Tài liệu Bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự và một số đề xuất về hoàn thiện pháp luật

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    o tụng hình sự là dạng hoạt động đặc thù
    của các cơ quan nhà nước có chức năng trực tiếp đấu tranh chống tội phạm và dạng hoạt động này tồn tại chừng nào còn tội phạm – hiện tượng xã hội tiêu cực xâm hại lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước và lợi ích cá nhân. Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, có sự tham gia của các công dân với những tư cách khác nhau: người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch v.v Với những hình thức và mức độ khác nhau, những người tham gia tố tụng đều tác động qua lại với các cơ quan điều tra, viện kiểm sát và toà án cũng như giữa những người tham gia tố tụng với nhau. Như vậy, trong tố tụng hình sự có nhiều mối quan hệ xã hội cụ thể được pháp luật tố tụng hình sự điều chỉnh. Cũng như trong các quan hệ pháp luật khác, trong quan hệ pháp luật tố tụng hình sự không có chủ thể nào chỉ có nghĩa vụ mà không có quyền và ngược lại. Nếu như quyền và lợi ích của các chủ thể trong quan hệ pháp luật tố tụng bị xâm phạm, bị hạn chế hoặc bị suy giảm bởi hành vi trái pháp luật của chủ thể khác thì sẽ được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự thì ai trong số những chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự cần được bảo vệ? Tại sao phải bảo





    vệ? Thực trạng đã bảo vệ đến đâu? Và phải hoàn thiện pháp luật như thế nào để quyền con người trong tố tụng hình sự được bảo vệ một cách đầy đủ? Bài viết dưới đây hướng vào làm rõ những vấn đề đó.
    1. Người bị buộc tội - chủ thể được bảo
    vệ quyền con người trong tố tụng hình sự
    Trước hết cần nhấn mạnh rằng trong khoa học pháp lí tồn tại các quan điểm khác nhau về diện chủ thể mà quyền con người cần được bảo vệ trong tố tụng hình sự. Chẳng hạn, một số nhà luật học cho rằng bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự là bảo vệ quyền con người của những người tham gia tố tụng và của những người tiến hành tố tụng. Theo họ, trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự, quyền và lợi ích của những người tham gia tố tụng có thể bị vi phạm bởi các cơ quan tiến hành tố tụng, những người tiến hành tố tụng và ngược lại quyền của những người tiến hành tố tụng vì lí do công vụ có thể bị vi phạm bởi những người tham gia tố tụng, do vậy, về nguyên tắc quyền con người của họ phải được bảo vệ.(1) Tiếp cận trên bình diện hẹp hơn, có quan điểm cho rằng: “Bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự là bảo vệ quyền của người bị buộc tội (của bị can, bị cáo) và


    * Học viện khoa học xã hội
    Viện khoa học xã hội Việt Nam



    của người bị hại”. Theo quan điểm này thì “người bị hại cũng là “gương mặt” cần phải được nói tới đầu tiên khi nói đến bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong tố tụng hình sự; người bị buộc tội và người bị hại là “những gương mặt” tương phản, có quan điểm đối lập nhau, đều cố gắng chứng minh là mình đúng và như vậy có thể gây thiệt hại cho nhau bởi những kết luận thiếu căn cứ về đối tượng chứng minh nào đó trong vụ án”.(2) Phân tích các quan điểm trên đây có thể thấy quan điểm thứ nhất tiếp cận vấn đề bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự trên bình diện quá rộng và không hoàn toàn chính xác bởi không gắn việc bảo vệ quyền con người với tính chất của quan hệ pháp luật hình sự cũng như của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự. Điểm không chính xác trong quan điểm này là ở chỗ không xác định đúng chủ thể cần được bảo vệ trong tố tụng hình sự và tại sao phải bảo vệ. Chúng ta biết rằng nói đến bảo vệ quyền và lợi ích của chủ thể, nhất là trong mối quan hệ xã hội có yếu tố quyền lực người ta thường nói là bảo vệ kẻ yếu, chứ ít khi nói đến bảo vệ kẻ mạnh. Trong tố tụng hình sự, chỉ có người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (người bị buộc tội) là những người bị tình nghi thực hiện tội phạm và bị áp dụng các biện pháp tố tụng kể cả những biện pháp có tính chất hạn chế quyền và tự do để xác minh tội phạm và người phạm tội. Do vậy, mối quan hệ tố tụng giữa người tiến hành tố tụng với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là mối quan hệ giữa bên “mạnh thế” là điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm và “bên yếu thế” là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Trong khi đó, hoạt



    động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước nhằm xác định để xử lí tội phạm và người phạm tội và luôn gắn với thời hạn tố tụng, thẩm quyền tố tụng nên dễ vi phạm đến quyền và lợi ích của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo - người yếu thế trong quan hệ tố tụng hình sự. Do vậy nói đến bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự mà nói đến cả bảo vệ quyền con người của những người tiến hành tố tụng là không chính xác. Mặt khác, nói đến bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự mà nói đến bảo vệ quyền con người của những người tham gia tố tụng khác như người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án, người làm chứng, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự, người phiên dịch, người giám định cũng là không chính xác. Trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự, quyền và lợi ích của những chủ thể đó có thể bị vi phạm bởi các cơ quan tiến hành tố tụng, những người tiến hành tố tụng, do vậy, về nguyên tắc quyền con người của họ phải được bảo vệ. Song, xét tính chất quan hệ giữa một bên là người buộc tội và bên kia là người bị buộc tội vốn là quan hệ giữa bên “mạnh thế” và bên “yếu thế” thì các chủ thể nói trên không thuộc bên nào trong mối quan hệ đó. Hơn nữa, bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự, xét đến cùng không chỉ đơn thuần là bảo vệ quyền con người mà còn hướng đến đảm bảo tính đúng đắn và tính hợp pháp của hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm và người phạm tội. Do vậy, sẽ là hợp lí nếu hiểu bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự ở nghĩa hẹp, tức bảo vệ



