Sách Bên lề chính sử

Thảo luận trong 'Sách Lịch Sử - Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bên lề chính sử
    Tác giả : TS Đinh Công Vĩ
    NXB Văn hóa Thông tin 2005
    Khổ 14.5 x 20.5. Số trang : 438

    “Bên lề chính sử” - Cuốn sách đáng tin cậy

    “Bên lề chính sử” là sự bổ sung cho những thiếu sót, chưa đúng, những sự không công bằng của chính sử với những sử nô viết dưới quyền uy của các vương triều quá khứ. Những ai chưa thỏa mãn với chính sử cũ, muốn tìm để hiểu lại những bí ẩn, những sự mờ ảo, không rõ ràng trong sử sách xưa kia, chủ yếu là từ thời Nguyễn về trước có thể tìm đọc “Bên lề chính sử”. Để hoàn thành cuốn sách, Đinh Công Vĩ đã phải đọc kỹ lại, đối chiếu mấy chục bộ chính sử (chủ yếu từ thời Lê đến Nguyễn), tìm lại cả những sử sách đã tham sao thất bản trước thời Lê, những tài liệu khảo cổ về thời Hùng Vương, An Dương Vương . Không chỉ có vậy Đinh Công Vĩ còn đọc kỹ cả những tác phẩm mang tính bách khoa của Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Phạm Đình Hổ, Đặng Xuân Bảng . đọc cả truyền thuyết, văn thơ dân gian. Đặc biệt Đinh Công Vĩ đi sâu vào gia phả, dùng gia phả “bổ sung làm minh xác cho chính sử” như nhà sử học đã nói trong bài viết mở đầu. Ngoài ra ông còn chú ý nguồn tài liệu Hán Nôm khác như: thần phả, ngọc phả, hoành phi câu đối và nhất là văn bia, thấm nhuần “Phương pháp làm sử của Lê Quý Đôn”, ở một số bài viết, Đinh Công Vĩ đã dùng văn bia để minh định cho sử học. Là chuyên gia khoa học công tác lâu năm ở Viện Hán Nôm lại say nghề, ham tìm tòi, luôn bứt dứt trước những vấn đề chưa sáng rõ nên “Bên lề chính sử” xét về mặt Hán học và sử học là có thể tin cậy được.

    Cũng như các tác phẩm khác của bản thân, Đinh Công Vĩ không đi theo lối mòn là khen chê theo định kiến, một mực sùng bái viết theo chính thống hay theo đơn đặt hàng. Dù khi viết, Đinh Công Vĩ có cảm xúc văn học nhưng ông đứng vững trên tư liệu, công minh nhìn vào cả hai mặt phải trái của lịch sử.

    Thời Hùng Vương, An Dương Vương, Bắc thuộc là những thời kỳ cho đến nay, giới sử học vẫn thấy khó xác định, chưa thể viết đầy đủ, lại bị sử sách phương Bắc xuyên tạc để có lợi cho họ, Đinh Công Vĩ đã dũng cảm đi vào thời kỳ này để góp phần xác định vấn đề thiết yếu sống còn: Vấn đề ăn uống (hay văn hóa ẩm thực trong sử học). Đã có thời tuồng, kịch nói, điện ảnh, tiểu thuyết và cả một vài nhà sử học ngày nay đã nhìn nhận không công bằng khi ca ngợi thái quá về Lê Hoàn, Dương thái hậu (trong tuồng hay kịch gọi là Dương Vân Nga) và Ỷ Lan, nói xấu thậm chí xuyên tạc về những danh nhân có công với đất nước như Đinh Điền, Nguyễn Bặc hoặc Lê Văn Thịnh. Dư luận trong nhân dân đã nhiều lần bày tỏ quan điểm này và “Bên lề chính sử” đã công minh làm sáng tỏ vấn đề, chiêu tuyết cho các danh nhân rất đáng trân trọng ấy. Cũng cần phải chiêu tuyết còn có vụ thảm án Lệ Chi viên “tru di tam tộc” cả nhà Nguyễn Trãi, hơn 600 năm nay còn làm nhức nhối tâm can nhiều thế hệ. Vậy mà giới sử học còn chưa làm sáng tỏ đầy đủ nhiều khi còn kiêng kỵ né tránh thì Đinh Công Vĩ đã “xé toạc bức màn dối trá” như nhan đề một bài ông viết, mạnh dạn chỉ ra thủ phạm chính bằng tư liệu và lý luận có sức thuyết phục. Cuốn sách cũng đề cập đến nhiều con người, các vấn đề khác như truyền thống ngoại giao tâm công, truyền thống “dĩ bất biến ứng vạn biến” hay “hoa quốc văn chương” .

