Luận Văn Bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài

    Mô hình công ty xuất hiện ở Châu Âu từ thời trung cổ và các đạo luật thành văn về công ty cũng đã ra đời ở Châu Âu từ thế kỷ 17 – 18. Tuy nhiên ở Việt Nam, mô hình công ty và pháp luật về công ty chỉ mới được du nhập cùng cuộc viễn chinh của người Pháp vào cuối thế kỷ 19. Với bản chất của một cuộc xâm lược, người Pháp đã mang theo Luật Dân Sự, Luật Thương Mại cũng như Luật Công Ty vào Việt Nam nhưng với những tư tưởng bóc lột và phân biệt chủng tộc. Những tư tưởng và quy tắc pháp lý tiến bộ mang tính dân chủ, nhân văn của phương Tây không được người dân Việt Nam biết đến[1]. Bằng cuộc trường kỳ kháng chiến đánh quân xâm lược, dân tộc Việt Nam đã viết nên trang sử vẻ vang, đưa đất nước bước sang trang mới của thời kỳ hòa bình, độc lập và dựng xây. Trong quá trình tìm tòi con đường phát triển đất nước sau chiến tranh, có một thời gian nền kinh tế Việt Nam trì trệ với chính sách bao cấp và sự tiếp nhận một cách máy móc pháp luật Xô Viết. Đến thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã bắt đầu quá trình tiếp thu pháp luật từ những nền pháp lý tiên tiến trên thế giới, đặc biệt là những quy tắc pháp lý của luật công ty Đức – một trường phái luật điển hình của Châu Âu và của mô hình luật công ty Anh – Mỹ.
    Luật Doanh Nghiệp 2005 tuy chưa phải là hoàn thiện nhưng cũng được xem là một thành công của việc tiếp thu pháp luật về công ty. Những tư tưởng tiến bộ trong Luật Doanh Nghiệp 2005 được thể hiện một cách khá rõ nét thông qua các quy định thông thoáng về quyền và thủ tục thành lập, góp vốn vào doanh nghiệp; ngành, nghề kinh doanh; quản trị công ty; quyền tự định đoạt, quyền của công ty và thành viên Trong đó đặc biệt phải kể đến những quy định về công ty cổ phần, một mô hình công ty phức tạp và nhận được sự quan tâm nhiều nhất của các nhà làm luật khi dành năm mươi ba điều trên tổng số một trăm lẽ tám điều quy định về các loại hình công ty. Xét đến nay thì công ty cổ phần vẫn là loại hình doanh nghiệp được xem là phát triển nhất về quản lý cũng như khả năng huy động vốn góp.
    Với tính chất đối vốn của công ty cổ phần nên dẫn đến một điều hiển nhiên là cổ đông nào góp vốn nhiều, có nguy cơ chịu rủi ro lớn hơn khi công ty làm ăn thua lỗ, thì sẽ có quyền lợi nhiều. Một trong những quyền lợi mà việc góp vốn nhiều mang lại cho cổ đông là quyền quản lý công ty và khả năng ảnh hưởng trong việc ra các quyết sách, chọn thành viên Hội Đồng Quản Trị, Ban Kiểm Soát, Tổng Giám Đốc/Giám Đốc và những chức danh quản lý khác của công ty, thông qua số phiếu biểu quyết tại Đại Hội Đồng Cổ Đông. Ngược lại, những cổ đông góp ít vốn, rủi ro gặp phải khi công ty làm ăn thua lỗ sẽ ít hơn vì vậy quyền lợi nhận được cũng sẽ ít hơn cổ đông góp nhiều vốn. Điều này là hợp lý và cũng hợp với lẽ tự nhiên.
    Tuy vậy, hiện nay các cổ đông có vốn góp lớn (cổ đông lớn) đang sử dụng những quyền lực do số lượng cổ phần của mình mang lại để gạt bỏ vai trò của cổ đông góp ít vốn (cổ đông thiểu số). Cổ đông lớn có số phiếu biểu quyết áp đảo thường đưa mình hoặc người của mình vào Hội Đồng Quản Trị, Ban Kiểm Soát hoặc nắm giữ chức vụ Tổng Giám Đốc/Giám Đốc, thông qua đó để thao túng và gần như áp đặt ý chí của mình vào những quyết sách của công ty. Chính điều này đã xâm phạm đến lợi ích chính đáng của cổ đông thiểu số. Bởi cổ đông thiểu số cũng là nhà đầu tư, cổ đông – chủ sở hữu công ty cổ phần, vì vậy họ cũng phải có tiếng nói trong công ty mà họ làm chủ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, cổ đông thiểu số đang bị xâm phạm quyền lợi, bị gạt bỏ ra khỏi việc quyết định hoạt động của công ty.
    Đầu tư vào công ty cổ phần bằng việc góp vốn, mua cổ phần là một hình thức đầu tư khá phổ biến hiện nay. Với số vốn ban đầu không cao do giá của một cổ phần, đặc biệt là khi công ty mới thành lập, thường không cao lắm, vì vậy nhiều người có khả năng sở hữu một số lượng cổ phần nhất định bằng tiền lương hay tiền tiết kiệm của mình. Tuy nhiên, dù ít hay nhiều thì nhà đầu tư chỉ bỏ tiền ra khi biết chắc rằng đồng tiền của mình có khả năng sinh lợi và không bị chiếm đoạt bởi kẻ khác. Với việc lạm dụng số phiếu biểu quyết áp đảo, cổ đông lớn đã thâu tóm quyền lực quản lý, điều hành trong tay và gạt đi quyền lợi của những cổ đông thiểu số. Điều này xâm phạm quyền lợi hợp pháp của cổ đông mà pháp luật thừa nhận, theo đó thì cổ đông nắm giữ cổ phần gì sẽ có những quyền tương ứng quy định tại Điều 79, Điều 81, Điều 82, Điều 83 Luật Doanh Nghiệp 2005.
    Vì vậy, vấn đề bảo vệ cổ đông, đặc biệt là cổ đông thiểu số là một điều khá cấp thiết hiện nay nhằm đảm bảo tính công bằng, làm lành mạnh môi trường đầu tư và cũng là một phương pháp hữu hiệu trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như nguồn vốn nhàn rỗi trong người dân.
    1. Mục đích nghiên cứu

