Luận Văn Bảo vệ quyền tác giả trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khối ngành Kinh Tế - Xã hội

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 14/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC



    DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG ĐỀ
    TÀI
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN NGÀNH KINH TẾ - XÃ HỘI . 7
    1.1. Những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền tác giả . 7
    1.1.1. Tác giả 7
    1.1.2. Quyền tác giả 9
    1.1.3. Bảo vệ quyền tác giả . 11
    1.2. Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành Kinh tế - Xã hội 19
    1.2.1. Khái niệm hoạt động nghiên cứu khoa học nói chung . 19
    1.2.2. Đặc điểm của nghiên cứu khoa học 21
    1.2.3. Đặc điểm riêng của hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành Kinh tế - Xã hội 23
    1.3. Vai trò của bảo vệ quyền tác giả trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên . 28
    1.3.1. Tạo điều kiện cho sinh viên phát huy được tài năng, trí tuệ trong
    việc nghiên cứu khoa học 28
    1.3.2. Tạo điều kiện cho sinh viên có ý thức, trách nhiệm trong việc sáng tạo ra các tác phẩm có chất lượng cao nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và phục vụ cho sự phát triển của đất nước trong thời kì đổi mới 29
    1.3.3. Giúp nhà trường và xã hội đánh giá đúng khả năng và chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên 30
    1.3.4. Bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả 30
    1.3.5. Nâng cao ý thức của sinh viên trong việc bảo vệ quyền tác giả nói riêng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung 31
    1.3.6. Làm tăng giá trị thương mại của các kết quả nghiên cứu khoa học
    của sinh viên trong nhà trường . 31
    1.3.7. Là điều kiện cần để Việt Nam thực hiện tốt luật chơi chung trên con
    đường hội nhập Kinh tế Quốc tế . 32


    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN NGÀNH KINH TẾ - XÃ HỘI 34
    2.1. Tổng quan về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong
    các trường đại học ngành Kinh tế - Xã hội . 34
    2.2. Hoạt động của nhà trường trong việc bảo vệ quyền tác giả trong hoạt
    động nghiên cứu khoa học của sinh viên 41
    2.2.1. Những kết quả đã đạt được . 42
    2.2.2. Những mặt còn còn hạn chế . 43
    2.3. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên . 48
    2.3.1. Sinh viên sử dụng giáo trình, sách tham khảo photocopy, sách bị
    làm nhái, sách điện tử không có bản quyền 48
    2.3.2. Sinh viên sao chép công trình nghiên cứu một cách bừa bãi, khó kiểm soát . 53
    2.3.3. Sinh viên tham khảo tài liệu mà không ghi nguồn trích dẫn rõ ràng
    . 55
    2.4. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng xâm phạm quyền tác giả của sinh viên trong hoạt động nghiên cứu khoa học . 56
    2.4.1. Nhận thức của sinh viên còn kém . 56
    2.4.2. Hoạt động bảo vệ quyền tác giả chưa được nhà trường quan tâm 58
    2.4.3. Sinh viên thiếu kinh nghiệm và năng lực trong nghiên cứu khoa học hoặc lười nghiên cứu 59
    2.4.4. Điều kiện kinh tế hạn hẹp của sinh viên . 61
    2.5. Những thuận lợi và khó khăn của nhà trường trong việc thực hiện các giải pháp nghiêm ngặt bảo vệ quyền tác giả trong hoạt động nghiên cứu khoa học . 64
    2.5.1. Thuận lợi . 64
    2.5.2. Khó khăn . 65
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO VỆ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN . 68
    3.1. Giải pháp vĩ mô 68
    3.1.1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả 68
    3.1.2. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, nâng cao ý thức cộng đồng thực hiện bảo hộ quyền tác giả 68