    Trước khi “Bên lề chính sử” ra đời, Đinh Công Vĩ đã cho xuất bản nhiều cuốn có giá trị như: “Phương pháp làm sử của Lê Quý Đôn”, “Thảm án các công thần khai quốc thời Lê”, “Những nhân vật lịch sử thời Lê” . có kiến thức rộng, lại khách quan nên “Bên lề chính sử” là cuốn sách có giá trị và rất đáng trân trọng trong nền sử học nước nhà và văn học hiện thời.

    (Theo Hà Nội Mới)

    A - LẦN THEO LỊCH ĐẠI : MỘT SỐ VẤN ĐỀ MỞ RA
    1. GIA PHẢ BỔ SUNG LÀM MINH XÁC CHÍNH SỬ
    2. CÁI CẦN BỔ SUNG LÀM SÁNG TỎ BAN ĐẦU : ĂN UỐNG VIỆT Ở NHỮNG THỜI LỊCH SỬ KHÓ XÁC ĐỊNH
    3. PHẢI LÀM SÁNG TỎ HÌNH ẢNH ĐINH ĐIỀN, NGUYỄN BẶC, LÊ HOÀN. AI NGAY? AI GIAN?
    4. LÊ VĂN THỊNH " HOÁ HỔ ", MỘT NGHI ÁN ĐẶC BIỆT CẦN XÁC MINH
    5. NGUYỄN TRUNG NGẠN, TỪ MỘT THẦN ĐỒNG TỚI VỊ THẦN THÀNH HOÀNG LỪNG LẪY
    6. MƯU GIAN LẬT ĐỔ QUỐC VƯƠNG TƯ TỀ
    7. CUNG VƯƠNG KHẮC XƯƠNG SAU LOẠN CUNG ĐÌNH
    8. XÉ BỨC MÀN DỐI TRÁ TRONG VỤ THẢM ÁN LỆ CHI VIÊN
    9. THẢM ÁN LỆ CHI VIÊN VỚI HÌNH ẢNH NGUYỄN TRÃI - NGUYỄN THỊ LỘ TỪ QUỐC SỬ ĐẾN KÝ, TRUYỆN VÀ TIỂU THUYẾT
    10. MIẾU THỜ LỄ NGHI HỌC SỸ NGUYỄN THỊ LỘ DUY NHẤT CÒN Ở THĂNG LONG
    11. NGUYỄN THỊ LỘ TỪ QUÊ GỐC ĐẾN CÁC NẺO ĐƯỜNG ĐẤT NƯỚC
    12. LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN NGUYỄN TRỰC TỪ CỘI NGUỒN TỚI NGÔI SAO RỰC SÁNG TRÊN VĂN ĐÀN THĂNG LONG
    13. CHÚA CHỔM LÀ AI ?
    14. XÃ QUỲNH XUÂN, VÙNG ĐẤT NGỌC MÀU XUÂN VÀ HẬU DUỆ CÁC ĐẾ VƯƠNG
    15. DANH THẮNG PHÚ KHÊ VÀ MỘT DÒNG ĐẾ VƯƠNG
    16. TỪ VÙNG ĐẤT NAM GIANG PHÁT HIỆN .
    17. LÊ QUÝ ĐÔN, NIỀM KHÁT VỌNG ĐỔI MỚI BỘ MÁY QUAN CHỨC
    18. ĐẠI VƯƠNG THƯỢNG TƯỚNG LÊ TRUNG GIANG VÀ VÙNG QUÊ NGỌC
    19. THÀNH CỔ SƠN TÂY
    20. DÒNG HỌ CỦA NHÀ CANH TÂN ĐỜI NGUYỄN : ĐẶNG HUY TRỨ
    21. TẦM MẮT THẢI BÌNH DƯƠNG, XÉT TỪ BÙI VIỆN TỚI PHAN BỘI CHÂU
    B - CÁC VẤN ĐỀ ĐÁNG QUAN KHÁC
    22. TRUYỀN THỐNG ĐỐI NGOẠI CỦA NƯỚC VIỆT THỜI XƯA
    23. VẤN ĐỀ LÊ TUNG : VÀI NÉT TÌM HIỂU BƯỚC ĐẦU VỀ VIỆT GIÁM THÔNG KHẢO TỔNG LUẬN
    24. BIÊN SOẠN VIỆT SỬ BẰNG CHỮ HÁN Ở THẾ KỶ XX
    25. NGƯỜI KHAI SÁNG THĂNG LONG, VỞ KỊCH LỊCH SỬ THÀNH CÔNG
    26. VỀ TIỂU THUYẾT HỒ QUÝ LY CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH
    27. BỘ TIỂU THUYẾT TRIỀU TRẦN CỦA HOÀNG QUỐC HẢI, MỘT SỰ TÁI TẠO LỊCH SỬ ĐÁNG TIN CẬY
     
Đang tải...