Sách Bảy Viễn - Thủ lĩnh Bình Xuyên

Thảo luận trong 'Sách Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hai năm sau khi tiểu thuyết tư liệu Người Bình Xuyên ra đời (1985), tôi nhận được cuốn Bảy Viễn, Le Maitre de Cholon của Pierre Darcourt . Nhà xuất bản Hachette in năm 1977. Ðây là loại sách quý hiếm trong La Collection Les Grands Aventuners viết về các tay giang hồ phiêu lưu quốc tế như trùm Mafia. "bàn tay đen" ở Ý, chúa đảng Quốc xã ở Ðức, đại ca buôn lậu ma túy ở Mexico .

    Nhờ cuốn sách này, Bảy Viễn nổi danh khắp nước Pháp như là tay giang hồ trở nên thiếu tướng của Pháp dám "ăn thua đủ" với bạo chúa Ngô Ðình Diệm và khi thua, được Pháp rước từ chiến khu Rừng Sác sang Pháp dưỡng già như hầu hết các "người bạn trung thành với nước Pháp ".

    Pierre Darcourt là ký giả Pháp nhiều chục năm ăn dầm nằm ở tại khách sạn Continental (một loại câu lạc bộ các nhà báo quốc tế săn tin chiến tranh Việt-pháp và Việt-Mỹ). Nhờ vậy, Pierre Darcourt rất am hiểu các nhân vật Việt Nam. Thêm một lợi thế mà các nhà báo, nhà văn Việt Nam không có là Pierre Darcourt được Phòng Nhì Pháp và Sở Mật Thám Pháp cung cấp tư liệu về các nhân vật mà anh cần viết. Tác giả Người Bình Xuyên muốn viết lại cuộc đời Bảy Viễn ngay khi thu thập thêm nhiều tư liệu quý hiếm do Phòng Nhì và Mật Thám Pháp công bố. Ðó là người Pháp quan tâm tới Bảy Viễn. Còn người Mỹ ?

    Vừa rồi, một chuyên viên về khoa học kỹ thuật người Mỹ tên Randy Liebermann ở Falls Church, tiểu bang Virginia tới tìm tác giả Người Bình Xuyên. Anh dự tính quay một cuốn phim nhỏ về một người thân là phóng viên nhiếp ảnh đã tử nạn trong trận đọ súng giữa Bình Xuyên của Bảy Viễn với quân dội của Diệm trên không phận Chánh Hưng vào ngày 30.4.1955. Anh phóng viên nhiếp ảnh này cộng tác với một tờ báo Mỹ và ngày ấy bay trên phi cơ nhỏ của Mỹ. Cả hai, phi công và nhiếp ảnh đều trúng đạn của Bình Xuyên khi bay qua cầu Chữ Y vài phút.

    Anh Liebermann tìm mua một cuốn Người Bình Xuyên bên Mỹ, nhờ người dịch rồi viết kịch bản phim. Anh cần gặp tác giả Người Bình Xuyên để hỏi thêm một số chi tiết cần thiết cho cuốn phim, nhất là về nhân vật Bảy Viễn, vị tướng xuất thân từ ăn cướp. Anh tới Hà Nội ở bảy ngày và được mách "tác giả Người Bình Xuyên sinh sống tại TP Hồ Chí Minh " . Thế là anh bay vô đây. Anh cẩn thận tới Việt nam Tourism mượn thông dịch là anh Trương Quang Cường đi với anh trong việc tìm địa chỉ của tác giả. Khi gặp, anh vui vẻ trình bày mục đích yêu cầu và nhờ tác giả giúp đỡ trong quá trình duyệt kịch bản và quay phim vào cuối năm 1998.

    Do hai sự kiện trên mà chúng tôi quyết định viết lại lần nữa cuộc đời Bảy Viễn, viết theo dạng truyện ký tư liệu chứ không phải theo cách viết tiểu thuyết.