    3.1.3. Nâng cao số lượng và chất lượng các cán bộ bảo vệ quyền tác giả
    . 69
    3.1.4. Soạn thảo và thống nhất các quy định về bảo vệ quyền tác giả trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các cơ sở đào tạo thành một hệ thống trên cả nước 70
    3.1.5. Ngăn chặn, xử lý nghiêm khắc hơn đối với các trường hợp xâm phạm quyền tác giả . 70
    3.1.6. Hỗ trợ giảm giá giáo trình và sách tham khảo cho sinh viên 71
    3.2. Giải pháp cụ thể trong các trường đại học Kinh tế – Xã hội . 72
    3.2.1. Thành lập các đơn vị chuyên trách giải quyết các vấn đề liên quan
    đến bảo vệ quyền tác giả (Sở hữu trí tuệ )trong nhà trường 72
    3.2.2. Ban hành các quy định bảo vệ quyền tác giả trong nhà trường, giáo dục và nâng cao ý thức của sinh viên về bảo vệ quyền tác giả trong hoạt động nghiên cứu khao học 73
    3.2.3. Tăng cường số lượng sách trong thư viện nhằm đẩy mạnh vai trò của thư viện trong hoạt động nghiên cứu khoa học . 74
    3.2.4. Hỗ trợ sinh viên mua sách thật . 75
    3.2.5. Cung cấp sách có bản quyền cho sinh viên 75
    3.2.6. Đăng kí bảo hộ quyền tác giả của các công trình nghiên cứu khoa học có chất lượng của sinh viên và các sản phẩm trí tuệ khác của nhà trường với Cục Bản quyền 76
    3.2.7. Hỗ trợ việc in ấn tài liệu và các báo cáo nghiên cứu khoa học của sinh viên 77
    3.2.8. Trợ giúp và khuyến khích các hoạt động trao đổi sách giữa các sinh
    viên trong trường 78
    3.2.9. Đầu tư nghiên cứu các công nghệ hiện đại nhằm kiểm tra và phát hiện hành vi sao chép công trình nghiên cứu . 78
    KẾT LUẬN 80
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 81
    PHỤ LỤC 1 84

    LỜI MỞ ĐẦU



    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Hoạt động nghiên cứu khoa học có vai trò vô cùng to lớn trong việc nâng cao kiến thức và chất lượng học tập của sinh viên trong các trường đại học. Hàng năm có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên được thực hiện bao gồm: tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp, luận án, và các công trình của sinh viên tham gia cuộc thi nghiên cứu khoa học.
    Trong nghiên cứu khoa học, bảo vệ quyền tác giả là yếu tố quan trọng trong việc khẳng định chất lượng của công trình nghiên cứu.
    Tuy nhiên, thực tế cho thấy, phần lớn sinh viên chưa hiểu rõ về quyền tác giả và tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền tác giả trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, một số sinh viên biết việc sao chép là xâm phạm quyền tác giả nhưng vẫn làm do thiếu năng lực và kinh nghiệm trong hoạt động nghiên cứu khoa học.
    Mặt khác, sinh viên thường sử dụng học liệu photocopy và sách bị sao chép, làm nhái. Không chỉ giáo trình mà nhiều tiểu luận, luận văn photocopy cũng được bán công khai. Đặc biệt, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sinh viên có thể dễ dàng tìm được một tiểu luận, luận văn, luận án trên mạng.
    Tình trạng xâm phạm quyền tác giả trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trở nên rất phổ biến, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nghiên cứu, dẫn đến những đánh giá sai lệch. Bên cạnh đó, do quyền tác giả chưa được bảo vệ đúng mức ảnh hưởng đến quyền lợi, gây tâm lý chán nản, mất động lực cho người nghiên cứu, thậm chí người nghiên cứu không muốn phổ biến các kết quả công trình nghiên cứu của mình do quyền lợi không được đảm bảo. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển trình độ khoa học và kinh tế, xã hội của quốc gia.
    Trong khi đó, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 156 của công ước Berne, công ước quan trọng nhất về bảo vệ quyền tác giả trên thế giới, từ ngày 26 tháng 10 năm 2004 đòi hỏi Việt Nam phải tuân thủ nghiêm túc và đúng đắn các quy định bảo vệ quyền tác giả. Tình trạng xâm phạm quyền tác giả trong hoạt động nghiên cứu khoa học ngày càng phổ biến có thể khiến Việt Nam phải đối mặt với những vụ kiện xâm phạm quyền tác giả nước ngoài, gây thiệt hại không nhỏ và ảnh hưởng đến uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
    Nhìn nhận được vấn đề thực tế trên, tác giả chọn đề tài “Bảo vệ quyền tác giả trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khối ngành Kinh Tế - Xã hội” với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề quyền tác giả đối với sinh viên trong các trường đại học ở Việt Nam, qua đó làm rõ thực trạng, nguyên nhân, đồng thời tăng cường sự hiểu biết, nhận thức về những quy định đó thêm đầy đủ và đúng đắn, đưa ra giải pháp cụ thể góp phần giải quyết những vấn đề còn tồn tại.
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

