Tiểu Luận Bất bình đẳng và phân tầng xã hội

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bất bình đẳng và phân tầng xã hội


    Giới thiệu

    Bất bình đẳng và phân tầng xã hội

    Bất bình đẳng không phải là một hiện tượng tồn tại một cách ngẫu nhiên giữa các cá nhân trong xã hội. Xã hội có bất bình đẳng khi một số nhóm xã hội kiểm soát và khai thác các nhóm xã hội khác, Qua những xã hội khác nhua đã tồn tại những hệ thống bất bình đẳng khác nhau.

    Vậy bất bình đẳng xã hội chính là sự không bình đẳng (không bằng nhau) về các cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một hoặc nhiều nhóm trong xã hội.

    Những yếu tố chủ yếu của bất bình đẳng xã hội là văn hoá và cơ cấu xã hội.

    Cơ sở tạo nên bất bình đẳng xã hội: Trong xã hội khác nhau bất bình đẳng cũng có những nét khác biệt. Ơ xã hội qui mô lớn và hoàn thiện hơn thì bất bình đẳng gay gắt hơn so với trong các xã hội giản đơn. Bất bình đẳng thường xuyên tồn tại với những nguyên nhân và hệ quả cụ thể liên quan đến giai cấp xã hội, giới tính, chủng tộc, tôn giáo, lãnh thổ .

    Có ba cơ sở chính dẫn đến nguyên nhân của bất bình đẳng xã hội:

    Cơ hội trong đời sống: Ví như những điều kiện vật chất thuận lợi tạo ra điều kiện để cải thiện cuộc sống ( tài sản, thu nhập cao, sự chăm sóc sức khoẻ, công việc ổn định và an toàn .)

    Địa vị xã hội: Được các thành viên khác trong xã hội trọng vọng, có uy tín và vị trí cao trong xã hội.

    Anh hưởng chính trị: Là khả năng của một nhóm xã hội khác nhau, có ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc ra quy định và thu được lợi từ các quyết định đó.

    Tóm lại có thể nhận thấy rằng bất bình đẳng có thể dựa trên một trong ba loại ưu thế. Gốc rễ của sự bất bình đẳng có thể nằm trong các mối quan hệ kinh tế, địa vị xã hội, hay trong các mối quan hệ thống trị về chính trị.

    Thuật ngữ phân tầng xã hội có lẽ lần đầu được dùng trong cuốn “Cơ cấu xã hội – giai cấp của nước ta” (1992). Từ đó thuật ngữ này trở nên thông dụng trong các tài liệu khoa học xã hội và trong đời sống xã hội ở Việt Nam

    Theo Smelser, “ phân tầng xã hội liên quan đến những cách thức, trong đó bất bình đẳng dường như là từ thế hệ này truyền qua thế khác, tạo nên vị trí hoặc đẳng cấp xã hội”.

    Trong lịch sử, tương ứng với các loại xó hội khỏc nhau, cú những hệ thống PTXH khỏc nhau. Một số quốc gia cú thể cú sự bất bỡnh đẳng về kinh tế rất cao, song quyền lực lại được phân bố một cách dân chủ, bỡnh đẳng hơn. Trong khi ở một số quốc gia khác, bất bỡnh đẳng về kinh tế có thể không lớn, nhưng quyền lực lại bị tập trung cao độ trong tay một nhóm cầm quyền, độc tài. Các nhà xó hội học thường dẫn ra những ví dụ điển hỡnh như nước Anh trong lịch sử đó là một xó hội giai cấp, dựa trờn cơ sở những khác biệt về sở hữu tài sản. Nước Đức quốc xó đó từng được phân tầng theo quyền lực. Xó hội Nam Phi trước đây là ví dụ về một xó hội phõn tầng theo sự thống trị về chủng tộc.


    I. Bất bình đẳng xã hội 0

    1. Khái niệm 0

    2. Một vài quan điểm về bất bình đẳng xã hội 1

    II. Phân tầng xã hội 2

    1. Khái niệm 2

    2. Quan điểm về phân tầng xã hội 3

    3. Lý do của sự phân tầng xã hội 4

    III. Kết luận 4
     
Đang tải...