Chuyên Đề Bảo vệ nhà đầu tư và điều hành công ty

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần I
    CÁCH TIẾP CẬN TRUYỀN THỐNG
    ĐIỀU HÀNH CÔNG TY LẤY TRUNG TÂM LÀ THỊ TRƯỜNG HOẶC LẤY TRUNG TÂM LÀ NGÂN HÀNG
    Những so sánh truyền thống giữa các hệ thống điều hành công ty thường tập trung vào các công ty định chế tài chính thay vì tập trung vào sự bảo vệ của pháp luật đối với nhà đầu tư. Điều hành công ty lấy trung tâm là ngân hàng như tại Đức hay Nhật được so sánh với cách điều hành công ty lấy trung tâm là thị trường như Mỹ hay Anh (Allen & Gale – 2000). Điều hành công ty dựa trên mối quan hệ trong đó một ngân hàng chính sẽ tài trợ phần lớn tài chính và hoạt động cho mỗi công ty, trái ngược với điều hành công ty dựa trên thị trường trong đó tài chính được tài trợ bởi một số lượng lớn nhà đầu tư và quyền kiểm soát giữ vai trò quan trọng trong điều hành.
    Những phân biệt mang tính cơ chế này sẽ quyết định đến việc đánh giá thay đổi hệ thống điều hành công ty và những đề xuất chính sách cải cách. Vào những năm của thập niên 1980, khi nền kinh tế Nhật không bị chệch hướng thì điều hành công ty tập trung vào ngân hàng ngày càng chiếm ưu thế (Aoki & Patrick – 1993 và Porter – 1992), những ngân hàng khôn ngoan có thể khiến các công ty chỉ tập trung vào các quyết định đầu tư dài hạn. Theo Hoshi cùng cộng sự (1991), ngân hàng cũng có thể cung cấp vốn cho các công ty đang đối mặt với sự suy giảm thanh khoản ngắn hạn, giúp ngăn ngừa những thiệt hại lớn về mặt tài chính. Sau cùng, khi khả năng quản lý các khoản nợ của công ty trở nên kém hiệu quả thì ngân hàng sẽ thực hiện tiếp quản mà không tốn nhiều chi phí lẫn làm gián đoạn hoạt động của công ty.
    Vào những năm của thập niên 1990, khi nền kinh tế Nhật Bản sụp đổ, dư luận đã bắt đầu hoài nghi về vai trò của ngân hàng. Kang và Stulz (1998) cho rằng: chẳng những không đóng vai trò là người tài trợ vốn sáng suốt, ngân hàng còn vi phạm vào ràng buộc ngân sách mềm[1], cho vay quá mức đối với các công ty đang xuống dốc – vốn cần phải tái cấu trúc một cách triệt để.
    Theo Weinstein và Yafeh (1998) và Mock và Nakamura (1999) thì các ngân hàng Nhật Bản thay vì hỗ trợ quản lý điều hành thì lại câu kết với các nhà quản lý cố gắng ngăn chặn những hiểm họa từ bên ngoài đe dọa đến quyền kiểm soát của họ, đồng thời gia tăng các khoản vay nợ ngân hàng. Theo những đánh giá gần đây của Edwards và Fischer (1994) và Hellwig (1999) thì những ngân hàng tại Đức bị hạ mức tín nhiệm xuống thành nhà cung cấp điều hành không hiệu quả. Tuy nhiên, hệ thống điều hành theo trung tâm thị trường đã khiến bong bóng thị trường chứng khoán Mỹ vào những năm của thập niên 1990 rơi vào cảnh chỉ toàn là sự chống đỡ và tâng bốc.
    Không may thay, việc phân biệt giữa hai hệ thống tài chính này không hề dễ dàng và cũng không thành công cho mấy. Một cách để thực hiện điều này là xem xét các kết quả hiện tại. Thật dễ dàng để xếp Đức vào hệ thống điều hành với trung tâm là ngân hàng vì ngân hàng chi phối các công ty thông qua các khoản nợ và cổ phần mà nó nắm giữ, đồng thời thị trường chứng khoán tại đây kém phát triển. Vậy, đối với trường hợp Nhật Bản
    [HR][/HR][1] Ràng buộc ngân sách mềm: là hiện tượng trong đó một tổ chức (công ty) dự tính mình sẽ được cấp thêm ngân sách (vốn) trong trường hợp hoạt động thiếu hiệu quả. Công ty dù có hoạt động hiệu quả thì cũng không được lợi gì nhiều, còn nếu không hiệu quả thì sẽ được ngân hàng tài trợ vốn. Chính vì vậy, công ty luôn hoạt động kém hiệu quả và ngân hàng phải luôn can thiệp để có lợi cho mình. Theo lý thuyết trò chơi thì công ty là người hành động trước và ngân hàng sẽ dựa trên hành động của công ty để quyết định hành động của mình sau đó. Nếu công ty nỗ lực làm việc thì ngân hàng sẽ được lợi là 1, và cho dù có nỗ lực làm việc thì công ty cũng không được hưởng lợi gì nhiều nên lợi bằng 0. Nếu công ty không nỗ lực làm việc thì kết quả sẽ bị ảnh hưởng, lúc đó lợi ích của ngân hàng cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, ngân hàng sẽ có hai chọn lựa: một là can thiệp (cấp vốn) để được lợi là 1 đồng thời công ty cũng được lợi là 1; hoặc không can thiệp, lúc này ngân hàng bị thiệt hại là -1 đồng thời công ty cũng không bị gì nên được lợi là 1. Khi trò chơi này cân bằng thì ta có sơ đồ sau :
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...