Luận Văn Bảo vệ quyền tác giả tại trường đại học ngoại thương

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 13/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ngoại Thương
    Hà Nội, tháng 5 năm 2013

    LUẬN VĂN CÓ ĐẦY ĐỦ TRONG FILE WORD

    MỤC LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU . 1

    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ BẢO VỆ QUYỀN TÁC

    GIẢ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC . 6

    1.1 Quyền tác giả . 6

    1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của quyền tác giả . 6

    1.1.2 Nội hàm của quyền tác giả 7

    1.1.3 Hệ thống pháp luật về quyền tác giả . 12

    1.1.4 Bảo vệ quyền tác giả . 14

    1.1.5 Vai trò của bảo vệ quyền tác giả trong đời sống kinh tế - văn hóa –xã hội 18

    1.2 Bảo vệ quyền tác giả tại các trường đại học . 21

    1.2.1 Đối tượng được bảo vệ quyền tác giả tại các trường đại học . 21

    1.2.2 Hành vi xâm phạm quyền tác giả tại các trường đại học . 21

    1.2.3 Nguyên nhân của hành vi xâm phạm quyền tác giả tại các trường đại học . 23

    1.2.4 Bảo vệ quyền tác giả tại các trường đại học . 25

    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TRƯỜNG ĐẠI

    HỌC NGOẠI THƯƠNG . 26

    2.1 Đại học Ngoại Thương và quyền tác giả tại Đại học Ngoại Thương 26

    2.1.1 Giới thiệu sơ lược về Đại học Ngoại Thương . 26

    2.1.2 Chủ thể được bảo vệ quyền tác giả tại trường Đại học Ngoại Thương 28

    2.1.3 Đối tượng được bảo vệ quyền tác giả tại trường Đại học Ngoại Thương 29

    2.2 Thực trạng xâm phạm quyền tác giả tại trường Đại học Ngoại Thương . 30

    2.2.1 Nhận thức của sinh viên về xâm phạm quyền tác giả. 30

    2.2.2 Thực tế xâm phạm quyền tác giả . 34

    2.2.3 Các hoạt động bảo vệ quyền tác giả tại trường Đại học Ngoại Thương 40

    2.3 Nguyên nhân xâm phạm quyền tác giả tại Đại học Ngoại Thương 47

    2.3.1 Nhận thức của sinh viên chưa cao 47


    2.3.2 Hoạt động bảo vệ quyền tác giả chưa được nhà trường coi trọng . 48

    2.3.3 Điều kiện kinh tế của sinh viên còn hạn chế . 49

    CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP BẢO VỆ QUYỀN TÁC GIẢ TẠI ĐẠI HỌC NGOẠI

