Tài liệu Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng?

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng:
    1. Một số khái niệm:
    Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của 1 hình thái kinh tế xã hội , cơ sở hạ tầng bao gồm các quan hệ sản xuất thống trị, các quan hệ sản xuất tàn dư của xã hộ cũ và các quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội sau; đặc trưng của cơ sở hạ tầng do quan hệ sản xuất thống trị quy định, chi phối, nó quy định và tác động trực tiếp đến xu hướng chung của toàn bộ đời sống kinh tế xã hội.
    Trong xã hội có giai cấp đối kháng thì tính chất giai cấp của cơ sơ hạ tầng là do kiểu quan hệ sản xuất quy định, tính chất đối kháng giai cấp và sự xung đột giai cấp bắt nguồn ngay trong cơ sở hạ tầng.
    Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm tư tưởng xã hội, những thiết chế tương ứng và những quan hệ nội tại của chúng được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định.
    Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm riêng, có quy luật phát triển riêng, nhưng ko tồn tại tách rời nhau mà liên hệ tác động qua lại nhau, đều nảy sinh trên cơ sở hạ tầng và phản ánh cơ sở hạ tầng, trong đó có những yếu tố liên hệ trực tiếp với cơ sở hạ tầng như tổ chức chính trị, pháp luật, có những yếu tố liên hệ gián tiếp cơ sở hạ tầng như :triết học, nghệ thuật ,tôn giáo
    Kiến trúc thượng tầng của xã hội có giai cấp đối kháng bao gồm: tư tưởng và thiết chế của giai cấp thống trị, tàn dư các quan điểm tư tưởng của xã hội cũ, quan điểm tư tưởng của giai cấp mới ra đời, quan điểm tư tưởng các tầng lớp trung gian, song đặc trưng chính là sự thống trị về chính trị và tư tưởng của giai cấp thống trị.
    Bộ phận có quyền lực mạnh nhất của kiến trúc thượng tầng trong xã hội có giai cấp đối kháng là nhà nước, chính nhờ có nhà nước mà tư tưởng của giai cấp thống trị mới thống trị được toàn bộ đời sống xã hội.
    2.Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng:
    a. Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng: vai trò ấy thể hiện ở chỗ cơ sở hạ tầng nào sinh ra kiến trúc thượng tầng ấy, giai cấp nào chiếm địa vị thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị về đời sống tinh thần, quan hệ sản xuất nào thống trị thì cũng tạo ra kiến trúc thượng tầng chính trị tương ứng, mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế quyết định tính chất mâu thuẫn trong lĩnh vực tư tưởng.
    Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng còn thể hiện ở chỗ, những biến đổi căn bản trong cơ sở hạ tầng sớm hay muộn sẽ dẫn tới sự biến đổi căn bản trong kiến trúc thượng tầng, sự biến đổi đó diễn ra trong từng hình thái kinh tế xã hội cũng như khi chuyển từ 1 hình thái kinh tế xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác.
    Khi cơ sơ hạ tầng cũ mất đi thì kiến trúc thượng tầng mà nó sinh ra cũng mất theo, song những nhân tố riêng rẽ của kiến trúc thượng tầng cũ vẫn còn tồn tại trong thời gian dài ; khi cơ sở hạ tầng mới ra đời thì kiến trúc thượng tầng mới phù hợp cũng xuất hiện; trong xã hội có giai cấp đối khoáng, sự biến đổi đó diễn ra thông qua cuộc đấu tranh giai cấp gay go, phức tạp mà đỉnh cao là cách mạng xã hội nhằm chuyển từ hình thái kinh tế xã hội này sang hình thái KTXH khác cao hơn
    b.Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...