    công dân khỏi việc truy cứu trách nhiệm hình sự không có cơ sở pháp luật, bảo đảm loại và mức hình phạt áp dụng đối với họ là hợp lí, hợp pháp, phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm và các điều kiện khác mà pháp luật quy định Tóm lại, bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự là bảo vệ quyền con người của người bị buộc tội - người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án.
    2. Thực trạng bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự hiện hành
    Người bị tạm giữ là người đã bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ. Họ là những người đã bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, trong trường hợp bị truy nã và có thể là người đã bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang. Bởi đã có quyết định tạm giữ và bản thân người bị tạm giữ tạm thời bị tước quyền tự do, nên để bảo vệ quyền con người của họ, pháp luật tố tụng hình sự không chỉ quy định thời hạn bị tạm giữ mà còn quy định các quyền cho người bị tạm giữ như: biết lí do bị tạm giữ, được giải thích về quyền và nghĩa vụ, được trình bày lời khai, được bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa, được đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu, được khiếu nại về việc tạm giữ, quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền (khoản 1 Điều 48 Bộ luật tố tụng hình sự). Bên cạnh đó, Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục tạm giữ gồm các quy định liên quan đến thẩm quyền quyết định tạm giữ, quyết định huỷ bỏ biện pháp tạm giữ khi không còn cần thiết v.v Như vậy, quyền con người của người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự được bảo vệ thông qua cơ chế quy định các quyền cụ thể



    của người bị tạm giữ trong thời gian bị tạm giữ; trách nhiệm tôn trọng và đảm bảo thực hiện cũng như bảo vệ quyền từ phía cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là của viện kiểm sát. Chính việc thực hiện nghiêm chỉnh và bảo vệ đầy đủ quyền con người của người bị tạm giữ cho phép các cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành xác minh những thông tin về tội phạm và về người bị tạm giữ đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm đồng thời không làm oan người vô tội.
    Bị can là người đã có quyết định khởi tố về hình sự. Đối với bị can, mức độ bị tình nghi thực hiện tội phạm cao hơn so với người bị tạm giữ nên mức độ hạn chế quyền con người của họ cũng cao hơn. Chẳng hạn, các biện pháp ngăn chặn cũng như các biện pháp tố tụng được áp dụng đối với bị can như tạm giam, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra v.v. có độ nghiêm khắc khá cao hay như chế độ thăm nuôi của người nhà cũng nghiêm khắc và chặt chẽ hơn. Vậy thì quyền con người của bị can trong tố tụng hình sự được bảo vệ như thế nào? Trước hết Bộ luật tố tụng hình sự quy định rõ các căn cứ tạm giam (Điều 88), chế độ tạm giam (Điều 89), thời hạn tạm giam (Điều 119, Điều 116). Đặc biệt Bộ luật tố tụng hình sự quy định các quyền của bị can như: biết mình bị khởi tố về tội gì, được giải thích về quyền và nghĩa vụ; được trình bày lời khai, được đưa ra đồ vật, tài liệu, yêu cầu; được đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch; được bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa; được nhận các quyết định tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng như quyết định khởi tố, quyết



    định huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, quyết định truy tố v.v.; được khiếu nại quyết định hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Để các quyền đó của bị can được tôn trọng và không bị vi phạm, Bộ luật tố tụng hình sự quy định hàng loạt các đảm bảo, chẳng hạn như: thời hạn tạm giam, thẩm quyền ra lệnh tạm giam và cách thức thực hiện lệnh tạm giam (Điều 88), thẩm quyền điều tra (Điều 119), sự tham dự của người chứng kiến (Điều 123); biên bản điều tra (Điều 125); căn cứ và cơ sở để khởi tố bị can (Điều 126 ); các yêu cầu của các hoạt động điều tra như hỏi cung bị can (Điều
    131), đối chất (Điều 138), nhận dạng (Điều 139), kê biên tài sản (Điều 146), xem xét dấu vết trên thân thể (Điều 152), thực nghiệm điều tra (Điều 153); đình chỉ điều tra (Điều 164); thời hạn quyết định truy tố (Điều 166) v.v Đặc biệt Bộ luật tố tụng hình sự quy định việc nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình đối với bị can (Điều 18) và đặc biệt là quy định “không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của toà án đã có hiệu lực pháp luật” (Điều 9) cũng như “trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc chứng minh là mình vô tội” (Điều 10). Việc bảo vệ quyền con người của bị can trong tố tụng hình sự chủ yếu gắn trực tiếp với hoạt động của hai chủ thể và là hai cơ quan tiến hành tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố là cơ quan điều tra và viện kiểm sát. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là toà án không có vai trò gì trong việc bảo vệ quyền con người của bị can trong tố tụng hình sự. Chính toà án là



    chủ thể trực tiếp bảo vệ quyền con người của bị can trong thời gian chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Trong khi chuẩn bị xét xử sơ thẩm, toà án bảo vệ quyền con người bằng việc nghiên cứu hồ sơ vụ án ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi có một trong những căn cứ quy định tại Điều 178
    Bộ luật tố tụng hình sự; ra quyết định tạm
    đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án hình sự khi có
    một trong những tình tiết quy định tại khoản
    2 Điều 105 và các điểm 3,4,5,6 và 7 Điều
    107 Bộ luật tố tụng hình sự, quyết định huỷ bỏ biện pháp tạm giam đã áp dụng đối với bị can nay không còn cần thiết (Điều 177), quyết định đưa vụ án ra xét xử (Điều 176) để đảm bảo công dân có quyền được xét xử công khai và công bằng tại toà án.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...