Tiểu Luận Biện chứng của quá trình nhận thức

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    tên đề tài biện chứng của quá trình nhận thức
    LỜI MỞ ĐẦU
    Khi trình bày quan niệm về nhận thức, trong lịch sử triết học đã xuất hiện nhiều quan niệm khác nhau. Nhận thức là một quá trình biện chứng diễn ra rất phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn, trình độ, vòng khâu và hình thức khác nhau. Song đây chính là con đường biện chứng của quá trình nhận thức: “ đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Với việc đưa nội dung này vào lý luận nhận thức, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac - Lênin đã tạo nên một bước chuyển biến cách mạng trong triết học nói chung và trong lý luận nhận thức nói riêng.
    Khi đưa ra một vấn đề nào đó, mỗi người có một khả năng nhận thức khác nhau, từ đó đưa ra những quan điểm, nhận định của riêng cá nhân mình. Để xét xem bản thân những tri thức ấy có chân thực hay không thì nhận thức nhất thiết phải trở về với thực tiễn, dùng thực tiễn làm tiêu chuẩn, làm thước đo đánh giá, đồng thời cải tạo thực tiễn, giúp cho nhận thức ngày càng trở nên đúng đắn hơn.
    Nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm giúp con người nhận thức sáng suốt hơn, từ đó thực hiện những hành động đúng đắn, phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể, tuân theo các quy luật khách quan nhằm cải thiện đời sống con người ngày càng phát triển và ổn định hơn. Vấn đề này được nghiên cứu dưới hình thức lý luận triết học có liên hệ thực tiễn.
    Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đoàn Quang Thọ đã hướng dẫn em thực hiện đề tài này. Trong quá trình hoàn thành, em vẫn còn rất nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy.
    Tư tưởng “biện chứng của quá trình nhận thức” mà các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đưa ra, đã trở thành kim chỉ nam, là tư tưởng chủ đạo cho các nhà lãnh đạo soi vào đó, để có một cái nhìn đúng đắn hơn, một nhận thức sáng suốt hơn, từ đó đề ra những quan điểm chỉ đạo, những biện pháp xây dựng và phát triển đất nước ngày càng phát triển mạnh mẽ. Chúng ta luôn phải nắm vững và quán triệt quan điểm này một cách triệt để. Khi nhìn nhận một vấn đề, một sự việc nào đó cần phải có nhận thức đúng đắn, cần đặt trong điều kiện cụ thể để xem xét, đánh giá. Đặc biệt, luôn phải xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng và hành động phù hợp với quy luật khách quan, có như thế mới đạt hiệu quả cao trong hoạt động, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống hơn.

    NỘI DUNG 2
    I. BẢN CHẤT CỦA NHẬN THỨC 2

    1. Quan niệm về nhận thức của các trào lưu triết học trước Mác 2
    2. Quan niệm về bản chất nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng 2
    II. BIỆN CHỨNG CỦA QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC 3
    1. Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng 3
    2. Từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn 6
    III. THỰC TIỄN VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM 7
    1. Kinh tế Việt Nam thời kì 10 năm đầu sau khi đất nước được thống nhất (1976 – 1985) 7
    2. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 12
    KẾT LUẬN 20
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
     
Đang tải...