    Thật ra thì trong nhóm giang hồ Bình Xuyên, Bảy Viễn đứng vào hạng ba, sau anh Ba Dương (Dương Văn Dương) và Mười Trí (Huỳnh Văn Tro) .

    Ba Dương là người phất cao ngọn cờ yêu nước, tập hợp được cả chục ngàn chiến sĩ Bình Xuyên trong bảy chi đội 2, 3, 4, 7, 9, 21 và 25 - gọi là Liên khu Bình Xuyên. Ba Dương đã cầm quân Bình Xuyên vượt sông Soài Rạp từ Rừng Sác về Bến Tre cứu nguy cho mặt trận An Hóa - Giao Hòa vào đầu năm 46, không may anh hy sinh quá sớm, bị Spitrre bắn chết tại xã Châu Minh vào ngày mùng sáu Tết năm Bính Tuất 194ớ). Tên anh được đặt con kinh Lagrange cũ (Mộc Hóa, Tân An). Và anh được Chính phủ truy tặng Thiếu Tướng liệt sĩ đầu tiên của Nam Bộ.

    Tay hảo hán Bình Xuyên số hai Mười Trí (Huỳnh Văn Tro là bạn nối khố của Bảy Viễn trong các trận đánh cướp khét tiếng như trận đánh Trại mộc Bình Triệu - đánh bằng xe du lịch mới cáu mượn của triệu phú Hoa kiều Trần Tăng và súng lục mượn của "cậu Nguyễn H~ Nhơn. (Gọi là dân cậu vì Nhơn là con đại điền chủ, đi học bên Tây về, không rõ đâu bằng cấp gì, chỉ thấy ở không "trong veo", chiều chiều xách súng hơi đi săn như mấy ông chủ đồn điền giàu có bên Tây).

    Bất ngờ khi vừa rút lui thì gặp xe một thằng Tây đi săn ở Biên Hòa về. Bảy Viễn lái xe không cho thằng Tây qua mặt. Do chạy đua hết tốc độ nên xe Bảy Viễn bị lọt xuống mương khi quẹo gấp tại ngã ba Cây Thị. Lúc đó quân sư Mười Trí mới hiến kế. "Bỏ xe tại chỗ, ôm tiền chạy về nhà rồi mượn trục kéo xe lên, o bế cho ngon lành trả lại cho Trần Tăng . Rất tiếc vụ này Bảy Viễn, Mười Trí chậm tay hơn thằng cò Bà Chiểu. Vậy là cả hai ra tòa lãnh án đồng hạng mười hai năm khổ sai, đày đi Côn Ðảo. Mười Trí hơn Bảy Viễn một cái đầu về tài và đức. Nhờ vậy mà ông theo cách mạng tới cùng, tập kết ra Bắc dược học thêm văn hóa tới lớp bảy, tương đương trình độ Thành chung (Diplôme) của Sài Gòn trước 1945. Ông là Ðại tá Cục phó Cục Quân huấn và được phong là Nhân sĩ miền Nam.

    Tuy nhiên, trong tiểu thuyết cũng như trong tuồng cải lương hay phim truyện, nhân vật phản diện thường nổi bật hơn so với các nhân vật chính diện, nên chúng tôi xin viết về Bảy Viễn trước. Rồi xen kẽ các nhân vật chính thống như các chi đội trung Năm Hà (em cùng cha khác mẹ với anh Ba Dương), ông Tám Mạnh (Nguyễn Văn Mạnh), thầy võ ở Chánh Hưng và vùng Kinh Cây Khô và chàng rể là Hai Vĩnh thay cha vợ chỉ huy Chi đội 7 có nhiều công lớn như tay không bắt Ba Nhỏ , một tên chỉ huy quân phiệt có liên hệ mật thiết với Bình Xuyên, bị Trung Tướng Nguyễn Bình xử tử hình tới Long Thành giữa năm 47, nêu cao gương quân phong quân kỷ trong bộ đội cách mạng. Tất nhiên không thiếu hai đại ca Ba Dương và Mười Trí.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...