Tài liệu Bảy khúc biến tấu trên một chủ đề của Khổng phu tử

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thầy Khổng (Khổng tử, húy là Khổng Khâu), người được cả và Thiên hạ tôn làm THẦY, dạy rằng:


    Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã (Luận ngữ)


    Các cụ đồ xưa giảng : tri là “biết”, chi là “chưng”, vi là “làm”, bất là “không”, thị là “ấy”, dã là “vậy”; cho nên câu trên có nghĩa là biết chưng làm biết chưng, không biết làm không biết, ấy là biết vậy”.

    Nếu trong đám học trò có đứa tối dạ nghe câu giảng này chẳng hiểu mô tê gì, thầy đồ sẽ nói cho rõ thêm:


    - Phải chi trò sáng dạ hơn chút đỉnh, trò phải hiểu ra rằng ý thầy Khổng nói:


    “Biết thì lấy làm biết, không biết thì lấy làm không biết, ấy chính là biết vậy”


    Tục ngữ của dân gian ta - tinh hoa của sự sáng dạ, cho ta một biến tấu khá chính xác và tài tình :


    Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe.


    Sự khác nhau giữa chủ đề và khúc biến tấu thứ nhất này, mà ta có thể tạm coi là cổ xưa nhất, là ở chỗ khúc biến tấu có bổ sung một điểm quan trọng: đó là cái thái độ mà người không biết phải có : thái độ im lặng để lắng nghe người khác nói. Nghe để mà học, và học là để bớt dần cái khối lượng khổng lồ, vô biên bất tận, của những điều mình không biết (Học dĩ dũ ngu -Học là để bớt ngu đi). Sở dĩ Khổng Khâu không thấy cần nói rõ phần này ra, có lẽ là vì muốn cho cái công thức mà ông dùng để định nghĩa thế nào là biết lộ ra thật rõ. Nếu viết bằng một thứ văn không hay lắm, nhưng cận đại hơn, cái công thức định nghĩa ấy sẽ có dạng như sau (tạm gọi là biến tấu thứ hai) :


    Thế nào là Tri thức? Nội dung của Tri thức là biết được chính xác hai điều sau đây : 1. mình đã biết được những gì, và 2. mình còn chưa biết những gì.


    Và nếu so sánh điều 1 với điều 2 một cách nghiêm túc, ai cũng sẽ thấy rằng những điều mình biết được chỉ là hạt muối cỏn con, vô nghĩa lý, bỏ vào cái biển mênh mông vô tận của những điều mình chưa biết.


    Trong câu Học dĩ dũ ngu người đọc không thể không chú ý đến chữ dũ. Dũ là “bớt”, “giảm”, “đỡ” chứ không phải là “hết”, “khỏi”, vì một khi cái chưa biết đã là mênh mông vô tận, thì làm sao có thể, dù chỉ trong tưởng tượng mà thôi, làm cho nó “hết” đi được? Không những thế, mà thậm chí cái phần chưa biết ấy, ta cũng không thể biết nó gồm có những gì, dù sức tưởng tượng của ta có phong phú đến đâu chăng nữa, chứ đừng nói gì đến cái ý đồ tìm cách thủ tiêu nó. Nếu có ai, trong một giây phút rồ dại nào đấy, thấy trong trí này ra cái ý đồ này, thì người đó có thể biết chắc rằng mình đã hoá điên.


    Thế nhưng số người ấy hình như lại khá đông đúc, nhất là trong giới trí thức, thế giới của những bậc thiên tài (hay tự thấy mình là thiên tài). Âu cũng chẳng có gì là lạ, vì người điên với bậc thiên tài nhiều khi suy nghĩ hết sức giống nhau.


    Cho nên cái vế sau của câu danh ngôn của Khổng Tử quan trọng hơn và khó thực hiện hơn vế trước rất nhiều.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...