Tiểu Luận Bất bình đẳng giới về thu nhập của lao động Việt Nam giai đoạn 2002-2011

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    tiểu luận môn kinh tế phát triển

    LỜI MỞ ĐẦUThu nhập chính là động lực của người lao động từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Đảm bảo được bình đẳng giới thu nhập không những giải phóng sức lao động, tận dụng nguồn lực, làm lành mạnh thị trường lao động góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sự bất bình đẳng giới trong thu nhập là sự khác biệt giữa thu nhập của lao động nam và lao động nữ mặc dù có cùng các đặc tính năng lực và năng suất lao động. Bất bình đẳng giới trong thu nhập vừa là một trong những căn nguyên gây ra nghèo đói, vừa là yếu tố cản trở lớn đối với quá trình phát triển. Những xã hội có sự bất bình đẳng giới lớn và kéo dài thường phải trả giá là sự nghèo đói, tình trạng suy dinh dưỡng, đau ốm và những nỗi cực khổ khác ở mức độ lớn hơn. Mục tiêu bình đẳng giới trong thu nhập vừa là vấn đề quyền con người quan trọng, vừa là một yêu cầu cơ bản cho sự phát triển công bằng và hiệu quả. Vì vậy việc nghiên cứu về tình trạng bất bình đẳng giới trong thu nhập có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong việc hướng tới sự bình đẳng trong xã hội mà còn góp phần tìm kiếm các biện pháp để nâng cao hiệu quả của tăng trưởng kinh tế xã hội.
    Dựa trên cơ sở đánh giá, phân tích định tính và định lượng chuỗi số liệu từ 2002- 2011, nhóm em xin lựa chọn đề tài: “ Bất bình đẳng giới về thu nhập của lao động Việt Nam giai đoạn 2002-2011”, nhằm tập trung nghiên cứu thu nhập của người lao động làm công ăn lương của lao động nam và lao động nữ ở Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng tới mức lương, mức chênh lệch giữa thu nhập của lao đọng nam và nữ. Do thời gian hạn hẹp, quá trình nghiên cứu còn nhiều thiếu xót, mong cô và các bạn góp ý, bổ sung để bài tiểu luận của nhóm được hoàn chỉnh!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...