Thạc Sĩ Bảo vệ quyền lợi của các cổ đông trên thị trường cổ phiếu Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Bảo vệ quyền lợi của các cổ đông trên thị trường cổ phiếu Việt Nam
    mở đầu
    1. Lý do nghiên cứu đề tài:
    Đối với một nền kinh tế thị trường thì thị trường chứng khoán luôn đóng
    một vai trò sống còn đối với sự phát triển và ổn định của cả nền kinh tế. Phát
    triển và đảm bảo sự ổn định của thị trường chứng khoán luôn là mối quan
    tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới bởi thị trường chứng khoán giúp
    khơi thông các nguồn vốn trong xã hội và phân bổ một cách có hiệu quả các
    nguồn vốn này vào những dự án đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
    Hiện nay, trên thế giới các học giả cũng như các nhà quản lý kinh tế đang có
    những quan điểm rất khác nhau về việc làm thế nào để tổ chức và quản lý thị
    trường chứng khoán một cách tối ưu, tuy nhiên, họ đều thống nhất ở một
    điểm là các nhà đầu tư luôn phải được coi là trọng tâm của thị trường. Một
    thị trường chứng khoán sẽ không thể đóng vai trò là trung tâm huy động và
    phân bổ vốn có hiêụ quả cho nền kinh tế khi các nhà đầu tư không có niềm
    tin vào thị trường này hay nói cách khác là tiền bạc và các quyền lợi gắn liền
    của họ không được tôn trọng và bảo vệ.
    Thị trường chứng khoán Việt nam đã bước đầu được hình thành với sự ra
    đời của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy
    vậy, với đặc điểm là một thị trường mới phát triển, các định chế hỗ trợ cho sự
    phát triển của thị trường chưa được hình thành một cách đầy đủ và toàn diện,
    việc quyền lợi của các nhà đầu tư trên thực tế được bảo vệ như thế nào đang
    là một mối quan tâm hàng đầu không những của cơ quan quản lý mà còn cả
    của các nhà đầu tư tiềm năng trong nước cũng như giới đầu tư quốc tế.
    Từ khi được thành lập năm 1996 đến nay, Uỷ ban Chứng khoán Nhà
    nước luôn coi việc bảo vệ các nhà đầu tư như là một nhiệm vụ trung tâm của
    1mình. Tuy nhiên, việc các chính sách của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
    cũng như pháp luật liên quan được thực thi và phát huy tác dụng như thế nào
    trong thực tế vẫn chưa được nghiên cứu một cách thực sự toàn diện và đầy
    đủ. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu này nhằm phát
    hiện ra những khiếm khuyết trong hệ thống pháp luật cũng như hành chính
    trong việc bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư. Dựa trên cơ sở các kết quả
    nghiên cứu thực tế, nhóm tác giả đề tài sẽ đưa ra những giải pháp cũng như
    cơ chế nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các nhà đầu tư nhằm củng cố và
    hỗ trợ cho sự phát triển ổn định của thị trường chứng khoán tại Việt nam.
    Vấn đề làm thế nào để bảo vệ các nhà đầu tư là một vấn đề có tính chất
    quan trọng hàng đầu tại tất cả các thị trường chứng khoán trên thế giới bởi
    như đã được đề cập tại phần trên việc bảo vệ các nhà đầu tư sẽ quyết định
    đến sự tồn tại và phát triển của một thị trường chứng khoán. Chính vì vậy mà
    việc bảo vệ các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán là một vấn đề thu hút
    được nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý thị trường cũng như các nhà
    khoa học kinh tế và pháp luật. Tuy nhiên, việc bảo vệ các nhà đầu tư qua mỗi
    thời kỳ lại đặt ra những yêu cầu khác nhau. Xu thế toàn cầu hoá cùng với sự
    phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã có những tác động mạnh mẽ
    đến thị trường chứng khoán toàn cầu, mang lại những cơ hội mới nhưng cũng
    đặt ra những thách thức vô cùng khó khăn đối với việc bảo vệ quyền lợi của
    các nhà đầu tư trên thị trường. Tại các thị trường đã phát triển như Mỹ, Châu
    Âu, Nhật bản và Australia, mặc dù hệ thống pháp luật cũng như hệ thống các
    định chế hỗ trợ đã phát triển ở mức độ cao, thì việc cải tổ lại hệ thống này đề
    bảo vệ tốt hơn quyền lợi cho các nhà đầu tư vẫn là một câu hỏi lớn. Đối với
    các thị trường mới nổi và chuyển đổi thì câu hỏi đó lại càng trở nên cấp bách
    hơn do hệ thống pháp luật, kinh tế phát triển chưa đầy đủ và do quy mô của
    các thị trường này còn “mỏng” dễ bị khống chế và thao túng. Việc nghiên
    cứu về vấn đề bảo vệ các nhà đầu tư trên thị trường đã được rất nhiều cá nhân
    2cũng như tổ chức quốc tế thực hiện, tuy nhiên ở đây có thể kể ra một số nhà
    khoa học có uy tín về lĩnh vực này như Rafael LaPorta, Florencio Lopez-deSilanes, Andrei Shleifer, và Robert Vishny. Những nghiên cứu của các nhà
    khoa học này hiện đang là những tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà
    nghiên cứu khác cũng như đưa ra những cơ sở khoa học cho việc xây dựng
    chính sách của các nhà quản lý thị trường chứng khoán trên thế giới.
