Sách Bên kia chiếc cầu – Nguyễn Thị Mỹ Thanh

Thảo luận trong 'Sách Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chúng ta không còn là trẻ nhỏ, mà là hai người đã lớn. Phải không Thảo Giang? Đã lớn mới dám yêu nước bằng máu trong tim, bằng cả linh hồn và thể xác. Sơn đã lớn, ở xóm làng này, bên cạnh con rạch nhỏ. Cũng nơi đây, Thảo Giang đã lớn. Con rạch nhỏ chưa có tên. Sơn vẫn còn muốn gọi nó là “dòng sông”. Con rạch nhỏ chảy ra dòng sông lớn, sẽ mang cùng một tên : Sông Vàm Cỏ! Là gì Thảo Giang biết không? Là Thảo Giang đó! Chỉ một câu giản dị như thế thôi, sao cũng khiến Thảo Giang cảm động?
    .
    Buổi sáng đã thức dậy bên dòng sông. Mặt trời mở mắt nhìn lau lách. Thảo Giang nhỉ, ở đây buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối đều dễ thương cả. Dễ thương như gương mặt Thảo Giang trưa nào ngồi trên cỏ xanh, xõa tóc đầy lưng, chiều nào đi ngang cầu phất phơ khăn xanh trên cổ. Sơn tưởng làm dân đen, cuộc đời chỉ có màu nâu, màu đen như áo. Nhưng đến lúc tưởng nhớ, mới thấy thời thơ ấu của ta toàn một màu xanh. Màu xanh của dòng sông, của mắt Thảo Giang, của cỏ, của lúa, của giải khăn trên cổ Thảo Giang, và trên cây dùi sắt oan nghiệt của chúng ta. Cây dùi sắt! Sơn đã mài nó từ ngày biết thương Thảo Giang. Đáng lẽ Sơn phải dùng nó để hạ cái tên nham nhở trong vườn, nó trở thành khí giới của Sơn mang trong người chờ ngày theo nghĩa quân. Đáng lẽ Sơn phải dùng nó để moi tim giặc, nó trở thành khí giới cho Thảo Giang bày tỏ tình người. Sơn thù ghét nó, nhưng cũng thương nó biết bao! Sơn đã chôn theo cùng với Thảo Giang và cây sáo trúc. Sơn đã thấy, đời vẫy vùng có khi cũng đồng nghĩa với cảnh quạnh hiu. Thảo Giang hiểu gì không? Nghe gì không? Cái hình hài nằm dưới nấm đất nhỏ nhắn kia, bên dòng sông của chúng ta, cạnh cây cầu đã gãy?
    Nắng lên đầy xóm thôn tiêu điều. Ở trên mặt nước, nắng làm hiện rõ bóng của chiếc cầu nám đen, cô độc. Ở đây, mỗi một cảnh vật đối với Sơn đã trở thành một di tích nát lòng. Thảo Giang nghe gì không? Tiếng nước! Tiếng nước dưới con rạch, bên chiếc cầu. Tiếng nước kêu gọi Sơn, như đã kêu gọi Thảo Giang đó! Từ khi thầy đồ mất, Sơn bỏ lỡ nhiếu dịp để làm nghĩa quân – Đêm bác Chiêu rời sông, Đại một mình bơi xuồng khua nước ra đi – Buổi chiều sáu người vượt qua vườn Bá Huê – Buổi sáng anh Chương dẫn bạn bè qua cầu, Sơn rắc thuốc súng phá cầu cho giặc khỏi đuổi theo Đã ba lần không đi theo được. Cái gì đã giữ Sơn lại? Phải là Thảo Giang không? Không phải đâu! Tình làng nước. Tình ruộng vườn. Tình người trong một xóm. Có ai vui sướng khi rời khỏi lũy tre xanh của mình hở Thảo Giang? Sự ra đi là sự lưu đày – đúng như vậy! Cái đoàn người chập chùng, tơi tả, trong đó có mẹ của Sơn, có bà con mình, phải bỏ làng mà đi, đúng là bị lưu đày. Nhưng Thảo Giang ơi! Ta có thể bị lưu đày khỏi quê hương ta, còn tình yêu nước vẫn không thể rời khỏi tâm hồn ta được. Thảo Giang chắc đã nghĩ đến điều đó trước Sơn. Nghĩ như thế nên Thảo Giang mới làm cho bọn phản quốc kinh hãi, làm cho bọn xâm lăng rởn óc, làm cho anh Chương tuôn lệ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...