Đồ Án Bảo vệ rơle trạm biến áp công ty than Đèo Nai

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu Trong quá trình phát triển đất nước, ngành công nghiệp đóng một vai trò quan trọng, đặc biệt là ngành công nghiệp điện. Điện năng đóng góp một phần không nhỏ trong tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh tế và đời sống con người. Vì vậy chúng ta cần tổ chức, đào tạo một đội ngũ chuyên môn kỹ thuật cao nhằm đưa ngành năng lượng điện đạt tới sự hoàn thiện, để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Sau những năm tháng được đào tạo ở Trường đại học Mỏ- Địa chất thuộc chuyên ngành Điện khí hóa. Em đã tiếp thu, học hỏi được những kiến thức thuộc chuyên ngành và đặc biệt sau thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế em đã được bộ môn giao cho đề tài tốt nghiệp: “ Bảo vệ trạm biến áp 35/6kV” của Mỏ than Đèo Nai. Với sự giúp đỡ của thày, cô giáo trong bộ môn đặc biệt là sự dẫn dắt tận tình của thày giáo PGS. TS. Nguyên Anh Nghĩa đã giúp em hoàn thành bản đồ án. Bản đồ án của em bao gồm những nội dung chính sau: Phần I: tổng quan về Công ty than Đèo Nai. Chương 1: Cơ cấu tổ chức khai thác của công ty than Đèo Nai. Chương 2: Tình hình cung cấp điện của Công ty than Đèo Nai. Phần II: Chuyên đề bảo vệ rơle. Chương 3: Lý thuyết chung về bảo vệ rơle. Chương 4: Tính toán ngắn mạch. Chương 5: Tính toán chỉnh định bảo vệ rơle. Do thời gian nghiên cứu có hạn, lượng kiến chuyên môn còn hạn chế cho nên bản đồ án của em không thể tránh được những thiếu xót, kính mong nhận được sự quan tâm, góp ý của thày cô và các bạn đồng nghiệp. Em xin chân thành cám ơn! Hà nội ngày 28/5/2005 Sinh viên Trần Đình Vinh Phần I: Tổng quan về công ty than Đèo Nai Chương 1 Cơ cấu tổ chức khai thác của công ty than Đèo Nai Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý Mỏ than Đèo Nai được quản lý diện tích hành chính 52,2km2, nằm trong giới hạn toạ độ: X: 25000+26600; Y:427200+429400. Phía Bắc được giới hạn bởi đứt gãy A Phía Nam được giới hạn bởi đứt gãy B Phía Đông nam giáp với mỏ cọc sáu Phía Đông bắc giáp với mỏ Cao Sơn Phía Tây giáp với khu Lộ Trí- Mỏ Thống nhất Đặc điểm địa hình Địa hình khu mỏ không còn nguyên thủy nữa mà đã bị khai đào ở hầu hết các khu vực. Địa hình cao nhất ở phía Bắc và phía tây +370m, phía nam là +275,7m, phía Đông là 157,5m. Địa hình thấp nhất ứng với đáy mỏ và thấp dần từ tây sang Đông. Đặc điểm khí hậu. Khu mỏ nằm trong vùng than Cẩm Phả nên khí hậu khu mỏ mang tính chất chung là nhiệt đới gió mùa. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ không khí hàng tháng thay đổi từ 11,80c+32,60c, trung bình từ 23 đến 250c. Lượng mưa hàng năm thay đổi từ 1106,68mm đến 2834,7mm trung bình là 2040mm, lượng mưa phân phối hàng tháng không đều. Đặc điểm địa chất. Uốn nếp Mỏ Đèo Nai có 2 nếp uốn chính là nếp lồi trung tâm và nếp lõm phía nam Nếp lồi trung tâm: có trục chạy theo hướng TN-ĐB, góc dốc của hai cánh thay đổi từ 30o+40o, hai cánh của nếp lồi bị chặn bởi đứt gãy A2 ở phía Bắc và đứt gầu A3 ở phía Nam. Nếp lõm phía Nam: (Nếp lõm công trường chính) Trục của nếp lõm chạy theo phương gần vĩ tuyến và bị chặn bởi đứt gãy K, Cánh phía Nam có độ dốc trung bình 200+300. Cánh phía Bắc có độ dốc trung bình 350+400, nếp lõm mở rộng về phía Đông và bị chặn bởi đứt gãy K. Đứt gãy Các đứt gãy được chia thành hai hệ thống chính Hệ thống phát triển theo phương kinh tuyến và hệ thống phát triển theo phương vĩ tuyến. Hệ thống đứt gãy theo phương kinh tuyến: Đứt gãy nghịch K: ở phía đông mỏ là ranh giới phân chia mỏ Đèo Nai và Cọc Sáu Đứt gãy nghịch : ở phía tây khu mỏ, mặt trượt cắm tây với góc dốc 75+ 800, biên độ dịch chuyển khoảng 100m, đới huỷ hoại khoảng 10m. Đứt gãy thuận A4: mặt trượt đứt gãy cắm đông với góc dốc cắm đông 75+ 800. Biên đô dịch chuyển nhỏ khoảng vài chục mét. Đứt gãy thuậnA1: ở phía Tây khu mỏ. Mặt trượt đứt gãy cắm Tây với góc dốc 800, biên độ dịch chuyển khoảng 100m. Đứt gãy A1 được kéo dài thêm một đoạn về phía Nam khoảng 50m. (so với báo cáo năm 1990) Hệ thống đứt gãy theo phương vĩ tuyến: Đứt gãy nghịch B-B: Là ranh giới phía Nam của mỏ, mặt trượt đứt gãy cắm Bắc với góc dốc 50+600, biên độ dịch chuyển khoảng 200m, ở phạm vi Nam moong đứt gãy B-B lùi xuống phía Nam khoảng 50+70m (so với báo cáo địa chất năm 1990)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...