Chuyên Đề Bảo vệ môi trường biển

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt nội dung: Phần 1. Môi trường học cơ sở
    - Một số khái niệm
    - Các bộ phận môi trường
    - Khí quyển và ô nhiễm khí quyển
    - Thủy quyển và ô nhiễm thủy quyển
    - Thạch quyển
    Phần 2. Bảo vệ môi trường biển
    - Bảo vệ môi trường biển
    - Nguồn lợi biển
    - Ô nhiểm biển
    - Các quá trình biến đổi của dầu trong nước biển
    - Ảnh hưởng của dầu đối với hệ sinh thái
    - Ô nhiểm không khí biển do họat động hàng hải
    - Xử lý dầu tràn
    Phần 3. Tóm tắt công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm biển do tàu gây ra
    (ĐCSVN) - Đất nước ta như một con tàu trên biển, có hơn 3260 km bờ biển, kết hợp với địa lý thuận lợi nên được coi là quốc gia tiềm năng để phát triển kinh tế biển như hàng hải, du lịch, dịch vụ, khai thác hải sản, dầu, khí. Nhưng biển đang ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng, đó là một thực tế. Quản lý, bảo vệ môi trường biển trước một cảnh báo nghiêm khắc đang cần một tầm nhìn mới.
    Khi nói về tiềm năng của biển,người Việt Nam ta có câu “đất nước ta biển bạc rừng vàng”. Biển Đông Việt Nam có diện tích 3447000km2, có độ sâu trung bình -1140m, nơi sâu nhất 5416m, thềm lục địa có độ sâu chưa đến 200m chiếm tới 50%. Tài nguyên của biển rất đa dạng, phong phú như: một kho chứa hoá chất vô tận trong nước, dưới đáy biển, trong lòng đất, trong đó nhiên liệu hoá thạch chủ yếu là dầu và khí, nước biển chứa một kho muối khổng lồ, iốt, nước khoáng, hơn 60 nguyên tố hoá học khác nhau. Biển còn có nguồn năng lượng sạch có thể khai thác được như gió, nước, nhiệt độ nước biển, các dòng hải lưu. Nguồn sinh vật rất lớn, đủ các loài động, thực vật, vi sinh vật. Trữ lượng hải sản ở biển Đông thuộc vùng biển nước ta có thể khai thác trên 1 triệu tấn năm.
    Không ai nghi ngờ lợi ích to lớn của kinh tế biển, góp vào sự tăng trưởng kinh tế chung của đất nước.Nhưng muốn khai thác tiềm năng của biển theo những Mục tiêu chiến lược biển Việt Nam chúng ta phải bảo vệ biển, bới hàng ngày biển đang bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng từ những hoạt động vô ý thức và có ý thức của con người. Mội trường biển đang kêu cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...