Luận Văn Bệnh giun tròn đường tiêu hoá của lợn ở một số địa phương thuộc tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 1/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC



    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài . . 1

    2. Mục tiêu nghiên cứu . .2

    3. Mục đích nghiên cứu .2

    4. Ý nghĩa của đề tài 3

    4.1. Ý nghĩa khoa học .3

    4.2. Ý nghĩa thực tiễn . 3



    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .4

    1.1.1. Giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá lợn . .4

    1.1.1.1. Vị trí của giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá lợn trong hệ thống phân loại động vật . 4
    1.1.1.2. Thành phần loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá lợn 7

    1.1.2. Đặc điểm của một số loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá lợn .7

    1.1.2.1. Đặc điểm chung của giun tròn . 7

    1.1.2.2. Đặc điểm hình thái kích thước của một số loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá lợn .13
    1.1.2.2.1. Giun đũa lợn (Ascaris suum) . 13

    1.1.2.2.2. Giun lươn ở lợn (Strongyloides ransomi) . . .14

    1.1.2.2.3. Giun kết hạt (Oesophagostomum dentatum) 15

    1.1.2.2.4. Giun tóc (Trichocephalus suis) 16

    1.1.3. Vòng đời của một số loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá lợn 17

    1.1.3.1.Vòng đời của giun đũa lợn . . 17

    1.1.3.2. Vòng đời của giun lươn lợn . 18

    1.1.3.3. Vòng đời của giun kết hạt lợn 20




    1.1.3.4. Vòng đời của giun tóc lợn 20

    1.1.4. Bệnh giun tròn ở đường tiêu hoá lợn 21

    1.1.4.1. Đặc điểm dịch tễ học của một số bệnh giun tròn đường tiêu hoá lợn .21

    1.1.4.2. Cơ chế sinh bệnh của giun tròn ở đường tiêu hoá lợn .23

    1.1.4.3. Triệu chứng và bệnh tích của bệnh giun tròn đường tiêu hoá lợn .26

    1.1.4.4. Chẩn đoán bệnh giun tròn ở đường tiêu hoá lợn .28

    1.1.4.5. Biện pháp phòng trị bệnh giun tròn . 29

    1.1.4.5.1. Biện pháp phòng bệnh giun tròn . 29

    1.1.4.5.2. Một số thuốc dùng để trị bệnh giun tròn ở lợn 31

    1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước . 33

    1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 33

    1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .37



    CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 40

    2.2 . Nội dung nghiên cứu . 40

    2.2.1. Tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hoá lợn ở một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên . . 40
    2.2.2. Nghiên cứu sự ô nhiễm trứng giun tròn đường tiêu hoá lợn ở ngoại cảnh .41
    2.2.3. Nghiên cứu về bệnh lý và lâm sàng của bệnh giun tròn đường tiêu hoá lợn . 41
    2.2.3. Hiệu lực của một số thuốc tẩy giun tròn ở lơn 41

    2.3. Vật liệu nghiên cứu . 41

    2.4. Phương pháp nghiên cứu .41

    2.4.1. Quy định một số yếu tố dịch tễ học 41

    2.4.2. Phương pháp lấy mẫu . 43




    2.4.3. Phương pháp xét nghiệm phân 43

    2.4.4. Phương pháp xác định cường độ nhiễm giun tròn . . 44

    2.4.5. Phương pháp mổ khám giun tròn 45

    2.4.6. Phương pháp xác định bệnh tích đại thể và những biến đổi vi thể ở cơ quan tiêu hoá do giun tròn gây ra . .45
    2.4.7. Phương pháp xét nghiệm máu để xác định một số chỉ tiêu huyết học của lợn bị bệnh giun tròn và lơn khoẻ 46
    2.4.8. Phương pháp xác định hiệu lực tẩy của thuốc Kepromec và Via-Levasol

    đối với giun tròn đường tiêu hoá lợn . 46

    2.6. Phương pháp sử lý số liệu . . 47

    2.6.1. Một số công thức tính tỷ lệ .47

    2.6.2. Một số tham số thống kê . .47



    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

    3.1. Nghiên cứu tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của lợn ở một số địạ phương tỉnh Thái Nguyên. 50
    3.1.1 Thành phần loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá lơn .50

    3.1.2.Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá lơn .51

    3.1.3. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá lơn ở một số địa phương tỉnh Thái

    Nguyên 55

    3.1.4.Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá theo tuổi lợn 57

    3.1.5.Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá lợn theo tình trạng vệ sinh .60

    3.1.6. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá lợn theo phương thức chăn nuôi .63

    3.2. Nghiên cứu sự ô nhiễm trứng của một số giun tròn đường tiêu hoá lợn ở ngoại cảnh . 65
    3.3. Nghiên cứu về bệnh lý và lâm sàng của một số bệnh giun tròn đường tiêu hoá lợn . .68
    3.3.1. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá trong hội trứng tiêu chảy ở lợn 68




