Thạc Sĩ Bi kịch trong văn học Việt Nam hiện đại

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Bi kịch trong văn học Việt Nam hiện đại
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa . i
    Lời cam đoan . ii
    Mục lục . iii
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2
    3. Mục đích nghiên cứu. 3
    4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu. 3
    5. Những đóng góp mới của luận án. 4
    6. Cấu trúc luận án. 5
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BI KỊCH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 6
    1.1. Bàn về sự tồn tại của thể loại bi kịch trong văn học Việt Nam 6
    1.1.1. Xu hướng phủ nhận sự tồn tại của thể loại bi kịch. 6
    1.1.2. Xu hướng thừa nhận sự tồn tại của thể loại bi kịch. 7
    1.2. Các ý kiến luận bàn về tác phẩm Kim Tiền của Vi Huyền Đắc. 9
    1.3. Các ý kiến luận bàn về tác phẩm Yêu Ly của Lưu Quang Thuận. 14
    1.4. Các ý kiến luận bàn về tác phẩm Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng. 15
    1.5. Các ý kiến luận bàn về tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ 18
    1.6. Tiểu kết 22
    CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN BI KỊCH. KHÁI QUÁT VỀ BI KỊCH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 24
    2.1. Giới thuyết về bi kịch. 24
    2.1.1. Quan niệm về bi kịch qua các thời kỳ từ cổ đại đến thế kỷ XX 24
    2.2.2. Bi kịch trong tương quan với chính kịch và hài kịch. 37
    2.1.3. Khái niệm bi kịch. 47
    2.2. Khái quát về bi kịch trong văn học Việt Nam hiện đại 55
    2.2.1. Lược sử quá trình hình thành và phát triển văn học kịch. 55
    2.2.2. Các tác phẩm bi kịch tiêu biểu trong văn học Việt Nam hiện đại 58

    2.3. Tiểu kết 75
    CHƯƠNG 3. VẤN ĐỀ XUNG ĐỘT QUA CÁC TÁC PHẨM BI KỊCH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 76
    3.1. Khái niệm xung đột bi kịch. 76
    3.2. Các kiểu xung đột 81
    3.2.1. Xung đột giữa tính cách và hoàn cảnh. 81
    3.2.2. Xung đột giữa cái đẹp và cái thiện. 85
    3.2.3. Xung đột giữa sự sống và cái chết 87
    3.2.4. Xung đột giữa tiền bạc, giàu có và đạo đức, hạnh phúc. 91
    3.3. Cách giải quyết xung đột 93
    3.3.1. Giải quyết xung đột kịch do tác động bên ngoài 93
    3.3.2. Giải quyết xung đột do sự vận động nội tại của hành động kịch. 96
    3.3.3. Giải quyết xung đột do sự tự ý thức của nhân vật 98
    3.4. Tiểu kết 101
    CHƯƠNG 4. NHÂN VẬT VÀ SỰ THANH LỌC QUA CÁC TÁC PHẨM BI KỊCH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 103
    4.1. Khái niệm nhân vật bi kịch. 103
    4.2. Các kiểu nhân vật bi kịch trong một số tác phẩm kịch tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại 104
    4.2.1. Kiểu nhân vật cao cả mang lỗi lầm bi kịch. 104
    4.2.2. Kiểu nhân vật bi kịch không được là chính mình. 108
    4.2.3. Kiểu nhân vật đam mê mù quáng. 112
    4.2.4. Kiểu nhân vật chấp nhận hi sinh, đối nghịch hóa các giá trị 120
    4.2.5. Con người bình dân trong thể loại bi kịch. 123
    4.3. Vấn đề thanh lọc qua các tác phẩm bi kịch trong văn học Việt Nam hiện đại 129
    4.3.1. Khái niệm về sự thanh lọc. 129
    4.3.2. Biểu hiện của cảm xúc sợ hãi và xót thương, sự thanh lọc và giác ngộ qua các tác phẩm bi kịch trong văn học Việt Nam hiện đại 137
    4.4. Tiểu kết 144
    KẾT LUẬN 146
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 151


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    1.1.Vào đầu thế kỷ XX, kịch nói xuất hiện được xem là sản phẩm mới của lịch sử văn học, khẳng định mạnh mẽ ảnh hưởng của văn hóa phương Tây vào nước ta. Kịch tỏ ra có ưu thế đặc biệt, thích ứng kịp với cuộc sống đang thay đổi, với xã hội Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới. Với kịch nói, văn học nghệ thuật nước ta có thêm một thể loại mới, hòa nhập tích cực vào tiến trình văn học hiện đại của thế giới.
