Luận Văn Bảo vệ mẫu đặc trưng sinh trắc gương mặt trong xác thực trên thiết bị di động thông minh

Thảo luận trong 'Viễn Thông' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 6/9/15.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    #1 Quy Ẩn Giang Hồ, 6/9/15
    Last edited by a moderator: 6/9/15
    TÓM TẮT NỘI DUNG

    Trong phạm vi luận văn tốt nghiệp, đề tài sẽ bao gồm các nội dung chính như sau: giới thiệu tổng quan về đề tài, đi vào các cơ sở lý thuyết ( rút trích đặc trưng PCA, Secure Sketch, Fuzzy Etractor, mô hình kết hợp), nêu các mô hình nhóm đề xuất, hiện thực Demo trên nền tảng Android, thí nghiệm và đánh giá hệ thống đồng thời hướng phát triển đề tài trong giai đoạn tiếp theo.

    1.1.1. Tình hình sử dụng Smartphones tại Việt Nam
    Ngày nay Smartphones đang dần trở nên phổ biến, với việc các hãng di động lớn như Apple, Samsung, LG, Sony liện tục cho ra đời nhiều sản phẩm đa dạng với giá cả tầm trung, thì việc sở hữu 1 chiếc Smartphones đã không còn là giấc mơ xa vời với nhiều người nữa. Giờ đây chỉ với 1 người có thu nhập trung bình cũng có thể sở hữu trong tay 1 chiếc Smartphones với đầy đủ các tính năng nghe gọi, giải trí đa phương tiện. Có thể nói Smartphones đã thâm nhập vào mọi tầng lớp của xã hội, giờ đây nhắc tới điện thoại di động thì người ta đã tưởng tượng ngay đến 1 công cụ phục vụ học tập, công việc, giải trí cho con người chứ không còn là thiết bị chỉ để nghe và gọi.
    Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích thiết thực thì việc sử dụng Smartphones cũng mang đến những rắc rối,rủi ro tiềm ẩn cho người dùng. Nếu như lúc trước, khi mất đi một chiếc điện thoại, người dùng đơn thuần chỉ mất đi số tiền để mua chiếc điện thoại đó, thì ngày nay, giá trị mà người dùng mất đi sẽ rất lớn khi chiếc Smartphone của mình lọt vào tay kẻ gian. Chính thói quen làm việc và lưu trữ các thông tin cá nhân như mật khẩu máy chủ công ty, mật khẩu ATM, thông tin tài khoản ngân hàng, thư điện tử, trên Smartphones của người dùng đã gây ra điều này. Khi những thông tin cá nhân này rơi vào tay kẻ xấu, người dùng có nguy cơ mất tài sản lớn, các vấn đề công việc của người dùng cũng bị ảnh hưởng, và thậm chí có nguy cơ bị mạo danh người dùng trong các dịch vụ khác ngoài đời.

    Tất cả các điều trên đã chứng tỏ được tầm quan trọng và cấp bách của việc bảo vệ dữ liệu người dùng trên Smartphones.

    Mục Lục
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN ii
    TÓM TẮT NỘI DUNG iii
    MỤC LỤC HÌNH vii
    Chương 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1
    1.1. Giới thiệu: 1
    1.1.1. Tình hình sử dụng Smartphones tại Việt Nam 1
    1.1.2. Tổng quan về hệ thống bảo mật dữ liệu trên Smartphones 2
    1.1.3. Tổng quan về sinh trắc học 3
    1.1.4. Vai trò quan trọng của sinh trắc học. 3
    1.2. Mục tiêu của bài toán 4
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5
    2.1. Các phương pháp trích chọn đặc trưng 5
    2.1.1. Khái quát về các đặc tính sinh trắc học của con người 5
    2.1.2. Các mô hình nhận dạng và bảo vệ mẫu đặc tính sinh trắc học 6
    2.1.3. Tổng quan về hệ thống nhận dạng mặt người cơ bản 10
    2.1.3. Eigenfaces – PCA 14
    2.1.4. Fisherfaces 18
    2.1.5. So sánh PCA và LDA 21
    2.2. Secure Sketch và Fuzzy Extractor 21
    2.2.1. Secure Sketch 21
    2.2.2. Fuzzy Extractor 23
    Chương 3: CÁC NGHIÊN CỨU BỔ SUNG 24
    3.1. Mô hình Small – Secure Sketch của Ee-Chien Chang và Qiming Li 24
    3.1.1. Giải thuật 24
    3.1.2. Đánh giá và kết luận 25
    3.2. Mô hình Codebook Secure Sketch của D-STAR Lab 26
    3.2.1. Giải thuật 26
    3.2.2. Đánh giá và kết luận. 28
    3.3. So sánh 2 mô hình secure sketch 28
    3.4. HMAC 28
    3.4.1. Lý thuyết HMAC 28
    3.4.2. Sự an toàn của HMAC 30
    3.5. Mô hình kết hợp Secure Sketch và Fuzzy Extractor 31
    Chương 4 HỆ THỐNG ĐỀ XUẤT 32
    4.1 Mô tả hệ thống 32
    4.2. Các thủ tục 34
    4.2.1. PCA 34
    4.2.2. Trích rút đặc trưng 34
    4.2.3. Secure Sketch (GEN) 35
    4.3.3. Secure Sketch (REC) 35
    4.3.4. HMAC 36
    Chương 5: HIỆN THỰC 37
    5.1. Nền tảng 37
    5.2. Các thư viện sử dụng 38
    5.2.1. JavaCV 38
    5.3. Các khối chức năng chính 38
    5.3.1 Cấu trúc tổng quát 38
    5.3.2 Chi tiết các khối 39
    Chương 6: THÍ NGHIỆM – ĐÁNH GIÁ 42
    6.1. Chạy chương trình Demo 42
    6.1.1. Cài đặt chương trình 42
    6.1.2. Chạy chương trình 43
    6.2. Thí nghiệm 50
    6.2.1. Mục tiêu thí nghiệm 50
    6.2.2. Phương pháp thí nghiệm 50
    6.2.3. Kết quả thí nghiệm và đánh giá 52
    Chương 7: KẾT LUẬN 56
    7.1. Kết quả đạt được 56
    7.2. Hướng phát triển 56
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
     
Đang tải...