Sách Bệnh Trầm Cảm (Depression) - Bác Sĩ Trần Lý Lê

Thảo luận trong 'Sách Y Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hàng năm, khoảng 10% hoặc 21 triệu người sinh sống tại Hoa Kỳ bị chứng trầm cảm, tài liệu Y học gọi là "depression". Các nhà Kinh Tế, giới Y học có thể dự đoán được*những thiệt hại rất cao về*tài chánh nhưng chẳng mấy ai có thể đo được mức*đau khổ của con người do chứng trầm cẩm gây ra. Sự trầm luân không chỉ ảnh hưởng đến người mắc bệnh mà còn ảnh hưởng đến thân nhân, bạn bè, những người thương yêu quý mến bệnh nhân. Chứng trầm cảm có thể hủy hoại cả một gia đình cũng như cuộc đời của người bệnh.
    Hầu hết những người bị trầm cảm thường không tìm cách chữa trị, dù chứng trầm cảm không phải là một bệnh nan y. Dường như người ta không tin rằng bệnh trầm cảm là một chứng bệnh có thể được chữa lành và có thành kiến không mấy tốt đẹp vể các chứng bệnh Tâm Thần. Vì thế, người bệnh tiếp tục đau khổ, thân nhân tiếp tục bó tay đứng nhìn người thân chịu trầm luân, và họ cùng đau khổ như nhau.

    I. Bệnh trầm cảm là gì?

    Trầm cảm là một chứng bệnh ảnh hưởng đến cơ thể, tình cảm, ý nghĩ của người bệnh. Chứng trầm cảm ảnh hưởng đến bữa ăn, giấc ngủ, cách nghĩ, cái nhìn về bản thân và sự việc chung quanh. Chứng trầm cảm không phải là một nỗi buồn thoáng qua và cũng không phải là sự "yếu đuối" của tinh thần hay do "thiếu" bản lãnh mà người bệnh có thể tự luyện cho mình sự cứng cỏi và .hết bệnh! Người bị chứng trầm cảm không thể tự "điều khiển" mình hay tự "thay đổi" để khỏi bệnh. Không được chữa trị đúng mức, triệu chứng của trầm cảm có thể kéo dài nhiều tuần lễ, nhiều tháng và cả nhiều năm.

    II. Phân loại chứng trầm cảm:
    Chứng trầm cảm có ba loại chính, và trong mỗi loại trầm cảm, triệu chứng, mức độ và tính chất của các triệu chứng có thể thay đổi.
    Trầm cảm trầm trọng (Major depression): các triệu chứng khiến đầu óc và cơ thể hầu như tê liệt, người bệnh mất khả năng làm việc, học hỏi, không thể ăn uống, mất ngủ, và mất cả những sinh thú mà trước đây đã đem lại sự vui vẻ cho người bệnh. Người bệnh có thể chỉ bị trầm cảm trầm trọng một lần trong đời, nhưng chứng trầm cảm trầm trọng cũng có thể tái phát nhiều lần.
    Trầm cảm (dysthymia): những triệu chứng kinh niên, tuy không khiến người bệnh bị tê liệt về tinh thần cũng như thể xác nhưng người bệnh không còn sinh thú, không còn tha thiết đến bất cứ thứ gì.
    Bipolar disorder, còn có tên là manic-depressive disorder: Người bị chứng bi-polar, như tên gọi, có lúc "high" (manic) nghĩa là vui vẻ quá mức; và có lúc "low" (depression) nghĩa là buồn rầu đến mức tê liệt cơ thể. Đôi khi người bệnh chuyển từ hăm hở vui vẻ quá mức sang trạng thái ủ ê buồn rầu nhanh chóng trong vài giờ, nhưng thường chuyển từ "vui" qua "buồn" trong nhiều ngày. Khi ở trạng thái "buồn", người bệnh ủ rũ và có những triệu chứng của bệnh trầm cảm. Khi ở trạng thái "vui", người bệnh có rất nhiều khí lực, nói nhanh những câu nói dây chuyền và có thể không ăn khớp với nhau, làm nhiều việc cùng lúc dù không việc nào hoàn tất. Ý nghĩ, cách làm việc, xử sự bất thường . nằm ngoài sự kiểm soát của người bệnh và thường gây ra những khó khăn trong công việc làm cũng như sự xấu hổ trong khi giao dịch ngoài xã hội. Trạng thái "vui" nếu không được chữa trị sẽ trở thành tình trạng hoang tưởng (psychotic).

    III. Triệu chứng:
    Người bị chứng trầm cảm có thể có vài hoặc nhiều triệu chứng, và mức độ trầm trọng của những triệu chứng thay đổi tùy theo hoàn cảnh thời gian và không gian:
    1. Triệu chứng của trầm cảm:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...