    Kịch nói là sản phẩm của nền văn minh đô thị, tác phẩm kịch do lớp trí thức Tây học và tiểu tư sản sáng tác để đáp ứng nhu cầu tinh thần, tâm lí, thị hiếu của tầng lớp thị dân. Kịch nói từ thú chơi tài tử của những trí thức tân học, dần dần trở thành một bộ môn kịch nghệ thu hút cả những nghệ sĩ, những nhà văn có tên tuổi, chiếm số đông khán giả thành thị, tạo lập một phong trào làm thay đổi hẳn tập quán thưởng thức, mang đến cho đời sống đô thị một sinh hoạt văn hóa nghệ thuật mới.Vì vậy, ngoài giá trị tạo nên một thể loại mới, kịch đã tạo nên một lớp nhà văn, nghệ sỹ và công chúng mới có thẩm mĩ của xu hướng Âu hóa.
    Một thế kỷ hình thành và phát triển, thể loại kịch đã thực hiện nhiệm vụ lịch sử giao cho trong việc tiên phong thể hiện thực tiễn xã hội đa dạng và phức tạp, miêu tả được những mâu thuẫn của đời sống xã hội và cảm thức con người hiện đại trong từng thời kì.
    1.2. Về bi kịch, từ thời cổ đại, thể loại này đã được nghiên cứu khá sâu và có tầm ảnh hưởng cho tới tận ngày nay (tiêu biểu là Aristote). Về sau, nhiều học giả nổi tiếng (Gorasi, Shakespeare, Lessing, Rousseau ) đã có những bàn luận sâu sắc về kịch nói chung, bi kịch nói riêng ở nhiều góc độ khác nhau. Ở Việt Nam, bi kịch là thể loại quan trọng cần nhiều tâm huyết nghiên cứu để tìm ra những đặc điểm chung mang tính thời đại cũng như những đặc trưng mang tính dân tộc của thể loại văn học đặc thù này. Tuy vậy, thể loại bi kịch trong văn học Việt Nam còn khá mới mẻ và trong một thời gian dài bị chìm lắng hoặc quên lãng cả trong nghiên cứu cũng như sáng tác. Thành tựu của bi kịch Việt Nam vẫn còn khiêm tốn so với các thể loại khác hoặc ngay với các chủng loại khác của kịch. Những vấn đề lý thuyết bi kịch, bản chất và thi pháp của thể loại bi kịch tuy đã được đề cập và bàn luận ít nhiều nhưng vẫn còn nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ, cần phải tìm hiểu, nghiên cứu một cách chuyên sâu hơn.
    1.3. Với những tiền đề lí luận và thực tiễn trên, Luận án mong muốn góp phần tìm hiểu bi kịch, nhằm minh định các đặc trưng của thể loại, làm rõ thêm những giá trị về nội dung, nghệ thuật của bi kịch. Từ đó, khẳng định sự tồn tại của thể loại bi kịch như một thể loại trong nền văn học Việt Nam hiện đại với những đặc điểm về xung đột bi kịch, về nhân vật, về biểu hiện của sự thanh lọc trong cấu trúc hình tượng nhân vật và hiệu ứng thanh lọc trong nhận thức của khán giả trong quá trình tiếp nhận tác phẩm. Những kết quả đạt được của luận án sẽ góp phần làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu bi kịch cũng như cung cấp những cứ liệu thực tiễn cho việc giảng dạy học tập về kịch nói chung và bi kịch nói riêng trong nhà trường.
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    2.1. Đối tượng
    Đối tượng của đề tài là nghiên cứu bi kịch từ góc độ thi pháp thể loại qua khảo sát các tác phẩm kịch trong văn học Việt Nam hiện đại. Các tác phẩm bi kịch thuộc văn học nước ngoài, kịch bản sân khấu truyền thống Việt Nam như tuồng, chèo, cải lương không thuộc đối tượng nghiên cứu trong đề tài này.
    2.2. Phạm vi:
    Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp. Kịch vừa để biểu diễn đồng thời vừa để đọc. Sân khấu là không gian sinh tồn của một vở diễn. Tuy vậy, trong giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ nghiên cứu tác phẩm kịch ở phương diện kịch bản văn học.
