Tiểu Luận Biện chứng giữa cái chung và cái riêng và vận dụng vào xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU-- 2
    NỘI DUNG-- 3
    I. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG THEO QUAN NIỆM CỦA TRIẾT HỌC MÁC_LÊNIN-- 3
    1. Phạm trù cái riêng, cái chung- 3
    1.1. Cái riêng: 3
    1.2. Cái chung: 3
    2. Biện chứng giữa cái chung và cái riêng- 3
    II. KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ VẬN DỤNG CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÁI RIÊNG VÀ CÁI CHUNG VÀO XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY- 5
    1. Kinh tế thị trường: 5
    2. Vận dụng cơ sở lí luận về cái riêng và cái chung vào xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay- 5
    3. Nền kinh tế thị trường nước ta là một bộ phận của nền kinh tế thị trường thế giới 7
    4. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc trưng của kinh tế thị trường Việt Nam 8
    4.1. Một số nét nổi bật của nền kinh tế nước ta trước khi chuyển sang nền kinh tế thị trường 8
    4.2. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa- 9
    5. Những thắng lợi bước đầu mà nền kinh tế thị trường mang lại và một số giải pháp tiếp tục phát triển kinh tế thị trường trên nhưng đặc điểm riêng ở Việt Nam. 10
    5.1. Những thắng lợi của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam-- 10
    5.2. Một số giải pháp đối với nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay- 11
    KẾT LUẬN: 12
    TÀI LIỆU THAM KHẢO-- 13

    LỜI NÓI ĐẦU

    Trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ khốc liệt, nền kinh tế nước ta đã bị tàn phá nặng nề về cơ sở hạ tầng. Vào thời bình, bắt đầu từ cơ sở kinh tế lạc hậu, trì trệ đó, nước ta xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, khiến cho đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Tại đại hội Đảng lần thứ IV ta đã kịp thời nhận ra sai lầm và tiến hành sửa đổi chuyển sang xây dựng nền kinh tế thi trường theo định hướng XHCN. Từ đó kích thích sản xuất, phát triển kinh tế theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hôi công bằng, dân chủ, văn minh.
    Mới bước chân vào nền kinh tế thị trường đầy gian khó, phức tạp, nền kinh tế Việt Nam đòi hỏi sự học tập, tiếp thu kinh nghiệm của nhân loại trên cơ sở cân nhắc, chọn lựa cho phù hơp với hoàn cảnh và điều kiện của Việt Nam. Trong quá trình học hỏi đó, triết hoc Mác-Lênin nói chung và phạm trù triết học cái chung và cái riêng có vai trò là kim chỉ nam cho mọi hoạt động nhận thức về kinh tế thị trường.
    Để góp thêm một tiếng nói đồng tình với đường lối phát triển kinh tế thị trường của Đảng và Nhà nước tôi xin chọn đề tài : “Biện chứng giữa cái chung và cái riêng và vận dụng vào xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta” làm đề tài nghiên cứu của mình.


















    NỘI DUNG
    I. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG THEO QUAN NIỆM CỦA TRIẾT HỌC MÁC_LÊNIN
    1. Phạm trù cái riêng, cái chung
    Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường tiếp xúc với một số sự vật, hiện tượng khác nhau. Mỗi sự vật hiện tượng, ngoài cái chung còn tồn tại cái đơn nhất, đó là những đặc tính, những tính chất, chỉ tồn tại ở một sự vật, một hiện tượng nào đó mà không lặp lại ở các sự vật, hiện tượng khác.
    1.1. Cái riêng:
    Cái riêng là một phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vât , một hiện tượng, một quá trình nhất định trong thế giới khách quan
    Ví dụ: Một loài động vật nào đó là cái riêng của giới động vật.
    Cách mạng tư sản Pháp là cái riêng của phong trào cách mạng tư sản.
    Cái riêng có thể hiểu là một một nhóm sư vật gia nhập vào một nhóm các sự vật rộng hơn, phổ biến hơn. Sự tồn tại cá biệt đó của cái riêng cho thấy nó chứa đựng trong bản thân nhưng thuộc tính không lăp lại ở những cấu trúc sự vật khác. Tính chất này được diễn đạt bằng phạm trù triết học: cái đơn nhất. Cái đơn nhất là một phạm trù triết học dùng để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính chỉ tồn tại ở một kết cấu vật chất nhất định và không lặp lại ở kết cấu vật chất khác. Tính cách của một con người, nền văn hoá của một dân tộc . là những cái đơn nhất. Như vậy, cái đơn nhất không phải là một sự vât, một hiện tượng đơn lẻ mà nó tồn tại trong cái riêng.
    1.2. Cái chung:
    Cái chung là một phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ, .tồn tại phổ biến ở nhiều sự vật, hiện tượng.
    Ví dụ: Cái chung của chủ nghĩa tư bản là bóc lột giá trị thặng dư của công nhân làm thuê.
    Cái chung thướng chứa đựng trong nó tính quy luật. Ví dụ như: quy luật cung cầu, quy luật giá trị thặng dư là những đăc điểm chung mà mọi nền kinh tế thị trường bắt buộc phải tuân theo.
    2. Biện chứng giữa cái chung và cái riêng
    Phạm trù cái chung, cái riêng được bàn đến nhiều trong triết học phương tây thời trung cổ. Phái duy thực cho rằng cái riêng chỉ tồn tai tạm thời, thoáng qua, không phải là tồn tại vĩnh viễn, chỉ có cái chung mới tồn tại vĩnh viễn, thực sự độc lập với ý thức con người. Cái chung không phụ thuộc vào cái riêng mà sinh ra cái riêng. Phái duy danh cho rằng, chỉ có cái riêng tồn tại thực sự, còn cái chung là nhưng tên gọi trống rỗng, do con người đặt ra, không phản ánh cái gì trong hiện thực. Thấy được và khắc phục hạn chế của hai quan niệm trên, chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng cái chung và cái riêng có quan hệ mật thiết với nhau, cả hai đều tồn tại một cách khách quan.
    Cái chung tồn tại bên trong cái riêng thông qua cái riêng để biêu hiện sự tồn tại. Không có cái chung tồn tại độc lập ngoài cái riêng.
    Ví dụ: Mỗi cái bàn là cái riêng đều phải có mặt bàn và chân bàn (cái chung).
    Cái riêng tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Nghĩa là không có cái riêng nào tồn tại độc lập.
    Ví du: Mỗi con người là môt cái riêng nhưng không thể tồn tại ngoài mối liên hệ với tự nhiên và xã hội.
    Cái chung là bộ phận nhưng sâu sắc hơn cái riêng, cái riêng là toàn bộ nhưng phong phú hơn cái chung. Cái riêng phong phú hơn cái chung vì ngoài đặc điểm chung cái riêng còn cái đơn nhất. Cái chung sâu sắc hơn cái riêng vì cái chung phản ánh những thuôc tính mối liên hệ ổn định, tất nhiên, lặp đi lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại. Do vậy cái chung gắn liền với bản chất, quy định phương hướng tồn tại và phát triển của cái riêng.
    Cái riêng = cái chung + cái đơn nhất
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...