Chuyên Đề Biện chứng của độc lập dân tộc, pháp trị dân chủ và quyền con người trong tư tưởng Hồ chí minh

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word

    Biện chứng của độc lập dân tộc, pháp trị dân chủ và quyền
    con người trong tư tưởng Hồ chí minh

    Quyền con người là những giá trị làm nên bản chất người, là quyền tự nhiên, vốn có của mỗi cá thể người. Quyền con người không phải do pháp luật tạo ra nhưng nhờ vào pháp luật mà thành hiện thực. Cả trong lịch sử và đương đại đều minh chứng một chân lý: Một dân tộc độc lập, có một chế độ pháp trị tiến bộ, dân chủ luôn tương thích với những giá trị người, với quyền con người. Ở đâu, khi dân tộc bị nô dịch, nhà cầm quyền chà đạp lên luật pháp, ở đó con người cũng bị chà đạp, cả sự sống, cả danh dự, nhân phẩm và tự do.

    1. Khái lược quá trình hình thành, phát triển

    Việt Nam là một quốc gia có nghìn năm văn hiến. Dân tộc Việt Nam trọng đạo lý, nhân nghĩa. Đất nước và dân tộc Việt Nam lại phải trải qua những cuộc chiến tranh tàn khốc, hết chống thế lực phong kiến phương bắc lại đến chống Pháp, chống Nhật, chống Mỹ xâm lược để giành, giữ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia. Có lẽ vì thế mà hiếm ở đâu trên thế giới như ở Việt Nam, khát vọng về quyền con người, đấu tranh giành quyền làm người, cho quyền con người và độc lập dân tộc lại thấm đẫm cả bề dầy lịch sử hàng ngàn năm. Song Việt Nam, qua các triều đại phong kiến chuyên chế không có truyền thống pháp trị dân chủ, xã hội bị phân chia như những “ô kéo”, mỗi “ô kéo” một tầng lớp, mỗi tầng lớp một thân phận; có tầng lớp đặc quyền, đặc lợi, có tầng lớp chiếm đa số xã hội nhưng vô quyền, thậm chí không có ý niệm về quyền, thân và phận đều bị coi rẻ. Năm 1858, Pháp xâm lược Việt Nam, biến Việt Nam thành thuộc địa gần một trăm năm. Cả dân tộc Việt Nam bị mất quyền, người dân vô quyền, bị áp bức tàn bạo “không kém phần chuyên chế”. Chỉ đến năm 1919, với “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” mà Nguyễn Ái Quốc cùng các nhà trí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường chấp bút gửi Hội nghị Vécxây, Hội nghị của các nước chiến thắng trong thế chiến thứ nhất (1914-1918) thì THỜI ĐẠI NHÂN QUYỀN ở Việt Nam mới được KHAI MỞ. Trong bản YÊU SÁCH ấy, Nguyễn Ái Quốc đòi cho Việt Nam được độc lập, đồng thời đòi cho người dân thuộc địa được pháp luật bảo hộ như người dân chính quốc, có các quyền tự do, dân chủ, trong một chế độ xã hội được cai trị bằng luật do Nghị viện đại biểu cho mọi tầng lớp nhân dân định ra. YÊU SÁCH từ toàn bộ nội dung của nó đều hàm chứa một tư tưởng lớn, được viết lên từ ý nguyện của một dân tộc lầm than, bị đoạ đầy, từ một trí tuệ siêu việt Hồ Chí Minh - tư tưởng về biện chứng của độc lập dân tộc, pháp trị dân chủ và quyền con người. Sau YÊU SÁCH, Hồ Chí Minh viết tác phẩm nổi tiếng “Bản án chế độ thực dân”. Trong tác phẩm này, qua “sự phê phán có tính chất phê phán” cực kỳ sắc bén chế độ thực dân tàn bạo, Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định: Một dân tộc bị nô dịch, một xã hội mà nhà cầm quyền tuỳ tiện, đứng trên luật pháp thì công lý không tồn tại, con người bị chà đạp. Biện chứng của độc lập dân tộc, pháp trị dân chủ và quyền con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh qua tác phẩm còn hàm chứa một triết lý nhân sinh sâu sắc. Pháp trị Hồ Chí Minh không lạnh lùng, là pháp trị nhân bản, thấm đẫm tình người, vì con người; là pháp trị chính danh, với lớp quan cai trị biết tri ân với dân và phụng sự luật pháp.

    Năm 1922, như Hồ Chí Minh kể lại, khi đọc “Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của VI.Lênin - Lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức, Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạnh vô sản”1. Biện chứng của độc lập dân tộc, pháp trị dân chủ và quyền con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh như một lẽ tự nhiên hoà nhập với tư tưởng tiên phong ấy của thời đại, với bước phát triển mới: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, mà “trước hết là phải làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc”2, pháp trị dân chủ trở thành chế độ trong chính thể cộng hoà của dân, do dân, vì dân; quyền con người gắn với việc xác lập vị thế dân là chủ và dân làm chủ thực sự, thực tế. Biện chứng của độc lập dân tộc, pháp trị dân chủ và quyền con người do vậy, trở thành biện chứng của tiến hoá và phát triển, lấy con người là trung tâm, tất cả vì con người, coi trọng con người, phát huy động lực con người, từ bảo vệ nền độc lập, cải biến tự nhiên, xây dựng xã hội mới, sửa sang phong tục, xác lập thể chế, phát triển kinh tế, văn hoá . đều do con người, vì con người.

    Ngày 02/9/1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập do chính Người soạn thảo. Nếu “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” là văn kiện khai mở thời đại nhân quyền ở Việt Nam thì TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP- Văn kiện chính trị - pháp lý trọng đại và vĩ đại nhất trong lịch sử dân
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...