Tiểu Luận Biện chứng về cái đẹp trong Ngũ luân

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Biện chứng về cái đẹp trong Ngũ luân​
    Information
    LỜI MỞ ĐẦU
    Từ khi con người quan tâm đến thẩm mỹ, cái đẹp là một phạm trù được quan tâm nhiều nhất so với các phạm trù thuộc hệ thống khách thể thẩm mỹ. Nó chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống tư duy lí luận mỹ học trong quá khứ và hiện tại. Thực tế, cái đẹp giữ vị trí lớn lao trong sự đồng hoá thực tại trên phương diện thẩm mỹ. Phạm trù cái đẹp có nội hàm lớn, biên độ rộng, nó thẩm thấu vào tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, các ngõ ngách của tâm hồn, vì thế cái đẹp là đối tượng khám phá của muôn đời. L.Tônxtôi đã từng thốt lên: “Sách viết về cái đẹp đã chất lên thành núi. Cái đẹp vẫn còn là một câu đố giữa cuộc đời” 1. Cái đẹp tồn tại dưới ba hình thức đó là cái đẹp trong tự nhiên, trong xã hội và trong nghệ thuật.
    Cái đẹp trong xã hội do con người tạo ra mà thường gọi là văn hoá ứng xử. Cái đẹp này thể hiện rõ nhất qua những luân thường đạo lý mà người đời gọi là NGŨ LUÂN. Sau đây là một số biện chứng về cái đẹp trong NGŨ LUÂN.
    Theo đạo đức và luân lý của Nho giáo thì cái đạo làm người thông thường trong thiên hạ có năm bậc. Nó phản ánh năm mối quan hệ phổ biến trong xã hội loài người. Luân là thứ bậc ứng xử, là con đường, là những mối quan hệ mà con người phải biết ứng xử. Ngũ luân có năm đạo: vua - tôi; thầy - trò; cha mẹ - con cái; vợ - chồng; anh em, bạn bè, láng giềng. Phương châm ứng xử là trung dung.
    Trung dung có nghĩa là ở mức vừa phải. Chưa cần xét đến những ý nghĩa cao xa ta cũng nhận thấy đây là chủ trương của nhà Nho rất thực tiễn; khuyên người ta tránh chỗ cực đoan, chớ thái quá cũng đừng bất cập. Quả thật, bất cứ điều gì dù tốt đẹp đến đâu mà đi đến chỗ thái quá cũng đành dở cả. Khổng Tử đã đem điều đó dạy cho các môn đệ mà Tăng Tử là người học được tâm đắc nhất rồi thầy lại truyền cho các học trò của mình. Để có thể xử lý tôt năm mối quan hệ đó con người cần phải có năm cái đức thông thường: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

    PHẦN MỘT: BIỆN CHỨNG CÁI ĐẸP TRONG QUAN HỆ VUA- TÔI 3
    PHẦN HAI: BIỆN CHỨNG VẺ ĐẸP THẨM MỸ TRONG MỐI QUAN HỆ CHA - CON 8
    PHẦN BA: BIỆN CHỨNG VẺ ĐẸP THẨM MỸ TRONG MỐI QUAN HỆ VỢ – CHỒNG 15
    PHẦN BỐN: BIỆN CHỨNG VẺ ĐẸP THẨM MỸ TRONG 19
    MỐI QUAN HỆ THẦY – TRÒ 19
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...