Luận Văn Bảo vệ quyền sống của trẻ em ở việt nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: BẢO VỆ QUYỀN SỐNG CỦA TRẺ EM Ở VIỆT NAM

    LỜI MỞ ĐẦU 9


    1. Tính cấp thiết của đề tài 9


    2. Phạm vi nghiên cứu 10


    3. Mục đích nghiên cứu 10


    4. Phương pháp nghiên cứu .11


    5. Kết cấu đề tài 11


    Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TRẺ EM: .13


    1.1 Lịch sử phát triển của vấn đề quyền trẻ em: 13


    1.1.1 Giai đoạn trước năm 1776: 13


    1.1.2 Giai đoạn 1776-1745: .13


    1.1.3 Giai đoạn 1945 -1989: .13


    1.1.4 Giai đoạn 1989 đến nay: 14


    1.2 Những vấn đề đặc trưng của quyền trẻ em: .14


    1.2.1 Các khái niệm liên quan: 14


    1.2.1.1 Trẻ em: .14


    1.2.1.2 Quyền trẻ em: .16


    1.2.1.3 Quyền sống của trẻ em: 17


    1.2.2 Bản chất của quyền frẻ em: 18


    1.2.2.1 Bản chất xã hội: 18


    1.2.2.2 Bản chất pháp lý: 19


    1.2.3 Đặc điểm của quyền trẻ em: .19


    1.2.4 Các chủ thế tham gia vào vấn đề quyền trẻ em: .20


    1.3 Sơ lược về Công ước của Liên Hiệp quốc về Quyền trẻ em năm 1989: .21


    1.3.1 Những nguyên tắc chung về quyền trẻ em: .21


    1.3.1.1 Không phân biệt đối xử: .21


    1.3.1.2 Lợi ích tốt nhất dành cho trẻ em: 22


    1.3.1.3 Quyền được sống còn và phát triển: 22


    1.3.1.4 Lắng nghe và tôn trọng y kiến của trẻ em: 23


    1.3.2 Nội dung chính của Công ước về quyền trẻ em 1989: .24


    1.3.2.1 Nhóm quyền được sống còn: 24


    1.3.2.2 Nhóm quyền được bảo vệ: 27


    1.3.2.3 Nhóm quyền được phát triển: .28


    1.3.2.4 Nhóm quyền được tham gia: .30


    Chương 2: PHÁP LUẬT QUỐC GIA VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ


    BẢO VỆ QUYỀN SỐNG CỦA TRẺ EM: 34


    2.1 Những quy định chung của pháp luật về bảo vệ quyền sống của trẻ em - Thực tiễn áp dụng: 34


    2.1.1 Những quy định của pháp luật: 34


    2.1.2 Các biện pháp tống thể thực hiện Công ước về quyền trẻ em: 38


    2.1.3 Những chỉnh sách tiêu biểu trong việc bảo vệ quyền trẻ em: 40


    2.1.3.1 Tăng cường sức khỏe bà mẹ và trẻ em: .40


    2.1.3.2 Trường học thân thiện với trẻ em: .42


    2.1.3.3 Đối thoại mở và tăng cường nhận thức cộng đồng: .43

    2.1.3.4 Thúc đẩy kỹ năng làm cha mẹ của các bậc phụ huynh: .46


    2.2 Pháp luật và thực tiễn về bảo vệ quyền sống đối với những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: .47


    2.2.1 Trẻ em khuyết tật: .47


    2.2.1.1 Những quy định quốc tế: 47


    2.2.1.2 Luật pháp, chính sách và hoạt động thực tiễn của Việt Nam: 49


    2.2.2 Trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi: .55


    2.2.2.1 Những quy định quốc tế: 55


    2.2.2.2 Luật pháp, chính sách và hoạt động thực tiễn của Việt Nam: 58


    2.2.3 Trẻ em bị lạm dụng và bóc lột tình dục: .61


    2.2.3.1 Những quy định quốc tế: 61


    2.2.3.2 Luật pháp, chính sách và hoạt động thực tiễn của Việt Nam: 64


    2.2.4 Trẻ em đường phố: .71


    2.2.4.1 Những quy định quốc tế: 71


    2.2.4.2 Luật pháp, chính sách và hoạt động thực tiễn của Việt Nam: 72


    2.2.5 Trẻ em phải lao động trong điều kiện độc hại nguy hiểm: 75


    2.2.5.1 Những quy định quốc tế: 75


    2.2.5.2 Luật pháp, chính sách và hoạt động thực tiễn của Việt Nam: 76


    2.2.6 Trẻ em bị ảnh hưởng của HIV/AIDS: 79


    2.2.6.1 Những quy định quốc tế: 79


    2.2.6.2 Luật pháp, chính sách và hoạt động thực tiễn của Việc Nam: .79


    2.2.7 Trẻ em là nạn nhân của nạn bạo hành: 84


    2.2.7.1 Những quy định quốc tế: 85


    2.2.1.2 Luật pháp, chính sách và hoạt động thực tiễn của Việc Nam: .88


    Chương 3: NHỮNG TỒN TẠI TRONG VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN SỐNG CỦA TRẺ EM Ở VIỆT NAM VÀ TIẾN TRÌNH HỢP TÁC QUỐC TẾ: 93


