phải tiếp tục đẩy mạnh cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà.
    Bàn về vị trí, vai trò của cách mạng miền Bắc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng khẳng định “Nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự nghiệp cách mạng của cả nước”.
    Trong những năm tháng hào hùng cả dân tộc chống Mỹ cứu nước miền Bắc đã làm trọn nhiệm vụ của hậu phương lớn, chi viện cho tiền tuyến miền Nam, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược tới thắng lợi cuối cùng.
    Sức mạnh vô địch của miền Bắc xuất phát từ những biến đổi nội tại bên trong của xã hội trên một nền tảng của xã hội mới, con người mới vừa được giải phóng khỏi chế độ thực dân phong kiến. Đặc biệt, dưới tác động của phương hướng xây dựng nền kinh tế mới đã làm cơ cấu giai cấp – xã hội miền Bắc nhanh chóng biến đổi góp phần tạo nên sức mạnh cho hậu phương miền Bắc thực hiện tốt nhiệm vụ chi viện của mình.
    Sự biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội gắn liền với từng bước đi lên xây dựng chủ nghĩa của miền Bắc. Mặc dù mô hình cơ cấu giai cấp xã hội miền Bắc mang đậm tính chủ quan, không bình thường nhưng trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mô hình đó đã đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy sự nghiệp cách mạng cả nước tiến lên dành thắng lợi cuối cùng. Nhưng khi đất nước bước ra khỏi chiến tranh, nó lại là nhân tố cản trở kinh tế xã hội phát triển. Từ đó, nó để lại cho Đảng ta nhiều bài học quý báu trong quá trình Đổi mới ở nước ta ngày nay.
    B. Nội dung
    I. Sự biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội Miền Bắc trong thời kì 1954 - 1975
    1. Khái quát cơ cấu giai cấp xã hội Miền Bắc trước 1954
    Nhìn chung, cơ cấu xã hội Việt Nam trước năm 1954 khá phức tạp bởi sự phát triển không bình thường của xã hội Việt Nam dưới thời thuộc địa và bởi tính khác biệt của nền kinh tế - xã hội hai vùng đối lập nhau trong chiến tranh. Nhưng xét tới cùng thì cơ cấu xã hội Việt Nam trước 1954 là vẫn nằm trong khuôn khổ cơ cấu xã hội nông nghiệp bị ảnh hưởng lớn bởi chiến tranh.
    Về tổng số dân, sau tháng 7 – 1954, trên đại bàn miền Bắc có 13 triệu người[1] thuộc hàng chục dân tộc khác nhau sinh sống, nhưng đông nhất là người Kinh chiếm hơn 85% dân số.
    Nhưng, dân cư phân bố không đều giữa các vùng. Trong 13 triệu dân thì có khoảng 12 triệu sống ở vùng nông thôn và chỉ gần 1 triệu người cư trú ở địa bàn đô thị, chủ yếu là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng. Ngoài ra, dân cư cũng tập trung đông ở vùng đồng bằng, nhất là vùng đồng bằng Bắc Bộ với hơn 8 triệu người sinh sống mà chủ yếu là người Kinh. Ngược lại, vùng núi có diện tích rất lớn thì lại thưa dân, chỉ có các dân tộc thiểu số sống.
    Mật độ dân sốmiền Bắc trong nửa sau thập kỉ 50 khoảng 85 người/km2. Do đặc điểm phân bố dân cư không đều nên đồng bằng Bắc Bộ là nơi có mật độ dân số đông nhất, trên 400 người/km2, riêng Thái Bình lên tới 864 người/km2. Trong khi đó, các tỉnh thuộc vùng núi thì dân cư thưa thớt: Bắc Cạn, có 16 người/km2; khu tự trị Mèo, chỉ có 13 người/km2[2].
    Tỉ lệ nam và nữ ở miền Bắc thời kì này xấp xỉ bằng nhau, thậm chí có thời điểm vào giữa thập kỉ 50, nữ chiếm hơn 51% tổng dân số. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp do tỉ lệ tử cao. Tuổi thọ trung bình của người dân thấp, 45 tuổi (trước cách mạng tháng Tám năm 1945).
    Về tôn giáo, ở miền Bắc, đa số nhân dân, nhất là người Kinh theo Phật giáo[3], sau đó là Thiên chúa giáo, ngoài ra còn có một số đạo khác.
    Địa bàn cư trú của cư dân miền Bắc bao gồm hai khu vực: nông thôn và thành thị. Trong đó vùng nông thôn chiếm tỉ lệ tuyệt đối (92,6% vào giữa thập kỉ 50; 90,7% vào năm 1959). Trên 95% tổng số dân sống ở nông thôn là nông dân, với khoảng 2.700.000 hộ. Như vậy, trung bình mỗi hộ ở nông thôn có khoảng 4,656 nhân khẩu và thông thường, theo truyền thống mỗi gia đình có khoảng ba thế hệ sống cùng nhau, kiểu “tam đại đồng đường”, tương tự xã hội Trung Hoa.
    Về cơ cấu giai cấp, trong xã hội nông thôn miền Bắc có sáu tầng lớp chính và nhiều thành phần dân cư mới sinh sống trong các thành phố lớn. Trước hết phải kể tới giai cấp nông dân. Đây là giai cấp đông đảo nhất trong xã hội với nhiều tầng lớp khác nhau.
    Bần nông chiếm tỉ lệ đông đảo nhất trong cư dân nông nghiệp. Họ có ruộng đất canh tác it nhiều và đa số phải nhận ruộng làm thuê cho địa chủ. Nhưng tầng lớp nghèo khổ nhất ở nông thôn và trong xã hội chưa phải là bần nông mà là tầng lớp cố nông. Họ không có ruộng đất phải đi làm thuê hoặc phải lĩnh canh nộp tô. Cả hai tầng lớp này là lực lượng chính của nông dân Việt Nam, là đối tượng bóc lột chính của chế độ thuộc địa nửa phong kiến.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...