    Một thế kỷ bi kịch ra đời và trưởng thành có nhiều tác phẩm, tác giả góp phần làm nên diện mạo nền văn học kịch, nhưng do đối tượng và phạm vi của luận án, chúng tôi chỉ khảo sát những tác phẩm bi kịch tiêu biểu, cụ thể là: Kim tiền (Vi Huyền Đắc), Yêu Ly (Lưu Quang Thuận), Vũ Như Tô (Nguyễn Huy Tưởng), Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ). Ngoài ra, nhằm làm sáng rõ hơn các đặc trưng của bi kịch trong văn học Việt Nam, luận án mở rộng diện khảo sát các tác phẩm có chứa đựng yếu tố bi kịch trong một số vở kịch Con nai đen, Rừng trúc, Cái bóng trên tường, Người đàn bà hóa đá, Trương Chi của Nguyễn Đình Thi, Quỷ ở với người của Nguyễn Huy Thiệp .
    3. Mục đích nghiên cứu
    Luận án nhằm đạt những mục đích sau đây:
    3.1. Bước đầu khái quát được tiến trình phát triển bi kịch Việt Nam thế kỷ XX, qua việc tìm hiểu đánh giá một số tác phẩm tiêu biểu.
    3.2. Rút ra được hệ thống nhận định, đánh giá về bi kịch trong văn học Việt Nam thế kỷ XX trên các yếu tố cơ bản: Xung đột, nhân vật và sự thanh lọc.
    3.3. Tìm hiểu vấn đề bi kịch trong văn học Việt Nam nhằm minh định các đặc trưng của thể loại, làm rõ thêm những giá trị về nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm bi kịch tiêu biểu trong văn học hiện đại .
    4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
    4.1. Cơ sở lý thuyết
    a) Về cơ sở lý thuyết, luận án vận dụng lý thuyết Thi pháp học thể loại. Đặc trưng thể loại bi kịch được xác định gồm: Xung đột bi kịch, nhân vật bi kịch, hành động bi kịch, ngôn ngữ bi kịch trong sự khu biệt với hài kịch và chính kịch.
    b) Về giả thuyết nghiên cứu, với đề tài Bi kịch trong văn học Việt Nam hiện đại, Luận án nhằm giải đáp những vấn đề sau:
    - Trong văn học Việt Nam có tồn tại những tác phẩm bi kịch hội đủ các đặc trưng để trở thành một thể loại hay chỉ là tác phẩm kịch có yếu tố cái bi?
    - Nếu văn học Việt Nam có thể loại bi kịch thì bi kịch mang những đặc trưng gì?
    - Thể loại bi kịch trong văn học Việt Nam có gì độc đáo, mang bản sắc riêng?
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    Về mặt phương pháp luận, để thực hiện đề tài, chúng tôi thiên về hướng tiếp cận từ góc độ thi pháp để làm rõ đặc trưng thể loại, đó là xung đột bi kịch, nhân vật bi kịch và sự thanh lọc. Để triển khai đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
    - Phương pháp thống kê phân loại: Phương pháp này là để có được các dẫn liệu có tính thuyết phục cao qua việc khảo sát thống kê và sắp xếp các dẫn liệu, tổng hợp thành những luận điểm lớn, tạo cơ sở đáng tin cậy cho việc nghiên cứu.
    - Phương pháp so sánh: Phương pháp này nhằm làm rõ sự giống nhau và khác nhau giữa các tác phẩm bi kịch từ đó khái quát được những đóng góp và hạn chế của mỗi vở bi kịch.
    - Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp này để đánh giá các hiện tượng và rút ra các nhận định trên một số phương diện: xung đột bi kịch, nhân vật bi kịch và sự thanh lọc.
    - Phương pháp hệ thống: Phương pháp này nhằm chỉ ra các đặc điểm của xung đột bi kịch, nhân vật bi kịch và sự thanh lọc là những yếu tố trong mối quan hệ với hệ thống các yếu tố khác của thể loại bi kịch trong văn học Việt Nam hiện đại.
    Ngoài ra, luận án còn vận dụng phương pháp tiếp cận liên nghành (Mỹ học, Văn hóa học, Sân khấu học) và các thủ pháp nghiên cứu (miêu tả, diễn dịch, quy nạp) để làm rõ đặc trưng thi pháp thể loại bi kịch.
    5. Những đóng góp mới của luận án
    Trên phương diện lí luận, từ trước đến nay tình hình nghiên cứu vấn đề bi kịch mới chỉ dừng lại ở việc dịch thuật các tài liệu nước ngoài phục vụ cho nghiên cứu giảng dạy, mà chưa có công trình lí luận riêng biệt và hoàn thiện về vấn đề này. Luận án là công trình chuyên biệt đầu tiên nghiên cứu về bi kịch trong văn học Việt Nam hiện đại.
