Đồ Án Bảo vệ rơle trạm biến áp 35/6kV mỏ Mạo Khê

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    Lời nói đầu


    Trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước hiện nay nền công nghiệp sản xuất than đóng một vai trò quan trọng, góp phần cùng các ngành khác thúc đẩy nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển.
    Đối với mỏ than hầm lò Mạo Khê có khí nổ siêu hạng việc đảm bảo cung cấp điện liên tục cho sản xuất là điều rất quan trọng. Để đáp ứng nhu cầu cung cấp điện liên tục cần phải tính toán, thiết kế một nhà trạm hoàn chỉnh về mặt kỹ thuật và kinh tế.
    Sau 5 năm học tập tại trường Đại học Mỏ - Địa chất em được bộ môn tin tưởng giao đề tài tốt nghiệp “Bảo vệ rơle trạm biến áp 35/6kV mỏ Mạo Khê”.
    Với sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS Nguyễn Anh Nghĩa và các thầy cô giáo trong bộ môn Điện Khí Hoá, cùng với sự nỗ lực của bản thân đến nay bản đồ án đã được hoàn thành. Tuy nhiên bản đồ án không thể tránh khỏi những thiếu sót do kiến thức còn hạn chế, rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
    Em xin chân thành cám ơn!



    Hà Nội, ngày 28 tháng 7 năm 2008
    Sinh viên


    PHẠM MINH NGỌC




    Chương 1
    GIớI THIệU CHUNG Về công ty THAN MạO KHÊ

    1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm địa chất và khí hậu của công ty.
    1.1.1. Vị trí địa lý.

    Công ty than Mạo Khê có trụ sở nằm trên địa bàn thị trấn Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh thuộc Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam. Khu vực Công ty nằm ở phía Tây đới chứa than bối tà Tràng Bạch, vòng cung Đông Triều thuộc bể than Đông Bắc toạ độ:
    106 33’ 45” ữ 106 30’ 27” kinh độ Đông
    21 02’ 33” ữ 21 06’ 15” vĩ độ Bắc
    Công ty than Mạo Khê có địa hình chạy dài theo hướng Đông -Tây ( từ Văn Lôi đến Tràng Bạch) chiều dài 8 km rộng 5 km, diện tích khoảng 40 km2, phía Đông giáp với xã Hồng thái cách thành phố Hạ Long 58 km, phía Tây giáp với xã Kim Sen cách Hà Nội 105 km, phía Nam giáp thị trấn Mạo Khê (quốc lộ 18 A) cách Hải Phòng 30 km, phía Bắc giáp xã Tràng Lương huyện Đông triều.
    1.1.2. Địa chất thuỷ văn.
    Về nước mặt: trong khu mỏ có hai suối lớn là suối Văn Lôi và suối Bình Minh, có hai hồ chứa nước lớn là hồ Tràng Bạch và hồ Yên Thọ, có sông Tràng Lương. Do đặc thù của mỏ là khu vực ít thực vật nên thoát nước rất nhanh ít ngấm xuống lòng đất.
    Về nước ngầm: nguồn nước chủ yếu là dự trữ trong các tầng đá và than khu vực đã khai thác và phụ thuộc vào phân tầng khai thác.
    1.1.3. Điều kiện khí hậu.
    Nhiệt độ trung bình hàng năm khu mỏ từ 23 ữ27 C cao nhất là từ 33 Cữ37 0 C thấp nhất là 12 C.
    Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1765mm, số ngày mưa trung bình hàng năm là 110 ngày, lớn nhất là 124 ngày, ít nhất là 79 ngày.
    Khu mỏ gần biển nên chịu ảnh hưởng đáng kể nhất là mùa mưa gió bão có thể đến cấp 11 12, hướng gió thay đổi theo mùa, mùa đông và mùa xuân có gió mùa đông bắc, mùa thu và mùa hè có gió đông và gió đông nam, độ ẩm trung bình là 68%, lớn nhất là 98%, nhỏ nhất là 25%.
    1.2. Tình hình khai thác, vận tải, thông gió và thoát nước.
    1.2.1. Tình hình khai thác.

