Sách Bát quái chưởng

Thảo luận trong 'Sách Sức Khỏe' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Bát quái chưởng là gì?
    1. Lý luận và tên gọi của Bát quái chưởng.
    Bát quái chưởng là một trong những môn võ Bắc phái phổ biến ở Bắc Kinh vào cuối thời nhà Thanh, môn
    võ này rất phức tạp về cách luyện và cách dùng, theo lý luận về võ thuật, đây là một môn cao cấp nhất.
    Hai chữ bát quái trong Bát quái chưởng là dịch lý trong triết học Dịch Kinh của Trung Quốc, người ta đặt
    tên này dựa theo sự kết hợp và biến hóa của âm dương, hiện tượng thay đổi của vạn vật, sự thay đổi của
    bát quái, kỹ thuật của Bát quái chưởng hầu như không dùng quyền mà dùng chưởng.


    2. Bát quái có tên gọi, biểu tượng, phương vị, và hiện tượng.
    Trong Dịch Kinh có thuyết “Vô cực sinh thái cực, thái cực phân âm dương mà thành lưỡng nghi, lưỡng
    nghi hóa ra tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái lại biến hóa thành tám nhân tám bằng sáu mươi bốn
    quẻ”, theo thuyết này, Bát quái chưởng cũng có thuyết “Tám chưởng biến hóa thành tám nhân tám bằng
    sáu mươi bốn chưởng”.


    Trong nền võ thuật Trung Quốc, có rất nhiều môn phái dựa theo tư tưởng triết học sự kết hợp và biến hóa
    của âm dương, tức cái gọi là hệ thống thái cực đồ rất nhiều.
    Có rất nhiều người hiểu lầm, cho rằng Bát quái chưởng là một môn võ giàu tư tưởng triết học nhất, cần
    phải tuân theo một cách nghiêm khắc trình tự của bát quái, vả lại chỉ có thể biến hóa đến tám loại. Thực
    ra, tư tưởng này đã bó buộc kỹ thuật của Bát quái chưởng trong cái khuôn của triết học, không chỉ là Bát
    quái chưởng, còn gọi là võ thuật hay những động tác trong cuộc sống thường ngày cùng đều phải tuân
    theo nguyên lý của bát quái.
    Bát quái trong Bát quái chưởng ý chỉ tám phương hướng(tức là góc độ tấn công cơ bản), Bát quái chưởng
    vốn là nguyên tắc cơ bản tuân theo tư tưởng âm dương, còn tám phương hướng này được cấu thành ởi kỹ
    thuật chiến đấu thông qua thân pháp, chưởng pháp, bộ pháp đặc biệt.
    Bát quái chưởng chỉ là một môn mang tính tiêu biểu, còn thực tế người ta dựa theo cách luyện, cách dùng
    và đặc trưng riêng của từng loại hình mà phân thành: Long hình bát bàn chưởng. Bát quái chuyển chưởng,
    Bát quái hoán chưởng, Bát quái liên hoán chưởng, Bát quái liên hoàn chưởng, Du thân Bát quái chưởng .
    Ngoài ra âm dương bát bàn chưởng cũng được coi là cùng một loại quyền pháp.


    II. Lịch sử của Bát quái chưởng.
    Bát quái chưởng do ai nghĩ ra? Ở thời đại nào? Cho đến nay ngay cả các chuyên gia cũng chưa có câu trả
    lời chắc chắn cho vấn đề này.


    Hiện nay, có một thuyết tương đối vững chắc là do một người có tên là Đổng Hải Xuyên, sống vào thời
    Càn Long, Gia Khánh ở tại Chu Gia Vụ huyện Văn An tỉnh Hà Bắc truyền tới Bắc Kinh.


    Tương truyền, Đổng Hải Xuyên từ nhỏ đã yêu thích võ thuật, trong một lần đi thăm bạn ở Giang Nam, đã
    lạc đường tại núi Tuyết Hoa, sau đó được một đạo sĩ cứu giúp, ông ta đã theo vị đạo sĩ này học võ, lại còn
    được truyền thụ sách Hà Đồ, Lạc Thư theo nguyên lý Dịch Học.


    Sau đó Đổng Hải Xuyên đến Bắc Kinh, đã làm hoạn quan trong phủ của Tiêu Thân Vương. Tiêu Thân
    Vương cũng là người thích võ thuật, đã từng mời các nhà võ thuật ở các nơi đến biểu diễn, ông ta lấy việc
    coi võ làm vui. Có một lần, trong cung mở hội biểu diễn võ thuật, các nhà võ thuật đều đến xem, Tiêu
    Thân Vương cũng thế, ông ta bảo người dâng trà lên cho mình, lúc đó Đổng Hải Xuyên dâng trà lên,
    nhưng vì người rất đông, không thể nào dâng trà đến tay Tiêu Thân Vương, không còn cách nào nữa,
    Đổng Hải Xuyên chỉ còn cách đi vòng ra phía sau rồi nhảy vọt qua đám đông dâng trà cho Tiêu Thân
    Vương.


    Thân thủ của Đổng Hải Xuyên đã khiến cho Tiêu Thân Vương phải ngạc nhiên, vì thế cho gọi Đổng Hải
    Xuyên lại hỏi han, cuối cùng sai Đổng Hải Xuyên biểu diễn môn võ mà mình đã tập.
    Quyền pháp mà Đổng Hải Xuyên biểu diễn (tức là Bát quái chưởng) có chỗ khác với những môn võ mà
    trước nay Tiêu Thân Vương đã thấy, quyền pháp của ông ta liên miên không ngớt như dòng nước chảy,
    như rồng lớn vùng vẫy, thay đổi vô cùng, người xem ai nấy cũng lấy làm kinh ngạc, Tiêu Thân Vương
    cũng vui mừng muôn phần.


    Lúc ấy một người hộ vệ tổng giám họ Sa ở trong Vương phủ thấy thế thì muốn phân cao thấp với Đổng
    Hải Xuyên, kết quả là không may bại trận, Tiêu Thân Vương đã ban cho Đổng Hải Xuyên chức Hộ viện
    tổng giám. Vì thế danh tiếng của Đổng Hải Xuyên và Bát quái chưởng đã truyền đi xa.
    Khi Đổng Hải Xuyên còn sống, ông ta đã truyền thụ Bát quái chưởng cho Doãn Phúc, Trình Đình Hoa,
    Sử Lập Khanh, Mã Duy Kỳ, Lưu Phụng Xuân, Lương Chấn Tấn, Trương Triệu Đông, Lý Tống Nghĩa,
    Tống Trường Vinh, Mã Quý


    Gần đây, người học Bát quái chưởng vừa mới bắt đầu đã học các bài bản (sáo lộ), bởi vì bài bản là một bộ
    phận quan trọng trong kỹ thuật tấn công và phòng thủ của Bát quái chưởng, nếu không học các bài bản
    trước, dù cho bỏ ra suốt cả đời để học Bát quái chưởng cũng khó hiểu được tinh túy thực sự của Bát quái
    chưởng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...