    Luận án có những đóng góp mới như sau:
    - Bước đầu, qua cứ liệu thực tiễn, chỉ ra sự tồn tại, sự thể hiện của bi kịch trong các tác phẩm kịch; qua đó, về mặt lí luận, góp phần khẳng định: trong văn học Việt Nam hiện đại, những tác phẩm thể hiện yếu tố bi kịch khá đa dạng và mới mẻ, có những tác phẩm tiêu biểu đã hội đủ các điều kiện để tạo nên thể loại bi kịch.
    - Nghiên cứu đặc điểm xung đột bi kịch ở các phương diện: Các kiểu xung đột bi kịch, cách giải quyết xung đột trong thể loại bi kịch; đặc điểm nhân vật bi kịch, phân loại các kiểu nhân vật.
    - Mặt khác, đề tài đã chứng minh được vấn đề tính dân chủ trong một thể loại xem trọng tính giai tầng ở phương diện nhân vật; làm rõ vấn đề về con người bình dân trong các tác phẩm bi kịch Việt Nam, thể hiện sự cách tân trong quan niệm nghệ thuật về xây dựng nhân vật ở thể loại bi kịch.
    - Nghiên cứu vấn đề thanh lọc trong bi kịch trên hai phương diện: sự thanh lọc diễn ra ở quá trình tiếp nhận của khán giả qua sự lo sợ và thương cảm; sự thanh lọc diễn ra ngay trong chính cấu trúc tác phẩm, tức là sự thanh lọc ở nhân vật bi kịch.
    6. Cấu trúc luận án
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận án gồm có bốn chương:
    Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu bi kịch trong văn học Việt Nam hiện đại
    Chương 2. Những vấn đề lý thuyết liên quan đến bi kịch. Khái quát về bi kịch trong văn học Việt Nam hiện đại
    Chương 3. Vấn đề xung đột qua các tác phẩm bi kịch trong văn học Việt Nam hiện đại
    Chương 4. Nhân vật và sự thanh lọc qua các tác phẩm bi kịch trong văn học Việt Nam hiện đại