    3.1 Những mặt tồn tại trong vấn đề bảo vệ quyền sống của trẻ em ở Việt Nam - Kiến nghị: 93


    3.1.1 Độ tuổi của trẻ em: 93


    3.1.2 Cách tiếp cận với vấn đề bảo vệ trẻ em: .93


    3.1.3 Tình trạng nghèo ở trẻ em: .99


    3.1.4 Tình trạng bất bình đẳng giới: .101


    3.1.5 Vẩn nạn bạo hành trẻ em: 104


    3.1.6 Tái hòa nhập xã hội với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: .107


    3.1.7 Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em: .113


    3.2 Hợp tác quốc tế trong vấn đề bảo vệ quyền sống của trẻ em: 115


    3.2.1 Pháp luật — Chính sách: .115


    3.2.2 Hỗ trợ kinh tế và phúc lợi xã hội: .117


    3.2.2.1 Hỗ trợ về vốn: 117


    3.2.2.2 Hỗ trợ kỹ thuật: 118


    3 2 2 3 Hoạt động của UNICEF: 119


    3.2.2.4 Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ: .120


    KẾT LUẬN 123

    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài:


    “Triển vọng tương lai của bất cứ dân tộc nào cũng được đo một cách trực tiếp bằng triển vọng hiện tại của thế hệ trẻ ở dân tộc đỏ ” - Đó là câu nói của cố Tổng thống Mỹ John F. Kennedy vào năm 1963 khi đánh giá tầm quan trọng của thế hệ trẻ đối với việc xây dựng và phát triển của mỗi đất nước. Thế hệ trẻ, bắt đầu với trẻ em, là những chủ nhân tương lai của đất nước, là trụ cột xã hội, là những người sẽ quyết định vận mệnh của dân tộc. Sự phát triển của trẻ em chính là tấm gương phản ánh sự phát triển của thế giới trong tương lai. Nhưng do đặc thù còn non nớt về thể chất và trí tuệ, trẻ em thật sự là những người dễ bị tổn thương nên cần được quan tâm bảo vệ và chăm sóc đặc biệt. Chính vì lẽ đó, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều dành sự quan tâm đặc biệt đến thế hệ trẻ của mình. Từ quan điểm quan tâm, chăm sóc và bảo vệ trẻ em vì tính chất nhân đạo, nhân văn và truyền thống tốt đẹp của mỗi quốc gia, vấn đề bảo vệ trẻ em đã nâng lên một tầm nhìn mới khi được phát triển thành cụm từ “quyền trẻ em” và đã mang tính quốc tế khi Công ước của Liên Hiệp quốc về Quyền trẻ em được ban hành năm 1989. Đây là Công ước về quyền con người có số quốc gia thành viên đông nhất từ trước đến nay, điều đó đã một lần nữa khẳng định tầm quan trọng và sự quan tâm của các quốc gia đối với trẻ em.


    Việt Nam đã phê chuẩn Công ước này ngày 20/02/1990 mà không có một bảo lưu nào, là nước thứ hai trên thế giới và nước đầu tiên ở châu Á phê chuẩn Công ước, đó là sự cam kết mạnh mẽ của Nhà nước Việt Nam đối với vấn đề bảo vệ trẻ em. Qua hơn 20 năm thực hiện, chúng ta đã có những kết quả rõ rệt về sự phát triển của trẻ em với những cải thiện đáng kể về điều kiện sống, học tập, tham gia và phát triển. Tuy nhiên, so với vị trí là một trong những nước đầu tiên phê chuẩn Công ước, thì tình trạng của trẻ em Việt Nam hiện nay thật sự gây cho chúng ta nhiều trăn trở. Vì trong lĩnh vực quyền con người, vẫn còn tồn tại khoảng cách giữa các nguyên tắc và thực tiễn, giữa các cam kết và thực thi, nhưng ai cũng có thể lập luận rằng khoảng cách này trong lĩnh vực quyền trẻ em là lớn hơn cả. Thực tế, những vụ bạo hành trẻ em liên tiếp xảy ra, tình trạng trẻ em bỏ học tham gia thị trường lao động, trẻ em lang thang, trẻ em đường phố ngày càng gia tăng và chỉ số phát triển trẻ em thuộc hàng thấp so với tiêu chuẩn chung của thế giới là những thực trạng đáng lo ngại về tình hình trẻ em ở Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy, việc xây dựng một môi trường sống tốt đẹp cho trẻ em,bảo đảm cho trẻ em có được một cuộc sống chất lượng, có sự phát triển hài hòa về thể chất, nhân cách và trí tuệ đang rất càn sự quan tâm của xã hội và trở nên càn thiết hơn bao giờ hét. Đặc biệt, hiện nay chúng ta đang trong quá trình hội nhập, mở ra cho trẻ em Việt Nam cơ hội gặp gỡ và giao lưu với bạn bè quốc tế, điều đó càng đòi hỏi các em phải được trang bị một hành trang vững vàng để bước ra thế giới.