    Từ năm 1889 thực dân Pháp tiến hành khai thác những vỉa than có giá trị trong cả hai cánh vỉa từ tuyến VII phía Tây đến vỉa than 5, 6, 7 từ mức (+ 30m) trở lên, ở cánh Bắc than hầu như đã khai thác gần hết, còn khu Văn Lôi ở tuyến I đã khai thác đến mức (+120m) so với mặt nước biển.
    Sau giải phóng năm 1954 mỏ than Mạo Khê tiếp quản khôi phục đi vào khai thác lò bằng mức (+30/+100) từ mức (+100/+142), từ mức (+42) lên lộ vỉa hiện nay đã khai thác hết.
    Năm 1992 mỏ Mạo Khê mở hệ thống giếng nghiêng đưa vào khai thác từ mức (+30) xuống mức (-25) đối với các vỉa ở cánh Bắc ở tuyến IV với 09 lò chợ khai thác, sản lượng than từ 700.000 đến 800.000 tấn/năm. Để có diện khai thác sản xuất lâu dài liên tục hiện nay ở mỏ than Mạo Khê đã mở rộng khu khai thác về phía Đông và Tây mức (-80), khai thác cả cánh Bắc và cánh Nam.
    Công ty than Mạo Khê hiện nay đang áp dụng các hệ thống khai thác như:
    - Hệ thống khai thác tầng lò chợ liền gương.
    - Hệ thống khai thác buồng lưu than.
    - Hệ thống khai thác cột dài theo phương khấu giật.
    - Hệ thống khai thác kiểu buồng thượng.
    1.2.2. Công tác vân tải.
    Than khai thác sau đó xúc thủ công vào máng trượt đổ xuống máng cào lên tàu điện ắc quy đổ vào bun ke qua vận chuyển băng tải đến nhà sàng để sơ tuyển.

    Hình 1.1. Sơ đồ công tác vận tải.

    1.2.3. Công tác thông gió.
    Thông gió chính của công ty than Mạo Khê chủ yếu là dùng phương pháp thông gió hút, có hai quạt thông gió chính dùng để thông gió cho toàn mỏ là:
    -Trạm quạt mức + 124 gồm: 02 quạt BOKД -1,5
    -Trạm quạt mức +73 gồm: 02 quạt BOKД -1,5
    1.2.4. Công tác thoát nước.
    Nước trong mỏ được thoát ra bằng hai cách: thoát nước tự nhiên và thoát nước nhân tạo (dùng máy bơm).
    +Thoát nước tự nhiên:
    - Nước ở trong mức (+30) trở lên được thoát ra ngoài bằng mương, rãnh dọc theo các đường lò theo mức khai thác, sau đó chảy ra ngoài bằng hệ thống mương nhân tạo chảy ra suối.


    Hình 1.2. Sơ đồ thoát nước tự nhiên phân tầng (+30).
    + Thoát nước nhân tạo:
    Công ty than Mạo Khê có 3 trạm bơm (3 hệ thống bơm) đặt ở 3 vị trí khác nhau tại sân ga đáy giếng ở các phân tầng mức âm để thoát nước mạch, nước ngầm từ các diện khai thác phân tầng khác nhau.
    - Từ mức (-25) lên mức (+30) đặt một trạm bơm gồm hệ thống 4 bơm ly tâm mã hiệu LT-280/70, để thoát nước cho mức (-25) lên mức (+30).

    Hình .3. Sơ đồ thoát nước nhân tạo phân tầng (-25).
    - Nước từ mức (-80) bơm lên mặt bằng mức (+17) qua hệ thống bơm đặt ở hầm bơm cạnh sân ga đáy giếng mức(-80) bao gồm 3 bơm cao áp loại Д, điện áp định mức Uđm= 6kV. Ngoài ra còn có hệ thống 3 bơm dự phòng hạ áp mã hiệu LT-280/70.



    Hình 1.4. Sơ đồ thoát nước nhân tạo phân tầng (-80).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...