    Mục đích của khóa luận là nghiên cứu một cách khái quát về cổ đông thiểu số, quy định pháp luật xung quanh vấn đề bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số, thực tiễn áp dụng của những quy định này từ đó tìm ra những điểm bất cập, hạn chế của pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số cần được sửa đổi, bổ sung. Mục đích nghiên cứu của khóa luận có thể cụ thể hóa ở những nhiệm vụ sau:
    Thứ nhất, nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về cổ đông, cổ đông thiểu số như khái niệm, quyền lợi của cổ đông thiểu số, sự cần thiết phải bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số.
    Thứ hai, phân tích và đánh giá những nội dung chủ yếu của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam (Luật Doanh Nghiệp 2005) xung quanh vấn đề bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số.
    Thứ ba, trên cơ sở phân tích một số vi phạm quyền lợi của cổ đông thiểu số trên thực tế, xác định nguyên nhân của những vi phạm và đưa ra kiến nghị hoàn thiện về mặt pháp lý.
    2. Phạm vi nghiên cứu

    Cổ đông thiểu số và pháp luật về bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học với nhiều cách thức và mức độ tiếp cận khác nhau. Dưới góc độ khoa học pháp lý và phù hợp với chuyên ngành nghiên cứu, khóa luận chỉ tập trung vào những quy định của pháp luật doanh nghiệp về cổ đông thiểu số và quyền lợi của cổ đông thiểu số; nhận diện những hành vi xâm hại quyền lợi của cổ đông thiểu số hiện nay; phân tích quy định của pháp luật xung quanh vấn đề bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong sự so sánh đối chiếu với pháp luật nước ngoài; và đưa ra một vài kiến nghị hoàn thiện.
    3. Phương pháp nghiên cứu

    Để đạt được mục tiêu đặt ra của khóa luận là phân tích những quy định của pháp luật doanh nghiệp về bảo vệ cổ đông thiểu số, nhận diện những hành vi xâm hại quyền lợi của cổ đông thiểu số để từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện. Trong quá trình nghiên cứu, người viết đã dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin với phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu về cổ đông thiểu số, quyền lợi của cổ đông thiểu số trong mối quan hệ không tách rời với quyền lợi của cổ đông nói chung và hoạt động điều hành quản lý công ty, các yếu tố về kinh tế, xã hội khác. Các phương pháp cụ thể được sử dụng trong quá trình thực hiện khóa luận là phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh

    [HR][/HR][1] Xem thêm Bùi Xuân Hải,”Tiếp nhận pháp luật nước ngoài: Lý thuyết và thực tiễn trong pháp luật công ty của Việt Nam”. Đăng tại địa chỉ: http://www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2007/09/17/12423.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...