    THƯƠNG . 51

    3.1 Định hướng bảo vệ quyền tác giả tại Đại học Ngoại Thương 51

    3.1.1 Hoàn thiện hệ thống quy tắc về quyền tác giả 51

    3.1.2 Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, nâng cao ý

    thức cộng đồng thực hiện bảo hộ quyền tác giả 52

    3.1.3 Ngăn chặn, xử lý nghiêm khắc hơn đối với các trường hợp xâm phạm quyền tác giả . 53

    3.2 Các giải pháp cụ thể 54

    3.2.1 Nhóm giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về quyền tác giả . 54

    3.2.2 Nhóm giải pháp nhằm giảm tình trạng sử dụng sách photo, sách giả. . 57

    3.2.3 Nhóm giải pháp nhằm giảm tình trạng sao chép trong khóa luận, tiểu luận và

    nghiên cứu khoa học . 61

    3.2.4 Nhóm giải pháp nhằm nâng cao thực thi quyền Sở hữu trí tuệ 63

    KẾT LUẬN . 66

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

    PHỤ LỤC 1 . 69

    PHỤ LỤC 2 . 79


    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Sự phát triển của một quốc gia phụ thuộc rất lớn vào khả năng sáng tạo của người dân ở quốc gia đó, và việc khuyến khích khả năng sáng tạo cá nhân và truyền bá nó là điều kiện thiết yếu cho sự tiến bộ. Quyền tác giả là yếu tố cấu thành quan trọng của quá trình phát triển. Bảo hộ quyền tác giả, từ góc độ của người tạo ra tác phẩm, chỉ có ý nghĩa nếu người tạo ra tác phẩm thực sự được hưởng lợi từ các tác phẩm đó, và điều này không thể có được nếu không có sự công bố và truyền bá tác phẩm của người đó cũng như việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự công bố, truyền bá đó. Đây chính là vai trò thiết yếu của quyền tác giả tại các nước đang phát triển.
    Những năm gần đây, khi nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế, tiếp thu các nét văn hóa tiến bộ trên thế giới thì thực trạng xâm phạm quyền tác giả ở Việt Nam ngày càng báo động và có dấu hiệu biến tướng. Đặc biệt tình trạng xâm phạm quyền tác giả vẫn diễn ra hết sức phức tạp trên nhiều lĩnh vực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm trong các trường đại học hiện nay.
    Ở các trường đại học Việt Nam hiện nay, tình trạng xâm phạm quyền tác giả vẫn đang diễn ra rất phổ biến dưới nhiều hình thức. Tại trường đại học Ngoại Thương cũng vậy, quyền tác giả vẫn không được coi trọng và chưa được nhận thức đúng đắn. Các hành vi xâm phạm vẫn diễn rất phổ biến gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của tác giả, chủ sở hữu quyền. Chính vì thế, cần có một sự nhìn nhận chính xác hơn về mức độ nghiêm trọng của việc xâm phạm quyền tác giả và cụ thể là ở trường Đại học Ngoại Thương, từ đó đề ra những giải pháp để bảo vệ quyền tác giả ở cấp độ vi mô.
    Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học: “Bảo vệ quyền tác giả tại trường Đại học Ngoại Thương” với mong muốn nghiên cứu về thực trạng xâm phạm quyền tác giả, hoạt động bảo vệ quyền tác giả tại trường đại học Ngoại Thương. Từ đó, đưa ra các giải pháp cụ thể giúp tăng
    cường bảo vệ quyền tác giả tại đại học Ngoại Thương.
    2. Những nghiên cứu liên quan
    Trên thế giới, vấn đề về quyền tác giả đã thu hút sự quan tâm từ khá sớm của các nhà nghiên cứu cũng như các nhà lập pháp. Những nghiên cứu về sở hữu trí tuệ nói chung đều dành dung lượng đáng kể cho việc phân tích điều này, bên cạnh đó là những công trình chuyên sâu về mảng quyền riêng biệt.
    Tại Việt Nam, những nghiên cứu về vấn đề này ở cấp độ vi mô là chưa nhiều và đa phần mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Hầu hết những công trình nghiên cứu chung về sở hữu trí tuệ đều chỉ đề cập tới nhóm quyền này ở mức độ nhất định.
    Đã có một số nghiên cứu về quyền tác giả tại các trường đại học được trình bày trong các buổi hội thảo như:
    Hội thảo “Bảo vệ quyền tác giả trong trường đại học” năm 2010 do trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tổ chức.
    Tại Hội thảo quốc tế “Thực thi quyền SHTT ở Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO” năm 2010 đã có một số báo cáo liên quan tới quyền tác giả tại các trường đại học đáng chú ý: Ts. Trần Văn Hải & ThS. Trần
    Điệp Thành: “Giảng dạy quyền SHTT ở trường đại học – Kinh nghiệm của trường

    Đại học Khoa học xã hội và nhân văn”.

    3. Mục tiêu của đề tài

    Mục tiêu chung:

    Nghiên cứu nhận thức của sinh viên, các hành vi xâm phạm và thực trạng bảo vệ quyền tác giả tại đại học Ngoại Thương, từ thực trạng đó đưa ra các giải pháp giúp bảo vệ quyền tác giả tại đại học Ngoại Thương.

    Mục đích cụ thể:

    - Bài nghiên cứu hướng tới việc làm rõ cơ sở lý luận về quyền tác giả, phân tích các quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh nhóm quyền này,
    - Nghiên cứu thực trạng xâm phạm và bảo vệ quyền tác giả tại đại học Ngoại Thương

    - Từ việc phân tích thực tế xâm phạm và bảo vệ quyền tác giả tại đại học Ngoại Thương, đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng xâm phạm quyền và bảo vệ quyền tác giả hiệu quả hơn tại đại học Ngoại Thương.
    4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

    4.1 Đối tượng nghiên cứu


    Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm có:

    - Các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về quyền tác giả

    - Nhận thức của sinh viên đại học Ngoại Thương về quyền tác giả

    - Các hành vi xâm phạm quyền tác giả tại đại học Ngoại Thương

    - Tình hình bảo vệ quyền tác giả tại đại học Ngoại Thương

    4.2 Phạm vị nghiên cứu

    - Phạm vi nội dung:

    Đề tài tập chung vào nghiên cứu 3 mục tiêu đã đề ra tại mục 3

    - Phạm vi không gian:

    Đề tài nghiên cứu trong phạm vi trường đại học Ngoại Thương

    - Phạm vi thời gian:

    Đề tài lấy mốc thời gian nghiên cứu từ năm 2006 khi Luật SHTT Việt Nam bắt đầu có hiệu lực thi hành.

