Tiến Sĩ Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 9/9/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NHÀ ĐẦU TƯ
    TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1
    1.1 Những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán và nhà đầu tư trên thị trường
    chứng khoán . 1
    1.1.1 Một số vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán . 1
    1.1.2 Nhà đầu tư và vai trò của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán 8
    1.2 Quyền lợi và nghĩa vụ của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán 19
    1.2.1 Khái niệm quyền lợi và nghĩa vụ nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán 19
    1.2.2 Những quyền lợi và nghĩa vụ của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán . 21
    1.2.3 Những rủi ro ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư chứng khoán . 29
    1.3 Lý luận về bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán . 39
    1.3.1 Khái niệm bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư chứng khoán 39
    1.3.2 Các phương thức bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán 40
    1.3.3 Các tiêu chí đánh giá mức độ bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư chứng khoán 48
    1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư . 57
    1.4 Kinh nghiệm về bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán của một số
    nước và bài học cho TTCK Việt Nam . 60
    1.4.1 Kinh nghiệm về bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán của
    một số nước trên thế giới . 60
    1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho thị trường chứng khoán Việt Nam . 74
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI NHÀ ĐẦU TƯ
    TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM . 79
    2.1 Đánh giá tổng quan về quá trình hình thành và phát triển thị trường chứng khoán
    Việt Nam 79
    2.2 Thực trạng bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam 85
    2.2.1 Thực trạng bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư bằng công cụ pháp luật . 85
    2.2.2 Thực trạng bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư bằng công cụ tài chính 118
    2.2.3 Thực trạng bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư thông qua công cụ khác 122
    2.3 Đánh giá thực trạng bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt
    Nam 123
    2.3.1 Kết quả chấm điểm các tiêu chí đánh giá mức độ bảo vệ quyền lợi NĐT trên
    TTCKVN . 123
    2.3.2 Những thành công và hạn chế của hoạt động bảo vệ quyền lợi NĐT trên
    TTCKVN . 128
    2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng bảo vệ quyền lợi NĐT còn nhiều hạn chế . 136
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP BẢO VỆ QUYỀN LỢI NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN
    THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM . 146
    3.1 Định hướng phát triển thị trường chứng khoán và bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên
    thị trường chứng khoán Việt Nam . 146
    3.1.1 Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-2020 146
    3.1.2 Định hướng bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam 148
    3.2 Quan điểm và mục tiêu bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán
    Việt Nam 150
    3.2.1 Quan điểm bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt nam 150
    3.2.2 Mục tiêu bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên TTCK VN . 152
    3.3 Giải pháp bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam 153
    3.3.1 Nhóm giải pháp dành cho các nhà quản lý . 153
    3.3.2 Nhóm giải pháp dành cho các DNNY 175
    3.3.3 Nhóm giải pháp dành cho các công ty chứng khoán 179
    3.3.4 Nhóm giải pháp dành cho các nhà đầu tư . 180
    3.4 Các giải pháp điều kiện và hỗ trợ 182
    3.4.1 Ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị
    trường chứng khoán và bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư . 182
    3.4.2 Tăng cung hàng hóa có chất lượng cho TTCK, đa dạng hóa sự lựa chọn cho nhà
    đầu tư . 183
    3.4.3 Phát triển và đa dạng hóa các loại hình nhà đầu tư, nâng cao tính chuyên nghiệp
    trong đầu tư chứng khoán 185
    3.4.4 Nâng cao địa vị pháp lý cho UBCKNN 186
    3.4.5 Tăng cường hợp tác quốc tế 186
    KẾT LUẬN 188
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đối với thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói
    riêng, nhà đầu tư là một trong những thành phần quan trọng nhất. Nhà đầu tư
    ngoài việc cung cấp vốn cho nền kinh tế còn đóng góp một phần quan trọng vào
    việc duy trì và tăng tính thanh khoản cho thị trường. Do đó, bảo vệ quyền lợi hợp
    pháp của các nhà đầu tư chính là việc làm cần thiết giúp phát triển thị trường bền
    vững, thị trường chứng khoán có phát triển hay không là phụ thuộc phần lớn vào
    khả năng tài chính, kiến thức, niềm tin và đạo đức kinh doanh của các nhà đầu
    tư.
    Vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư chứng khoán không còn xa lạ đối với
    các nền kinh tế trên thế giới. Các nhà quản lý cũng như các nhà khoa học đều có
    xu hướng công nhận rằng nhà đầu tư phải luôn được coi là trọng tâm của thị
    trường chứng khoán, tài sản và các quyền lợi gắn liền của nhà đầu tư phải được
    tôn trọng và bảo vệ thì thị trường chứng khoán mới có thể phát triển và ổn định.
    Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, kể từ khi thành lập đến nay đã
    được hơn một thập kỉ, đã đóng góp một phần không nhỏ cho phát triển kinh tế,
    khơi thông dòng vốn cho sản xuất kinh doanh, tạo ra một môi trường kinh doanh
    năng động, một phương tiện huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Điều quan
    trọng là đã tạo được một môi trường đầu tư hay một sân chơi lớn cho các nhà
    đầu tư lớn nhỏ, trong và ngoài nước.
    Đối với mỗi loại hình nhà đầu tư lại có những đặc thù khác nhau, khả
    năng tài chính khác nhau, trình độ hiểu biết khác nhau dẫn tới nguy cơ bị xâm



    hại lợi ích cũng khác nhau và khả năng tự bảo vệ khác nhau Do đó, với mỗi
    loại hình nhà đầu tư lại có những phương thức bảo vệ khác nhau. Đối với nhà
    đầu tư chuyên nghiệp, do khả năng tài chính và kiến thức đầu tư cao hơn các nhà
    đầu tư không chuyên nghiệp, vì vậy họ có thể tự bảo vệ mình tốt hơn. Do đó,
    trong phạm vi luận án sẽ đi sâu nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền lợi cho những
    nhà đầu tư không chuyên nghiệp.
    Có thể nói, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn non trẻ so với các
    nước phát triển, do đó vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư mới chỉ đạt được
    những tiến bộ ban đầu và cần phải có nhiều cố gắng hơn nữa từ tất cả các thành
    viên của thị trường. Tuy các cơ quan quản lý đã cố gắng dùng các công cụ pháp
    luật để bảo vệ quyền lợi các nhà đầu tư nhưng chưa thực sự hiệu quả. Các công
    cụ tài chính thì hầu như chưa được triển khai, nhiều thiệt hại chưa được đền bù
    thoả đáng dẫn tới sự sụt giảm niềm tin nghiêm trọng của nhà đầu tư vào thị
    trường. Việc tìm hiểu thực trạng vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị
    trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, từ đó rút ra được những nguyên nhân
    cũng như yêu cầu đặt ra đối với việc bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư là một việc làm
    hết sức cần thiết.
    Xuất phát từ thực trạng và nguyên nhân những tồn tại của vấn đề bảo vệ
    quyền lợi nhà đầu tư chứng khoán tại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế “Bảo vệ
    quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam” hi vọng sẽ
    đề ra được những giải pháp hữu hiệu cũng như những đề xuất, kiến nghị đến các
    cơ quan chức năng để giúp cho vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư chứng khoán
    ở Việt Nam ngày càng được củng cố và hoàn thiện, góp phần thúc đẩy sự phát
    triển ổn định, công bằng và minh bạch trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
    2. Tổng quan nghiên cứu
    2.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài
    Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán là vấn đề nhận
    được sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Có thể kể đến một số công
    trình nghiên cứu của nước ngoài có liên quan đến chủ đề này như sau:
    Năm 1999, nhóm tác giả Rafael La Porta, Florencio Lopez-de-Silanes,
    Andrei Shleifer, và Robert Vishny đến từ Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia
    (Mỹ) – National Bureau of Economic Research (NBER) đã cho ra đời công trình
    nghiên cứu về mang tên “Investor Protection: Origins, Consequences,
    Reform”.
    Một đóng góp rất quan trọng của công trình là nếu để thị trường tài chính
    phát triển tự do sẽ không phải là cách làm tốt để khuyến khích thị trường phát
     
Đang tải...