    Hiện nay, bảo vệ quyền tác giả ở Việt Nam đang là một đề tài được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Cho đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về bảo vệ quyền tác giả, điển hình như:
    Cuốn sách “Sáng tạo văn học nghệ thuật và quyền tác giả ở Việt Nam” của Tiến sĩ Vũ Mạnh Chu – Cục trưởng cục Bản quyền văn học nghệ thuật, nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2005. Tác giả đã khái quát về lịch sử hình thành, thực trạng tình hình và xu thế phát triển của quyền tác giả ở Việt Nam trên các loại hình từ báo chí, xuất bản, điện ảnh, nhiếp ảnh, nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật tạo hình đến âm nhạc, di sản văn hoá, công nghiệp ghi âm. Qua đó, tác giả đưa ra các kiến nghị, giải pháp thúc đẩy công tác bảo hộ quyền tác giả tại quốc gia, đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế.
    Tác phẩm “Công ước Berne 1886 – công cụ hữu hiệu bảo hộ quyền tác giả” của Thạc sỹ luật học Nguyễn Bá Bình, cán bộ giảng dạy tại Khoa luật


    quốc tế và kinh doanh quốc tế thuộc đại học Luật Hà Nội và Phạm Thanh Tùng, chuyên viên Cục bản quyền tác giả văn học nghệ thuật Việt Nam do nhà xuất bản Tư pháp phát hành năm 2006 đã khái lược về quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả, sự hình thành và phát triển của công ước Berne và những nội dung cần hiểu rõ để vận dụng tốt công ước Berne trong sự so sánh với pháp luật về quyền tác giả ở Việt Nam.
    Bên cạnh đó, có rất nhiều các hội thảo về bảo vệ quyền tác giả đã được tổ chức như:
    Hội thảo “Sở hữu trí tuệ khu vực châu Á – Thái Bình Dương về quyền tác giả trong công nghệ thông tin – truyền thông” do Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) phối hợp tổ chức với sự hỗ trợ của Cơ quan quyền tác giả Nhật Bản diễn ra từ
    29/7/2009 đến 31/7/2009 tại Hà Nội.

    Hội thảo “Bảo vệ quyền tác giả trong trường đại học” do trường Đại học

    Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh tổ chứ ngày 23/6/2010.

    Hội thảo "Sở hữu trí tuệ và quyền tác giả"do Trung tâm Văn hóa Pháp – L’Espace và Nhà Pháp luật Việt Pháp tổ tại hội trường L’Espace – Trung tâm Văn hóa Pháp ngày 24/11/2011.
    Tuy nhiên, đến nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu cụ thể về bảo vệ quyền tác giả trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành Kinh tế - Xã hội.
    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Đề tài nghiên cứu với 3 mục đích, đó là:

    - Làm rõ những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền tác giả, đặc thù của hoạt

    động nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành Kinh tế – Xã hội tại Việt Nam.

    - Nghiên cứu thực trạng về vấn đề bảo vệ quyền tác giả trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành Kinh tế – Xã hội ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những nguyên nhân xâm phạm quyền tác giả căn bản.


    - Đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục vấn đề xâm phạm quyền tác giả trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành Kinh tế - Xã hội tại Việt Nam hiện nay.
    4. Phương pháp nghiên cứu

    Với đề tài nghiên cứu “Quyền tác giả trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành Kinh Tế – Xã hội”, công trình sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
    Phương pháp thu thập thông tin:

    Phương pháp quan sát nhằm mục đích quan sát hoạt động nghiên cứu khoa học và việc sử dụng học liệu của sinh viên trong các trường đại học.
    Phương pháp nghiên cứu tài liệu qua thư viện và internet nhằm thu thập tài liệu về các quy định về bảo vệ quyền tác giả trong luật sở hữu trí tuệ Việt Nam và các quy định, biện pháp của nhà trường về bảo vệ quyền tác giả hiện nay.
    Phương pháp phỏng vấn nhằm Phỏng vấn lấy ý kiến của các sinh viên về hiểu biết của họ trong vấn đề bảo vệ quyền tác giả và hành vi sử dụng giáo trình, học liệu của sinh viên trong hoạt động nghiên cứu khoa học.
    Phương pháp xử lý thông tin:

    Phương pháp thống kê nhằm liệt kê tên một số công trình khoa học về bảo vệ quyền tác giả trước đó, các sản phẩm thường thấy của hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành Kinh tế - Xã hội; các hành vi xâm phạm quyền tác giả của sinh viên và các biện pháp bảo vệ quyền tác giả hiện đang được thực hiện tại các trường đại học Kinh tế – Xã hội.
    Phương pháp định lượng nhằm mục đích định lượng % số sinh viên hiểu biết về quyền tác giả, nguồn gốc giáo trình, học liệu được sử dụng của sinh viên Hà Nội; sử dụng bảng số liệu tổng kết hoạt động nghiên cứu khoa học trường Đại học Ngoại Thương cơ sở 1 và cơ sở 2; sử dụng con số rời rạc báo cáo tình hình hoạt động của các cơ quan, ban ngành liên quan đến hoạt động bảo vệ quyền tác giả và thực trạng tình hình nghiên cứu khoa học của sinh viên Việt Nam hiện nay.

    Phương pháp tóm tắt nhằm tóm tắt một số công trình khoa học về quyền tác giả đã công bố, từ đó tiếp thu, học hỏi và rút kinh nghiệm.
    Phương pháp phân tích nhằm phân tích những đặc điểm riêng của các công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành Kinh tế - Xã hội; làm rõ nguyên nhân sinh viên xâm phạm quyền tác giả trong hoạt động nghiên cứu, các hình thức xâm phạm quyền tác giả; chỉ ra những kết quả đã đạt được và những mặt còn hạn chế trong công tác bảo vệ quyền tác giả trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành Kinh tế - Xã hội; phân tích những mặt thuận lợi và khó khăn trong việc bảo vệ quyền tác giả trong hoạt động nghiên cứu khoa học trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành Kinh tế - Xã hội
    Phương pháp tổng hợp nhằm tổng hợp tài liệu, số liệu cùng các ý kiến thu thập được, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng xâm phạm quyền tác giả đang diễn ra tại các trường đại học.
    6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quyền tác giả trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành Kinh tế - Xã hội.
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên tại trường Đại học Ngoại Thương và Đại học Kinh Tế Quốc Dân là hai cơ sở đào tạo đại học ngành Kinh tế – Xã hội lớn trong cả nước.
    7. Kết quả nghiên cứu dự kiến

    Sau khi công trình nghiên cứu được hoàn thiện, công trình sẽ là một báo cáo sút tích về “Bảo vệ quyền tác giả trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành Kinh tế – Xã hội” và được đăng trên tạp chí nghiên cứu khoa học của sinh viên, góp phần xây dựng môi trường nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp trong các trường đại học.


    8. Kết cấu của đề tài


    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo nội dung của công trình gồm có ba chương:
    Chương I: Những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền tác giả trong hoạt

    động nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành Kinh tế – Xã hội

    Chương II: Thực trạng về bảo quyền tác giả trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành Kinh tế – Xã hội
    Chương III: Một số giải pháp nhằm bảo vệ quyền tác giả trong hoạt

    động nghiên cứu khoa học của sinh viên
     

    Các file đính kèm:

    • 2.doc
      Kích thước:
      2.9 MB
      Xem:
      0
    • 2.pdf
      Kích thước:
      1.3 MB
      Xem:
      0
Đang tải...