    5. Phương pháp nghiên cứu


    Với đề tài: “Bảo vệ quyền tác giả tại trường đại học Ngoại Thương”, công trình sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
    - Phương pháp thu thập thông tin:

    Phương pháp khảo sát thực tế thông qua phiếu điều tra nhằm mục đích điều tra nhận thức của sinh viên đại học Ngoại Thương và mức độ xâm phạm quyền tác giả của sinh viên trong trường

    Phương pháp quan sát nhằm mục đích quan sát việc sử dụng tài liệu của sinh viên trong trường, quan sát các hành vi xâm phạm quyền tác giả đang xảy ra tại đại học Ngoại Thương.
    Phương pháp tìm kiếm, nghiên cứu các tài liệu trên mạng internet, trên thư viện và các văn bản pháp luật.

    - Phương pháp xử lý thông tin

    Phương pháp thống kê: nhóm tiến hành liện kê các đối tượng bảo vệ quyền tác giả, các chủ thể bảo vệ quyền tác giả và các hành vi xâm phạm quyền tác giả tại trường đại học Ngoại Thương.
    Phương pháp định lượng: từ các số liệu điều tra nhận được thông qua phiếu điều tra, nhóm tiến hành định lượng số lượng sinh viên, mức độ xâm phạm của sinh viên trong trường.
    Phương pháp phân tích: từ các kết quả khảo sát nhận được và các quy định, văn bản pháp luật; nhóm tiến hành phân tích làm rõ vấn đề xâm phạm quyền tác giả từ những thông tin thu thập được; phân tích thực trạng bảo vệ quyền tác giả tại, các nguyên nhân xâm phạm quyền tác giả tại đại học Ngoại Thương.
    Phương pháp so sánh: so sánh hệ thống các văn bản pháp luật về quyền tác giả của quốc tế và Việt Nam.
    Phương pháp tổng hợp nhằm thu thập, tổng hợp các tài liệu, số liệu một cách khoa học để tiến hành phân tích làm rõ các vấn đề trong nghiên cứu là xâm phạm quyền và bảo vệ quyền tác giả.

    6. Tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo của đề tài

    Đây là một đề tài nghiên cứu đầu tiên tại đại học Ngoại Thương về bảo vệ quyền tác giả ngay tại đại học Ngoại Thương. Đề tài này nhằm đánh giá thực trạng xâm phạm và bảo vệ quyền tác giả tại một trường đại học cụ thể là trường đại học Ngoại Thương. Vấn đề về quyền tác giả vốn không mới nhưng tính mới, độc đáo và sáng tạo lại nằm ở quy mô nghiên cứu của đề tài cũng như các giải pháp và đề xuất đưa ra. Đề tài nghiên cứu thu hẹp trong phạm vi trường đại học Ngoại Thương, các kết quả được dựa trên cơ sở điều tra và phân tích thực tế. Đề tài tiến hành điều tra trên 2 nhóm đối tượng là sinh viên đã học sở hữu trí tuệ và sinh viên chưa học về sở hữu trí tuệ để đưa ra nhận xét. Các đề xuất bảo vệ quyền tác giả mà đề tài đưa ra dựa trên nghiên cứu thực tế tại đại học Ngoại Thương, dựa trên các quy định của pháp luật nhưng vẫn hài hòa lợi ích mà sinh viên mong muốn.

    7. Kết cấu của đề tài

    Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục nội dung đề tài nghiên cứu có kết cấu gồm 3 phần chính:

    Chương I: Cơ sở lý luận về quyền tác giả và bảo vệ quyền tác giả tại các trường đại học

    Chương II: Thực trạng bảo vệ quyền tác giả tại trường Đại học Ngoại Thương

    Chương III: Đề xuất giải pháp để bảo vệ quyền tác giả tại Đại học Ngoại Thương
     

    Các file đính kèm:

    • 2.doc
      Kích thước:
      2.7 MB
      Xem:
      1
    • 2.pdf
      Kích thước:
      1.2 MB
      Xem:
      0
Đang tải...