Tiểu Luận Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự


    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Tại Việt Nam, QSHTT và bảo vệ QSHTT chưa bao giờ được
    coi trọng như hiện nay. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh
    tranh toàn cầu với rất nhiều cơ hội và thách thức, đòi hỏi chúng ta
    một mặt phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động sáng tạo, mặt
    khác cần đề cao việc bảo vệ QSHTT. Xây dựng và hoàn thiện hệ
    thống pháp luật về sở hữu trí tuệ (SHTT), trong đó có việc xây dựng
    và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ QSHTT đầy đủ và hiệu quả là
    những vấn đề quan trọng, mang tính quyết định đến sự thành công
    trong phát triển kinh tế tại Việt Nam.
    Nói đến QSHTT là nói đến sự công nhận từ phía nhà nước đối
    với một quyền dân sự (quyền nhân thân, quyền tài sản) của tổ chức,
    cá nhân đối với tài sản sở hữu trí tuệ nhất định vàcó chế độ bảo vệ tài
    sản đó như bất kỳ tài sản nào khác. Do vậy, nếu có tranh chấp xảy ra
    thì biện pháp dân sự thường được áp dụng trước tiênđể giải quyết.
    Tuy nhiên, ở nước ta do nhiều nguyên nhân khác nhaunên các hành
    vi xâm phạm QSHTT xử lý bằng biện pháp dân sự chưa nhiều, chưa
    phát huy được hiệu quả. Trong khi các tranh chấp, yêu cầu xử lý hành
    vi xâm phạm QSHCN bằng biện pháp hành chính là phổ biến. Đây là
    2
    điều bất hợp lý và chứng tỏ pháp luật về bảo vệ QSHTT nói chung và
    thực tiễn giải quyết các xâm phạm QSHTT nói riêng bằng biện pháp
    dân sự tại Toà án còn ít và có nhiều bất cập.
    Trong thời gian qua, pháp luật về QSHTT đã có nhiều công
    trình khoa học nghiên cứu và đề cập. Tuy nhiên, cáccông trình đó
    mới chỉ nghiên cứu về nội dung của QSHTT, về hoạt động xét xử nói
    chung của Tòa án hoặc nghiên cứu về nâng cao năng lực của Tòa án
    trong thực thi QSHTT, các công trình nghiên cứu đó chưa đi sâu
    nghiên cứu việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ QSHCN bằng biện
    pháp dân sự. Trước tình hình đó, tác giả đã chọn đề tài: “Bảo vệ
    quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự”để làm luận văn
    tốt nghiệp cao học luật, chuyên ngành Luật dân sự.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Lĩnh vực sở hữu công nghiệp nói chung và bảo vệ QSHCN nói
    riêng đã được nhiều công trình khoa học nghiên cứu và tiếp cận dưới
    nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, số công trìnhkhoa học và bài
    nghiên cứu riêng biệt về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện
    pháp dân sự chưa nhiều, chưa có tài liệu, công trình nào khái quát ở
    mức độ tổng thể, cũng như đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng
    cao hiệu quả của biện pháp dân sự trong lĩnh vực bảo vệ QSHCN.
    3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Mục đích nghiên cứu
    Bằng việc phân tích, tìm hiểu pháp luật Việt Nam vàmột số vấn
    đề liên quan đến bảo vệ QSHCN trên thế giới, tác giả tác giả luận văn
    mong muốn làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất những giải
    3
    pháp, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ QSHCN bằng biện pháp
    dân sự tại Việt Nam hiện nay.
    3.2. §èi tưîng nghiªn cøu
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quan hệ xã hội liên
    quan đến vấn đề bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp được pháp luật
    điều chỉnh.
    3.3. Phạm vi nghiên cứu
    Bảo vệ QSHTT nói chung, bảo vệ QSHCN bằng biện phápdân
    sự nói riêng là những đề tài rộng lớn, đòi hỏi phảiđược nghiên cứu
    một cách tổng quát, khoa học và mang tính đối chiếuso sánh giữa
    các ngành luật để tạo ra sự thống nhất. Trong khuôn khổ luận văn
    này, tác giả chỉ tập trung đi sâu tìm hiểu vấn đề:bảo vệ quyền sở hữu
    trí tuệ bằng biện pháp dân sự trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
    Trong đó tập trung phân tích, đề xuất việc xử lý hành vi xâm phạm
    QSHCN bằng biện pháp dân sự.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Thực hiện luận văn này, tác giả đã dựa trên cơ sở lý luận của
    chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp
    luật, trên cơ sở của khoa học chuyên ngành về SHTT,tác giả cũng sử
    dụng các phương pháp như: phương pháp lịch sử cụ thể, phương
    pháp kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, phương pháp phân tích, tổng
    hợp và sử dụng số liệu thống kê, phương pháp so sánh luật.
    5. Ý nghĩa của luận văn
    4
    Luận văn có ý nghĩa góp phần tăng cường việc giải quyết
    tranh chấp QSHCN bằng biện pháp dân sự, đổi mới và hoàn thiện
    pháp luật về bảo vệ QSHCN tại Việt Nam hiện nay. Những đề xuất
    của luận văn có thể tham khảo trong việc hoàn thiệnpháp luật, hướng
    dẫn thi hành pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo vệ QSHCN tại
    TAND bằng biện pháp dân sự.
    6. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu thamkhảo,
    luận văn được kết cấu bao gồm 3 chương:
    Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền sở hữu
    công nghiệp bằng biện pháp dân sự
    Chương 2: Các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ
    quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ
    quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự
    5
    Chương 1
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ
    QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ
    1.1. QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ
    HỮU CÔNG NGHIỆP BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ
    1.1.1. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp
    Theo quy định tại khoản 4, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì:
    "Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của các tổ chức,cá nhân đối
    với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp
    bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh
    doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh
    không lành mạnh”.
    QSHCN là chế định trong pháp luật dân sự, là lĩnh vực thuộc
    quan hệ pháp luật dân sự, trong đó các yếu tố cấu thành bao gồm chủ
    thể, khách thể và nội dung. QSHCN là một phạm trù pháp lý trong
    quyền sở hữu nói chung, do vậy, giống như các quyềndân sự khác,
    QSHCN cũng bao gồm các nhóm quy phạm liên quan đến các hình
    thức sở hữu, căn cứ phát sinh, chấm dứt quyền sở hữu, cách thức,
    biện pháp chuyển quyền sở hữu, các biện pháp bảo vệquyền sở hữu.
    1.1.2. Khái niệm về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệpbằng
    biện pháp dân sự
    1.1.2.1. Khái niệm về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp
    Để làm rõ khái niệm bảo vệ QSHCN, trước hết chúng ta cần làm
    rõ khái niệm về bảo hộ, thực thi QSHCN và mối liên hệ giữa chúng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...