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
    1. Aristote (1999), Nghệ thuật thi ca, NXB Văn học
    2. Albert Camus (1998), Về tương lai của bi kịch, Văn học số 3
    3. Hoài Anh (2002), Tác giả kịch nói và kịch thơ, NXB Sân khấu
    4. Nguyễn Ánh (1986),“Lưu Quang Vũ như tôi đã biết”,Tuổi trẻ thủ đô, số 60
    5. M. Bakhtin (1998), Những vấn đề thi pháp Đoxtoiepxki, NXB GD
    6. Corneille (1987), Tuyển tập kịch, Nxb Sân khấu
    7. Phạm Vĩnh Cư (2005), Sáng tạo và giao lưu, NXB Hội nhà văn
    8. Phạm Vĩnh Cư (2001), “Thể loại bi kịch trong văn học Việt Nam thế kỷ XX”, Văn học, số 4.
    9. Phạm Vĩnh Cư (2011), Vấn đề cái bi trong mỹ học và văn học, tài liệu lưu hành nội bộ.
    10. Hoàng Chương (1990), “Những vấn đề học thuật đặt ra trong liên hoan kịch nói 1990”, Văn hoá Nghệ thuật, số 5
    11. Hà Diệp (1998), “Về một mảng kịch của Lưu Quang Vũ”, Văn hoá Nghệ thuật, số 6
    12. Hà Diệp (2005), Nhân vật trung tâm của kịch nói Việt Nam 1920 – 2000,NXB Văn học
    13. Tất Đạt (1971), “Sáng tác và phê bình kịch theo chủ nghĩa xã hội nghiêm túc”, Văn học, số 2
    14. Hoàng Hữu Đản, Vũ Đình Liên, Huỳnh Lý (1978), Bi kịch cổ điển Pháp, NXB Văn hóa.
    15. Vi Huyền Đắc (1930), Cô đầu Yến, NXB Thái Dương Văn khố
    16. Vi Huyền Đắc (1932), Nghệ sĩ hồn , (in chung, Văn học Việt Nam thế kỷ XX), NXB Văn học
    17. Vi Huyền Đắc (1929), Hai tối tân hôn, NXB Thái Dương Văn khố
    18. Vi Huyền Đắc (1997), Kịch, NXB Sân khấu
    19. Vi Huyền Đắc (2007), Cô đốc Minh, (in chung, Văn học Việt Nam thế kỷ XX), NXB Văn học.
    20. Vi Huyền Đắc (2007), Ông ki cóp, (in chung, Văn học Việt Nam thế kỷ XX), NXB Văn học
    21. Vi Huyền Đắc (2007), Uyên ương, (in chung, Văn học Việt Nam thế kỷ XX), NXB Văn học
    22. Vi Huyền Đắc (1995), Trường hận (in trong Tuyển tập Thế Lữ, tập 1), NXB Văn học
    23. Vi Huyền Đắc (1957), Kim tiền, NXB Hội nhà văn
    24. Phan Cự Đệ (2007), Văn học Việt Nam 1900 - 1945, NXB GD
    25. Hà Minh Đức (1997), Tổng tập văn học Việt Nam, NXB KHXH
    26. Hà Minh Đức (1963), Kịch Nguyễn Huy tưởng (Lời giới thiệu) NXB GD.
    27. Dương Ngọc Đức (1984), “Một chặng đường đã đi và mấy vấn đề đặt ra trong sự phát triển của kịch”, Văn học, số 2
    28. Lê Thị Điệp (2003), Đặc điểm bi kịch cổ đại, Luận văn tốt nghiệp đại học, Vinh
    29. Lê Giang (1990), “Mạnh dạn đổi mới kịch nói”,Văn hóa Nghệ thuật, số 4
    30. N. A. Gulaiep (1982), Lí luận văn học, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp
    31. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2010), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB GD
    32. Hegel (Phan Ngọc dịch) (2005), Mỹ học, NXB Văn học
    33. Vũ Hà, Ngô Thảo (1998), Lưu Quang Vũ, một tài năng, một đời người, NXB Thông tin
    34. Phan Kế Hoành (1983), “Nhận diện sân khấu kịch nói trong chế độ thực dân mới ở Miền Nam”, Văn hóa Nghệ thuật, số 3
    35. Phan Kế Hoành, Huỳnh Lý (1978), Bước đầu tìm hiểu lịch sử kịch nói Việt Nam trước cách mạng tháng 8, Nxb Văn học
    36. Phan Kế Hoành, Trần Việt Ngữ (1974), “Mấy nét về nghệ thuật kịch nói trước CMT8”, Văn hóa Nghệ thuật
    37. Phan Kế Hoành, Vũ Quang Vinh (1980), “Sự phát triển của kịch nói cách mạng giai đoạn 1945 – 1954”, Văn hóa Nghệ thuật, số 1
    38. Vũ Thị Thanh Hoài (2003), Đặc điểm kịch Lưu Quang Vũ, Luận văn Thạc sĩ, HN.
    39.Hoàng Đình Huân (2002), Một số đặc điểm kịch Lưu Quang Vũ, Luận văn Thạc Sĩ, HN.
    40. Hoàng Ngọc Hiến (1997), Văn học và học văn, NXB Văn học
    41. Hoàng Ngọc Hiến (1998), “Về đặc trưng thể loại bi kịch”, Văn học, số 1
    42. Hoàng Ngọc Hiến (1992), Năm bài giảng về thể loại , Trường viết văn Nguyễn Du
    43. Đỗ Đức Hiểu (1998), “Mấy vấn đề về kịch và thi pháp kịch”, Văn học, số 2
    44. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn
    45. Đỗ Đức Hiểu (1997), “Bi kịch Vũ Như Tô”, Văn học, số 10
    46. Phương Lựu (chủ biên, 1996), Lý luận văn học, NXB GD
    47. Phong Lê (1997), “Vũ Như Tô thời gian và thẩm định”, Giáo dục và thời đại, 4/5/1997
    48. Tôn Thảo Miên (2001), Lời giới thiệu Nguyễn Huy Tưởng về tác gia và tác phẩm, NXB GD
    49. Tôn Thảo Miên (2003), “Về một giai đoạn văn học kịch”,Văn học số 9.
    50. Phan Thị Miến (2007), Bi kịch Hy Lạp, NXB GD
    51. Nguyễn Thị Nhung (1989), “Những đặc trưng cơ bản của sân khấu truyền thống”, Nghiên cứu nghệ thuật, số 2
    52. Tôn Gia Ngân (1978), Lời giới thiệu, Bi kịch cổ điển Pháp, NXB Văn hóa
    53. Nhiều tác giả (2002), Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX, NXB Chính trị quốc gia
    54. Nhiều tác giả (2008), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, NXB GD
    55. Nhiều tác giả (2001), Những vấn đề lí luận và lịch sử văn học, NXB KHXH
    56. Nhiều tác giả (2002), Kịch Việt Nam chọn lọc, NXB Sân khấu
    57. Nhiều tác giả (1997), Kịch nói Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, NXB Sân khấu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...