Sách BIA ĐỀ TÊN TIẾN SĨ TRIỀU NGUYỄN (kỳ 19)

Thảo luận trong 'Sách Văn Hóa' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    36. BIA ĐỀ TÊN TIẾN SĨ KHOA CANH TUẤT (1910)

    Năm Bính Ngọ, Thành Thái 18 (1906), triều đình bàn đổi định phép thi hương cho bốn trường Thừa Thiên, Bình Định, Nghệ An, Thanh Hóa. Kì đệ nhất thi văn sách 10 bài (ngũ kinh mỗi kinh 1 bài, truyện 2 bài, Bắc sử 2 bài, Nam sử 2 bài), sĩ tử làm được 5 bài (2 kinh, 1 truyện, 1 Bắc sử, 1 Nam sử) là hợp lệ; kì đệ nhị thi thơ phú như cũ; kì đệ tam thi luận 2 bài (1 chữ Hán, 1 chữ Quốc ngữ); chấm thì dùng thang điểm 20, mỗi kì được 10 điểm trở lên là trúng, trúng kì trước mới được vào kì sau. Ai tình nguyện thi thêm môn dịch tiếng Pháp ra Quốc ngữ, lấy điểm lẻ (trên 10) cộng vào điểm ba kì mà tính kết quả (ví dụ được 17 điểm, thì điểm lẻ được tính cộng thêm là 7), gần đây, ta gọi là môn “nhiệm ý”. Những người đạt cả ba kì 40 điểm trở lên (kể cả cộng điểm lẻ môn tiếng Pháp nếu có) mới được dự kì đệ tứ (phúc hạch) gồm 1 bài văn sách, 1 bài phú, 1 bài luận Quốc ngữ; được 7 điểm trở lên là trúng cách, rồi cộng tất cả lại mà tính xếp hạng cử nhân, còn từ 30 đến 39 điểm thì xếp vào hạng tú tài, nhưng căn cứ vào nguyên ngạch mà chọn từ trên xuống (tính 1 cử nhân lấy 3 tú tài). Riêng trường Hà Nam, kì đệ nhất thi văn sách 5 bài (văn chương, luân lí, Nam Bắc sử, địa dư, chính trị Đông Dương), kì đệ nhị thi luận Hán văn 2 bài, kì đệ tam thi luận Quốc ngữ 2 bài, kì phúc hạch thi cả luận Hán văn lẫn luận Quốc ngữ mỗi thứ một bài. Quan trường, cách thức ra đề, chấm bài cũng có một vài thay đổi cho phù hợp. Khoa này lấy cử nhân trường Thừa Thiên 32 ngườì, trường Bình Định 16 người, trường Nghệ An 22 người, trường Thanh Hóa 14 ngườì, trường Hà Nam 50 người.



    Tải về để xem tiếp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...