    Việc xây dựng một cuộc sống có chất lượng, làm tiền đề cho sự phát triển toàn diện của trẻ em, đi đến xây dựng một đất nước giàu mạnh chính là mục tiêu của bất cứ quốc gia nào. Để làm được điều đó, mỗi trẻ em sinh ra đều phải được tạo cơ hội sống, làm tiền đề cho việc thực hiện tất cả các quyền năng còn lại của trẻ. Chính vì lẽ đó, Quyền sống của trẻ em được xem là Quyền cơ bản nhất, là Quyền cố hữu của mỗi trẻ em. Nhưng do sự non nớt về thể chất và trí tuệ, trẻ em chưa thể hoàn toàn tự bảo vệ mình trước những hành vi xâm phạm và có nguy cơ xâm phạm tới quyền sống của trẻ. Vì thế, bảo vệ quyền trẻ em nói chung và bảo vệ quyền sống của trẻ em nói riêng luôn cần sự quan tâm của toàn xã hội.


    Với sự tham gia của nhiều tổ chức quốc tế liên chính phủ và phi chính phủ, vấn đề bảo vệ quyền trẻ em không chỉ là vấn đề riêng của mỗi quốc gia, mà là một vấn đề mang tính quốc tế sâu sắc. Điều đó không chỉ tác động đến hệ thống pháp luật của quốc gia, mà còn có ảnh hưởng đến mối quan hệ khá phức tạp giữa quốc gia với các tổ chức trên thế giới và với các quốc gia khác. Do tính sâu rộng của vấn đề có liên quan tới nhiều chủ thể đặc biệt, với những quy định pháp luật khác nhau trong nội tại, vấn đề quyền trẻ em chịu sự điều chỉnh của ngành luật công pháp quốc tế luôn là vấn đề đáng quan tâm.


    Nhận thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền trẻ em, đặc biệt là bảo vệ quyền sống của trẻ và tính cấp thiết của vấn đề, cùng với mong muốn tạo một môi trường sống tốt đẹp hơn cho trẻ em Việt Nam, người viết chọn đề tài: “Bảo vệ quyền sống của trẻ em ở Việt Nam”.


    2. Phạm vi nghiên cứu:


    Trong khuôn khổ nội dung của đề tài, người viết tập trung nghiên cứu những vấn đề chung nhất về vấn đề bảo vệ quyền sống của trẻ em trên cơ sở phân tích những quy định của pháp luật về vấn đề này được ban hành đến ngày 08/4/2011, bao gồm những quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Từ những quy định của pháp luật đối chiếu với thực tiễn áp dụng cũng như tình trạng của trẻ em hiện nay, người viết sẽ đưa ra những kiến nghị và hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền sống của trẻ em hiện nay.


    3. Mục đích nghiên cứu:


    Vì tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ quyền sống của trẻ em và tính cấp thiết của đề tài, người viết đặt ra mục tiêu nghiên cứu như sau:


    - Thứ nhất: tìm hiểu những lý luận chung nhất về vấn đề bảo vệ quyền trẻ em nói chung trên cơ sở xem xét các giai đoạn phát triển và đặc trưng của vấn đề; song song đó là những nghiên cứu sơ lược về Công ước của Liên Hiệp quốc về Quyền trẻ em để ta có thể có một cái nhìn tổng quát về Công ước. Thông qua những vấn đề này, người viết muốn nhấn mạnh Quyền sống của trẻ em là một quyền quan trọng, bao trùm toàn bộ Công ước và có ảnh hưởng đến tất cả các quyền còn lại.


    - Thứ hai: phân tích một cách tổng quát các quy định của pháp luật quốc gia hiện hành, cỏ đối chiếu với các văn bản pháp luật đã hết hiệu lực và những quy định của quốc tế về vấn đề này cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật ở nước ta trong thời gian qua, qua đó rút ra những tồn tại, thiếu sót cần khắc phục. Từ những phân tích này, người viết muốn đưa ra những kiến nghị và hướng giải quyết để hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền sống của trẻ em.


    4. Phương pháp nghiên cứu:


    Đe hoàn thành tốt luận văn này, người viết đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:


    - Phương pháp nghiên cứu lý luận trên tài liệu, sách vở;


    - Phương pháp phân tích luật viết;


    - Phương pháp phân tích, tổng hợp;


    - Phương pháp so sánh;


    - Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu thực tế;


    - Phương pháp trừu tượng khoa học.


    5. Kết cẩu đề tài:


    Luận văn có kết cấu gồm 3 chương:


    Chương 1: Lý luận chung về quyền trẻ em


    Chương 2: Pháp luật quốc gia và thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền sống của trẻ em


    Chương 3: Những tồn tại trong vấn đề bảo vệ quyền sống của trẻ em ở Việt Nam và Tiến trình hợp tác quốc tế
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...