Sách Bỉ vỏ – Nguyên Hồng

Thảo luận trong 'Sách Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hiện nay, đất nước đang ngày một phát triển và đổi mới, nhưng có khi nào bạn chợt nhớ tới ngày xưa, một thời phong kiến đầy rẫy những cổ tục lạc hậu, những sự bất công chua xót, đã đẩy con người ta đến bước đường cùng, không còn lối thoát cho riêng mình khiến họ đã bước vào con đường lầm lỗi. Cũng vì những cổ tục ấy mà người đàn bà không được coi trọng trong xã hội, trẻ em cũng phải sống khổ sở, cơ cực đã đưa chúng vào con đường lầm lỗi.
    [​IMG]
    Xót thương cho thân phận phụ nữ và trẻ em, nhiều ngòi bút hiện thực xuất sắc đã dùng áng văn của mình để lên án sâu sắc xã hội phong kiến bất công tàn ác. Một trong số đó là Nguyên Hồng. Ông được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ và trẻ em. Qua tác phẩm “Bỉ vỏ” của mình, Nguyên Hồng đã bày tỏ được lòng cảm thương của mình đối với những người phụ nữ thời phong kiến.
    Mở đầu tác phẩm là hình ảnh Bính – một cô gái nghèo, hiền hậu đang sống giữa sự hắt hủi của cha mẹ, chỉ vì một lần lầm lỗi, một lần trót trao thân cho một kẻ bội bạc. Những cổ tục lạc hậu quái ác đã khiến cho cô phải sống chui lủi trong một căn phòng rách rưới đến thảm hại. Cuộc sống của Bính mỗi ngày một vất vả khi vừa phải nuôi nấng đứa con thơ, vừa phải làm lụng một cách vất vả mà không nhận được một lời an ủi. Nhiều lúc tuyệt vọng, lòng căm hờn kẻ phụ tình bạc nghĩa lại trỗi dậy trong con người nghèo khổ ấy. Nhưng trong sâu thẳm cõi lòng, Bính vẫn ước ao người đó trở về, cho Bính một mái nhà êm ấm, để cô không phải chịu những hình phạt do các cổ tục lạc hậu gây nên và có thể sống một cách đàng hoàng trước dân làng. Một ngày ở nơi đây đối với Bính như một năm.
    Một ngày kia, cha mẹ Bính đã đem đứa con – nguồn an ủi duy nhất của Bính đi bán. Quá chua xót trước sự nhẫn tâm của cha mẹ, cô đã bỏ nhà, trốn lên thành phố với mong muốn tìm lại kẻ bội bạc kia, hoặc buôn bán kiếm tiền chuộc con. Tại nơi đây, vì có chút nhan sắc, nên Bính bị nhiều người hãm hiếp và bị nghi là gái mại dâm.Than ôi! Một cô gái quê hiền lành chỉ vì ra đi tìm chồng mà lại được nhận ngay cái “danh hiệu” bẩn thỉu mà người đời luôn nguyền rủa: gái mại dâm. Sau khi được thoát ra từ sở cảnh sát, Bính được một bà đưa về nuôi để “hầu khách” kiếm tiền cho bà ta. Vì sợ Bính chạy mất bà ta giam cô vào một căn phòng vừa tối vừa hôi hám, bẩn thỉu. Vì cô quạnh, buồn tủi, lại bệnh tật đầy mình, chẳng bao lâu, Bính lăn ra ốm. May nhờ có Hai Liên – một cô gái làm cùng với Bính an ủi và hứa sẽ tìm cách đưa Bính thoát khỏi cảnh cầm tù, nên Bính mới có hi vọng để tiếp tục sống. Ở nơi đây Bính gặp một toán trộm cướp gồm: Năm Sài Gòn – cầm trùm, Ba-Trâu-Lăn, Tư-Lập-Lơ Nghe đâu Năm Sài Gòn đã phải lòng Bính nên Bính đã tìm cách để Năm Sài Gòn chuộc Bính ra. Thoát khỏi cảnh cầm tù Bính như con chim sổ lồng. Cô rất vui và hạnh phúc.Nhưng sức khoẻ ngày một yếu, nên Binh không thể vui vẻ. Năm Sài Gòn hết lòng chăm sóc Bính, thuê người chữa trị. Khi Bính khỏi, cô cảm thấy tình cảm của cô đối với Năm Sài Gòn không chỉ là lòng biết ơn mà đã là tình yêu thực sự giữa người vợ với người chồng. Chẳng bao lâu, Bính mang thai với Năm Sài Gòn. Thật không may, khi cái thai được tám tháng, Năm Sài Gòn bị bắt vào nhà lao. May sao, hắn được đàn em nhận hết tội nên chỉ bị giam trong 3 tháng. Khi được thả, thì hắn nhận được tin từ Bính: đứa con đã chết. Từ đây, cô đã trở thành một “bỉ vỏ” xuất sắc. Nhưng cuộc đời của cô luôn gặp biết bao sóng gió. Ba-Trâu-Lăn đã phải lòng Bính nên luôn tìm cách hãm hại và chia rẽ Bính với Năm Sài Gòn. Trong một lần thua bạc Năm Sài Gòn đã đuổi Bính ra khỏi nhà. Bính lang thang kiếm sống và gặp được đứa em trai từ quê nhà lên. Nó cho biết ở nhà, cha Bính đang gặp nạn phải nộp khá nhiều tiền. Đang lúc túng quẫn, Bính gặp được Hai Liên. Lúc này, Hai Liên đã lấy cớm nên rất giàu có. Cô ngỏ ý muốn đưa Bính về nhà làm vợ lẽ cho chồng mình, vừa để có tiền gửi cho cha mẹ, vừa có nơi ăn chốn ở.
    Một đêm, Bính tình cờ phát hiện ra Năm Sài Gòn bị giam ở phòng giam gần nhà. Bính lén giải thoát cho Năm rồi cả hai cùng trốn thoát. Hai người ra đi rồi từ khi ấy Bính cùng Năm quay trở lại con đường trộm cướp. Họ được nhắc đến trên các chuyến tàu dài ngày: đường thuỷ và đường bộ. Tuy sống trong cảnh trộm cướp nhưng trong sâu thẳm cõi lòng Bính luôn khao khát và mơ ước được trở về với cuộc sống thôn quê, dù nghèo khổ nhưng luôn thật thà, chất phác. Kết thúc cuốn tiểu thuyết là hình ảnh đứa con mà Bính luôn ao ước được chuộc đã chết dưới tay người chồng mà cô luôn yêu thương .”Ác giả ác báo” cả hai đã phải trả giá bằng chính phần đời còn lại của mình cho những hành động xấu xa mà chúng đã gây nên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...