Luận Văn Biển đảo việt nam một số vấn đề về tự nhiên và kinh tế xã hội

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: BIỂN ĐẢO VIỆT NAM MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI


    Luận văn dài 132 trang
    Toàn bộ các biển và đại dương chiếm tới 361 triệu km2 nghĩa là khoảng 71% diện tích bề mặt Trái đất. Thực sự, nhân loại đang sống trên những hòn đảo khổng lồ giữa các đại dương mênh mông của một quả cầu nước. Được sinh ra và tiến hóa trên mặt các hòn đảo đó, từ lâu, con người vẫn sống nhờ vào đất. Khoảng 6 tỷ người hiện nay đang dựa vào diện tích canh tác nhỏ hẹp, chừng 3% bề mặt. Hành tinh để sinh sống, đồng thời chỉ mới nhận nguồn thức ăn rất nhỏ bé từ biển và đại dương. Giờ đây nguồn của cải ở trên cạn không còn là vô tận nữa, đặc biệt trong thời kỳ mà nhân loại đang tạo nên những kỳ tích trong các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, con người đòi hỏi không chỉ nguồn thực phẩm dồi dào mà cả các nguồn vật liệu, nguồn năng lượng, thậm chí cả nguồn nước ngọt từ đại dương. Nhân loại đang trong tư thế chiếm các vùng nước mênh mông và giàu có mà trước đây chỉ mới khai thác một phần. Biển và đại dương chứa đựng nguồn vật chất tiềm tàng. Sản lượng các loài thực vật trong toàn bộ khối nước đạt tới 550,2 tỷ tấn, còn động vật -562 tỷ tấn. Những năm gần đây nghề khai thác các đối tượng sinh vật biển thường đạt trên dưới 80 triệu tấn/năm, trong đó cá chiềm 90% tổng sản lượng. Người ta tính rằng năng suất sinh học hiện tại là 5,4-15,0 kg/km2 đối với tầng nước đại dương và 620 -820 kg/km2 đối với vùng đáy thềm và dốc lục địa. Do đó, sản lượng hải sản có thể đạt 100 triệu tấn năm trong những năm sắp tới. Bên cạnh nguồn lợi sinh vật, biển còn là mỏ khoáng khổng lồ, trong thềm lục địa là những túi dầu với trữ lượng rất lớn. Hầu hết các nguyên tố hoá học đều có mặt trong khối nước biển. Song, muối ăn có hàm lượng cao nhất. Nếu như toàn bộ muối ăn trong đại dương được kết tinh lại sẽ cho một khối lượng lớn đến mức mà có thể trải trên toàn lục địa một lớp dày 150 m. Người ta cũng biết rằng, khai thác được toàn bộ lượng vàng hoà tan trong nước đại dương, khi chia đều cho nhân loại thì mỗi chúng ta sẽ nhận chừng 2kg. Biển và đại dương còn có nguồn năng lượng tiềm tàng sinh ra từ các dòng chảy, hoạt động của thuỷ triều, gió biển cùng với nhiều các tài nguyên khác chưa được khai thác hay chưa phát hiện hết Mai đây, con người coi biển là môi trường hoạt động chính của mình, chẳng kém gì những vùng đất mới khai phá. Đã có những dự án táo bạo về xây dựng các “nông trường” biển, “thành phố” dưới biển các ngành kinh tế biển hình thành và ngày càng phát triển. Đối với Việt Nam, một đất nước có chiều dài đường bờ biển 2360 km và một diện tích thềm lục địa rộng lớn gần 1 triệu km2 thì biển có nguồn lợi rất lớn để phát triển nền kinh tế cũng như ảnh hưởng đến điều kiện tự nhiên, của đất nước bên cạnh đó còn hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ khác nhau. Vậy tiềm năng của biển đảo Việt Nam của ta như thế nào? Chính vì lẽ đó mà tôi chọn đề tài “Biển Đảo Việt Nam: Một số vấn đề tự nhiên và kinh tế xã hội”. Thiết nghĩ, đây là một đề tài rất hay, có ý nghĩa rất lớn đối với việc nhìn nhận và đánh giá lại tiềm năng của biển đảo nước ta. Vì thế, tôi đặt mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu vào đề tài này rất cao, nhằm tổng kết đánh giá lại điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của biển đảo nước ta từ những tư liệu của nhiều nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề này. Từ đó đề ra định hướng chiến lược và chủ trương khoa học kỹ thuật biển và kinh tế biển đối với nước ta.
    PHẦN MỞ ĐẦU . 1
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
    1.1 Lịch sử vấn đề . 2
    1.2. Giới hạn và tính cấp thiết của đề tài. . 2
    1.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. . 3
    1.3.1 Phương pháp luận. . 3
    1.3.2. Phương pháp nghiên cứu. . 3
    1.4. Các thuật ngữ quan trọng của đề tài. 3
    PHẦN NỘI DUNG . 4
    CHƯƠNG 1:KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM 4
    1. KHÁI QUÁT VỀ TỰ NHIÊN: 4
    1.1. Đặc điểm chung: . 4
    1.2. Lịch sử kiến tạo: .5