    Tại Việt nam, do thị trường chứng khoán mới ra đời nên vấn đề bảo vệ
    các nhà đầu tư trên thị trường này vẫn là một vấn đề chưa nhận được nhiều sự
    quan tâm của các nhà khoa học. Gần đây, cùng với sự quyết tâm của Chính
    phủ trong việc áp dụng các nguyên tắc quản trị công ty tốt đối với các công
    ty niêm yết trên thị trường chứng khoán vấn đề bảo vệ các nhà đầu tư cũng
    bắt đầu được nghiên cứu. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại
    ở một số bài viết nhỏ trên một có tính chất giới thiệu chứ chưa thực sự là
    những nghiên cứu một cách có hệ thống.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Như đã được đề cập, việc bảo vệ các nhà đầu tư là một nhu cầu cấp bách của
    các nhà quản lý thị trường chứng khoán của Việt nam. Do vậy, đề tài được
    thực hiện nhằm thu được một số mục tiêu sau như sau:
    – Phát hiện những khiếm khuyết cần bổ sung của hệ thống này nhằm
    bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các nhà đầu tư.
    – Mức độ quyền lợi của các nhà đầu tư được bảo vệ trong thực tế.
    – Các giải pháp và cơ chế nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các nhà
    đầu tư tại Việt nam.
    3. Phạm vi của đề tài
    3- Đề tài chủ yếu nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền lợi của các cổ đông
    trên thị trường cổ phiếu Việt Nam. Do vậy, những vấn đề liên quan
    đến các nhà đầu tư trái phiếu hay đầu tư vào các công cụ khác như
    quyền lựa chọn, các hợp đồng tương lai hay các chứng khoán ngắn hạn
    khác không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.
    - Đề tài đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề liên quan đến các nhà đầu tư
    trên thị trường chính thức – các nhà đầu tư trên hai trung tâm giao dịch
    là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM và Trung tâm giao dịch
    Chứng khoán Hà nội. Tuy nhiên, trong phạm vi thời gian và kinh phí
    cho phép, các tác giả của đề tài mong muốn được đi vào nghiên cứu
    việc bảo vệ các nhà đầu tư trên thị trường không chính thức nhằm xác
    định được sự khác biệt cũng như tính ưu việt của thị trường chính thức
    so với thị trường không chính thức.
    4. Phương pháp tiến hành
    - Dựa trên cơ sở các tài liệu trong và ngoài nước, tiến hành nghiên
    cứu, tổng hợp những vấn đề về lý luận, đồng thời xác định những lĩnh
    vực cần quan tâm trên cơ sở kinh nghiệm của các thị trường chứng
    khoán nước ngoài.
    - Điều tra thực tế thông qua phiếu điều tra cổ đông của các công ty
    niêm yết và của các công ty cổ phần chưa niêm yết có tính đại chúng
    cao.
    - Dựa trên các kết quả phân tích tài liệu và điều tra, tiến hành tổng
    hợp và đề xuất giải pháp cũng như cơ chế thực hiện nhằm bảo vệ
    quyền lợi của các nhà đầu tư.
    4
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...