Luận Văn Bầu cử Hội đồng nhân dân ở nước ta

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bầu cử Hội đồng nhân dân ở nước ta



    Trong hệ thống chính trị Việt Nam, chế độ bầu cử cơ quan dân cử (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp) là một cấu phần quan trọng, có ý nghĩa chính trị to lớn. Đó là dịp để nhân dân cả nước và nhân dân từng địa phương tìm kiếm, lựa chọn những người xứng đáng đại diện cho mình vào cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương.
    Nhà nước ta là nhà nước do dân lập nên để thực thi quyền lực của nhân dân. Vì vậy, chế độ bầu cử phải được xây dựng đảm bảo tính khách quan, khoa học trên cơ sở một nền dân chủ tiến bộ để nhân dân lao động có điều kiện lựa chọn những đại biểu thật sự xứng đáng để uỷ quyền trao quyền. Và đến lượt mình, các đại biểu đại diện cũng có đầy đủ phẩm chất, năng lực để triển khai thực thi có hiệu quả quyền lực nhà nước, bảo đảm quyền lực của nhân dân. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu này quá trình bầu cử phải thể hiện đầy đủ các nội dung của chế độ bầu cử là: các nguyên tắc bầu cử (quyền bầu cử), tổ chức và trình tự bầu cử xác định kết quả bầu cử và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bầu cử cũng như các nước trên thế giới, chế độ bầu cử nước ta (bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân) được bảo đảm bằng Hiến pháp và các Luật bầu cử.
    Quyền bầu cử là quyền cơ bản nhất của công dân trong xã hội dân chủ, thiếu nó thì các quyền khác đều trở thành vô nghĩa, như tổng thống Mỹ Johnson đã phát biểu: “quyền bầu cử là quyền căn bản khác, nếu thiếu nó thì các quyền khác đều trở thành vô nghĩa. Nó đem lại cho người dân với tư cách là những cá nhân tự quyết định số phận của mình. Các cuộc bầu cử là công cụ hữu hiệu để phá bỏ những bức tường phi lý đã ngăn cách người này với người kia [Thomas. R. Dye và Harmon - sự mỉa mai của nền dân chủ, Brooks, Carliforia (bản dịch của viện chính trị học)]. Quyền bầu cử là tổng thể các quyền của công dân trong quá trình bầu cử các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương bao gồm quyền bầu cử (quyền bầu cử chủ động) và quyền ứng cử (quyền bầu cử bị động).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...