    1.3. Giới hạn: . 6
    1.3.1. Đường cơ sở: . 7
    1.3.2. Lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải: 8
    1.3.3. Vùng đặc quyền kinh tế: 8
    1.3.4. Thềm lục địa . 9
    1.3.5. Biển cả . 9
    2. KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN LỢI KINH TẾ 10
    CHƯƠNG 2: TỰ NHIÊN CỦA BIỂN ĐẢO VIỆT NAM. 14
    1. ĐỊA HÌNH BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM 14
    2. ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG - HẢI VĂN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM . 16
    2.1. Các yếu tố khí tượng: . 16
    2.1.1. Các mùa gió trên Biển Đông: 16
    2.1.2. Gió và sóng do gió: 18
    2.1.2.1. Gió và sóng trong mùa mưa . 18
    2.1.2.2. Gió và sóng trong mùa khô: . 20
    2.1.3. Bảo và áp thấp nhiệt đới; 22
    2.2. Các yếu tố hải văn: 26
    2.2.1. Đặc điểm hoàn lưu khu vực Vịnh Bắc Bộ: . 28
    2.2.2.Đặc điểm hoàn lưu khu vực miền Trung: 30
    2.2.3. Đặc điểm hoàn lưu khu vực Đông Nam Bộ: 30
    2.2.4. Đặc điểm hoàn lưu khu vực Tây Nam Bộ: 31
    2.3. Nhiệt độ nước biển: . 31
    2.4. Độ mặn của nước biển: 34
    2.5. Nước nổi và nước chìm: 36
    2.6. Nước dâng do bão: 37
    2.7. Thuỷ triều: 38
    3.KHOÁNG SẢN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM . 44
    3.1. Dầu mỏ và khí đốt: 44
    3.2. Hoá chất và khoáng sản: 46
    3.3. Các nguồn năng lượng sạch . 47
    4. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT BIỂN ĐẢO VIỆT NAM 48
    4.1. Thực vật và sản lượng sinh vật sơ cấp: . 48
    4.2. Động vật nổi . :51
    4.3. Động vật đáy: . 53
    4.4. Nguồn lợi cá . 54
    4.4.1. Nguồn lợi cá Vịnh Bắc Bộ: . 54
    4.4.2.Nguồn lợi cá biển Trung Bộ 56.
    4.4.3. Nguồn lợi cá biển Đông Nam Bộ 57
    4.4.4. Nguồn lợi cá Vịnh Thái Lan 57
    4.5. Những nguồn lợi sinh vật khác 58
    4.5.1. Rùa biển: 59
    4.5.2. Rắn biển. 60
    4.5.3. Chim biển 60
    4.5.4. Thú biển . 60
    CHƯƠNG 3: KINH TẾ - XÃ HỘI BIỂN ĐẢO VIỆT NAM 62
    1.KINH TẾ DẦU KHÍ . 65
    1.1.Tiềm năng dầu khí ở Việt Nam . 65
    1.2. Vài nét về quá trình phát triển công nghiệp dầu khí ở Việt Nam . 67
    1.3. Sản lượng khai thác dầu khí ở Việt Nam . 69
    1.4. Định hướng phát triển ngành dầu khí . 71
    2.KINH TẾ HÀNG HẢI 72
    2.1 Mạng lưới đường biển . 72
    2.2. Dịch vụ vận tải biển 74
    2.3. Cảng biển và hệ thống cảng biển Việt Nam . 75
    2.3.1. Phân loại cảng Việt Nam 76
    2.3.2. Tình hình khai thác. 77
    2.3.4. Các cảng quan trọng của Việt Nam 78
    2.4. Định hướng phát triển ngành Hàng Hải Việt Nam . 89
    2.4.1. Sản lượng vận tải biển 89
    2.4.2. Sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam . 90
    2.4.3. Đẩu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển 90
    2.4.4. Phát triển đội tàu và ngành công nghiệp đóng tàu . 90
    3. KINH TẾ NGƯ NGHIỆP 91
    3.1 Vai trò của ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân 91
    3.2 Sự phát triển và phân bố ngành ngư nghiệp 91
    3.2.1 Đánh bắt hải sản. 93
    3.2.2. Nuôi trồng thủy sản . 95
    3. 3. Định hướng phát triền ngành thủy sản 97
    3.3.1. Đối với chương trình đánh bắt hải sản: . 97
    3.3.2. Đối với chương trình nuôi trồng thuỷ sản: . 98
    4.KINH TẾ DU LỊCH . 99
    4.1. Tiềm năng du lịch biển Việt Nam. . 99
    4.2. Định hướng phát triển ngành du lịch biển. . 103
    5. KINH TẾ LẤN BIỂN . 103
    6.MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BIỂN ĐẢO 104
    6.1 Quá trình khai thác 104
    6.2. Bảo vệ vững chắc chủ quyền và phát triển mạnh kinh tế biển . 105
    6.2.1. Bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. . 106
    6.2.2 Đẩy mạnh các hoạt động khai thác, nghiên cứu biển. . 106
    6.2.3. Bảo tồn đa dạng sinh học biển và bảo vệ môi trường biển. . 107
    6.2.4. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp và cơ chế quản lý biển . 108
    6.2.5. Chủ trương đối ngoại và hợp tác quốc tế liên quan đến biển. 108
    6.2.6. Nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền về biển của nước ta. .110
    6.2.7.Tiến ra biển là xu hướng tất yếu của thời đại. 114
    6.3. Các đảo và quần đảo . 115
    PHẦN KẾT LUẬN . 122
     
Đang tải...