Tài liệu Biện chứng cái đẹp trong ngũ luân qua quan hệ vợ chồng

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Biện chứng cái đẹp trong ngũ luân qua quan hệ vợ chồng

    Người Việt Nam rất trọng cái đẹp: “Đói cho sạch, rách cho thơm” (Tục ngữ). Bởi vậy khi Nho giáo Khổng Tử thâm nhập vào Việt Nam 1070 - thời Lí Thánh Tông), đạo ngũ luân - một trong những nội dung cơ bản của Nho giáo đã được người dân Việt Nam nhanh chóng tiếp nhận, và nhanh chóng trở thành chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam.
    Ngũ luân bao gồm 5 quan hệ: Vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bạn bè. (Quân quần, phụ tử, phu thê, huynh đệ, bằng hữu). Trong xã hội, cách ứng xử hợp lý hơn cả là trung dung, trung hoà. Các quan hệ ngũ luân được coi là tốt đẹp khi nó có hai chiều bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau: Quân minh thần trung (cha sáng suốt, tôi trung thành); phụ từ tử hiếu (cha hiền từ, con hiếu thảo); phu nghĩa, phụ kính (chồng có nghĩa, vợ kính trọng), huynh lương, đệ đễ (anh tốt, em kính nhường), bằng hữu hữu tín (bạn bè tin cậy nhau). Đạo đức truyền thống của người Việt Nam là trọng tình, trọng nghĩa, trọng văn, càng toả sáng hơn, tốt đẹp hơn khi nó kế thừa ngũ luân trong Nho giáo khổng Tử. Vẻ đẹp ấy được in dấu trong kho tàng điển tích, ca cao, tục ngữ mà biết bao thế hệ con cháu Việt Nam sưu tầm và truyền tụng.
    Trước hết, chúng ta bàn đến quan hệ đầu tiên trong ngũ luân: đó là đạo vua - tôi. Đây coi là đạo đức đầu tiên, quan trọng nhất của một trạng quân tử. Người Việt Nam phong kiến, tôn thờ minh quân là phụ mẫu của muôn dân. Người ta sẵn sàng hi sinh cả bản thân để tỏ lòng trung hiếu với bề trên. Đó là vẻ đẹp của tiết tháo, của ý chí nam nhi mà người quân tử luôn luôn tâm niệm.
    Bề tôi trung thành đối với quân chủ của mình chỉ có trách nhiệm nghĩa vụ chứ không hề đòi hỏi quyền lợi. Bởi vậy mà Giới Tử Thôi (Trung Quốc) trong cơn loạn lạc đã sẵn sàng cắt thịt đùi mình nấu với rau cho Thái Tử ăn để rồi khi Thái Tử lên ngôi, ông lại một mình lầm lũi cõng mẹ vào rừng kiếm sống. Ở Lê Lai (Việt Nam) đã sẵn sàng hi sinh, giả trang Lê Lợi mở đường máu để quân chủ thoát khỏi vòng bao vây của quân thù. Với những bề tôi trung thành ấy được phục vụ và hi sinh cho quân chủ của mình là một vinh dự, là sự thăng hoa của tiết tháo. Vậy phải chăng vì thế mà NguyểnTãi luôn tâm niệm:
    Bui có một lòng trung với hiếu.
    Mài chẳng khuyết nhuộm chẳng đen.
    Ngày nay, quan hệ vua - tôi của người Việt Nam được hiểu là quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên. Trải qua bao thăng trầm, biến đổi những chuẩn mực đạo đức của lễ giáo phong kiến xưa đã thay đổi rất nhiều. Người ta không thể thực hiện nghĩa vụ cấp trên mà không đòi hỏi quyền lợi. Quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên được dân chủ hoá tối đa. Tuy nhiên, người Việt Nam với truyền thống trọng tình, trọng nghĩa vẫn đề cao nghĩa tình của người mang ơn và kẻ hàm ơn. Phải chăng, đó chính là vẻ đẹp truyền thống muôn đời không phai của con người Việt Nam.
    Mối quan hệ thứ hai được đề cập đến trong ngũ luân là quan hệ Cha - Con. Đây là vẻ đẹp đạo đức truyền thống của người Việt Nam, được in dấu và toả sáng trong kho tàng tục ngữ, ca dao.
    - Công cha như núi Thái Sơn.
    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
    - ­Đói lòng ăn bột chà là
    Để cơm cho mẹ mẹ già yếu răng.
    - Gío đưa cây cửu li hương
    Xa cha xa mẹ thất thường bữa ăn.
    Sầu riêng cơm chẳng muốn ăn
    Đã bưng lấy bát lại dằn xuống mâm.
    (Tuyển tập tục ngữ - ca dao Việt Nam)
    Người Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác vẫn truyền nhau điển tích Chử Đồng Tử nhường cái khố duy nhất cho cha để giáo dục, răn dạy nhau dạo hiếu với cha mẹ. Cha mẹ là người có công sinh thành, dưỡng dục, vì vậy mỗi con người dù đi đâu, làm gì vẫn phải luôn tâm niệm một lòng kính hiếu, biết ơn. Truyền thống tốt đẹp ấy, cho đến ngày nay vẫn toả sáng trong những câu hát bài thơ. Ta có thể nhắc đến “Huyền thoại mẹ” của Trịnh Công Sơn với niềm biết ơn chân thành. bài thơ “Mẹ” của nhà thơ Thế Hùng với nỗi xót xa, day dứt khôn nguôi:
    Chẳng dám đi qua
    Sợ nhìn mẹ và đau
    Mà xót xa
    Mẹ ơi
    Con thương mẹ
    Nắng xế chiều rồi con đâu còn bé.
    Sợ một ngày kia
    Ân hận
    Quá muộn rồi
    (Thơ tình Thế Hùng - Nxb Thanh Niên)
    Những lời thơ xúc động ấy phải chăng là sự kết tinh của truyền thống đạo đức, của nghĩa tình, của lòng biết ơn sâu nặng? Đó chính là vẻ đẹp, là tính thẩm mỹ đậm chất nhân văn trong tâm hồn con người Việt Nam.
    Đứng ở vị trí thứ ba trong đạo ngũ luân là quan hệ vợ chồng. Đạo vợ chồng ở đây được bàn đến ở hai khía cạnh là: Tình và nghĩa. Quan hệ vợ chồng không chỉ là yêu thương, gắn bó mà còn phải biết sẻ chia, biết chấp nhận và biết hi sinh vì nhau. Tình nghĩa vợ chồng, từ cổ chí kim luôn là một mảng đề tài phong phú, hấp dẫn. Ông cha ta đã thêu dệt những câu chuyện tình phong phú, lãng mạn để mà ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp của tình nghĩa phu thê. Đó là câu chuyện của vợ chồng nho sĩ Hàn Phùng (thời vua Tống - đời Chiến quốc) yêu thương nhau rất mực, nhưng bị chia rẽ bởi vị vua độc ác vì si mê người vợ đã bức tử người chồng. Người vợ thương nhớ chồng đã tự sát để được cùng chồng đoàn viên. Họ chết đi biến thành cây Văn Tử mọc bao trùm cả hai ngôi mộ. Hai con chim uyên ương đậu hai bên thắm thiết gọi nhau, như lời ước nguyện:
    Thiếp xin về kiếp sau này
    Như chim liền cánh như cây liền cành.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...