    3.3.2. Bệnh tích đại thể và vi của lợn mắc bệnh giun tròn . 70

    3.3.2.1. Bệnh tích đại thể ở cơ quan tiêu hoá lợn nhiễm giun tròn .70

    3.3.2.2. Những biến đổi vi thể ở cơ quan tiêu hoá của lợn do giun tròn gây ra .72

    3.3.3. Sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học của lợn bị bệnh giun tròn .77

    3.3.3.1. So sánh số lượng hồng cầu, bạnh cầu và hàm lượng huyết sắc tố giữa lợn khoẻ và lợn bị bệnh giun tròn 77
    3.3.3.2. Công thức bạch cầu của lợn khoẻ và lợn bị bệnh giun tròn .79

    3.4. Hiệu lực của một số thuốc điều trị giun tròn cho lợn . 82



    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

    1. Kết luận . . . 85

    2. Đề nghị . .86



    TÀI LIỆU THAM KHẢO 87








    1. Tính cấp thiết của đề tài

    MỞ ĐẦU


    Nước ta có hơn 75% dân số làm nông nghiệp, trong đó ngành chăn nuôi chiếm một vị trí quan trọng. Chăn nuôi lợn là nghề truyền thống của người nông dân. Từ việc chỉ chăn nuôi nhỏ, lẻ để tận dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp, hiện nay đã có nhiều phương thức chăn nuôi đa dạng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

    Chăn nuôi lợn có một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi gia súc ở các nước trên thế giới cũng như ở nước ta. Nghề nuôi lợn luôn được chú ý phát triển, ngày càng chiếm ưu thế và có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống nhân dân. Con lợn đã cung cấp 70 - 80% nhu cầu về thịt cho thị trường trong nước và xuất khẩu, đồng thời cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến và phân bón cho ngành trồng trọt. Để đáp ứng được nhu cầu thị trường, trong những năm gần đây chăn nuôi lợn đã có những bước phát triển vượt bậc, tăng nhanh cả về chất lượng và số lượng. Ngoài những điều kiện thuận lợi, chúng ta còn có nhiều khó khăn, hạn chế trong việc phát triển chăn nuôi lợn, nhất là các tổn thất do dịch bệnh gây ra.

    Thực tiễn ngành chăn nuôi lợn cho thấy, có nhiều loại dịch bệnh gây tổn thất kinh tế đáng kể cho người chăn nuôi. Ngoài những bệnh truyền nhiễm thường gặp như: dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn . còn phải kể đến các bệnh ký sinh trùng. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [17], nước ta là một nước nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm Đông Nam Á, có khu hệ ký sinh trùng động vật phong phú và đa dạng, gây ra nhiều bệnh ký sinh trùng cho đàn gia súc, gia cầm, làm thiệt hại kinh tế đáng kể cho người chăn nuôi. Ở lợn, cho đến nay đã phát hiện 52 loài ký sinh trùng gồm: giun tròn, sán lá, sán dây, đơn bào, côn trùng ký sinh. Trong đó, có một số loài ký sinh trùng phổ biến mà lợn nhiễm với tỷ lệ và cường độ cao như: bệnh sán lá, bệnh giun tròn, bệnh ghẻ . Những bệnh trên đã gây ra các tổn thương và viêm kế phát do vi khuẩn xâm nhập vào các nội quan của lợn, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của lợn, đặc biệt là tiêu tốn thức ăn tăng, giảm tăng trọng từ 15 - 20% so với lợn không bị bệnh.

    Xét nghiệm phân của lợn bình thường và lợn tiêu chảy, Nguyễn Thị Kim Lan (2009) [13] cho biết: các loại giun tròn có vai trò rõ rệt trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con. Tỷ lệ nhiễm giun tròn ở lợn con tiêu chảy khá cao (23 - 55%), lợn bình thường tỷ lệ nhiễm giun tròn thấp hơn (20 - 39%); đồng thời, lợn tiêu chảy nhiễm giun tròn ở mức độ nặng hơn nhiều so với lợn bình thường.

    Thái Nguyên là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam có nghề chăn nuôi lợn khá phát triển. Tuy nhiên, các bệnh do giun tròn gây nên vẫn chưa được chú ý và nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện.

    Từ yêu cầu cấp thiết của việc khống chế dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cho đàn lợn, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi lợn ở tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi thực hiện đề tài: "Bệnh giun tròn đường tiêu hoá của lợn ở một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị".

    2. Mục tiêu nghiên cứu

    - Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học bệnh giun tròn đường tiêu hoá của lợn tại một số địa phương của tỉnh Thái Nguyên.

    - Nghiên cứu các đặc điểm bệnh lý của bệnh giun tròn đường tiêu hoá lợn.

    - Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh giun tròn đường tiêu hoá cho lợn.

    3. Mục đích nghiên cứu

    Làm sáng tỏ những thông tin về bệnh giun tròn ở lợn, có cơ sở khoa

    học để đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun tròn cho lợn có hiệu quả cao.

    4. Ý nghĩa của đề tài

    4.1. Ý nghĩa khoa học

    Kết quả nghiên cứu của đề tài là những thông tin khoa học về tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của lợn tại một số địa phương tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị.

    4.2. Ý nghĩa thực tiễn

    Đề ra những biện pháp phòng và trị bệnh một cách có hiệu quả, hạn chế sự nhiễm giun tròn ở lợn, từ đó hạn chế được những thiệt hại do bệnh gây ra.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...