Đồ Án Bảo vệ chống sét trạm biến áp 220kv và đường dây 220kv + bản vẽ

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Cùng với sự phát triển của khoa học thì điện năng là nguồn năng lượng hết sức quan trọng đối với mọi lĩnh vực. Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá nên điện năng góp một phần đáng kể đối với sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

    Để đảm bảo cung cấp điện liên tục và chất lượng tốt thì bảo vệ và chống sét cho hệ thống điện có một vị trí rất quan trọng. Trong phạm vi đồ án thiết kế chúng ta phải làm các vấn đề sau:

    Chương mở đầu.

    Chương I : Bảo vệ chống sét đánh trực tiếp vào trạm biến áp 220 KV

    Chương II : Tính toán nối đất an toàn và nối đất chống sét cho trạm biến

    áp 220 KV.

    Chương III: Tính chỉ tiêu chống sét cho đường dây 220 KV.

    Chương IV: Tính bảo vệ chống sóng truyền từ đường dây vào trạm biến

    áp phía 220KV.

    Từ việc hoc tập, nghiên cứu, tính toán đồ án này rút ra được một số kết luận sau:

    Quá trình học tập cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Minh Chước bản đồ án này đã được hoàn thành. Nhưng do thời gian có hạn, cùng với sự thiếu sót về kinh nghiệm thực tế nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót cần bổ sung

    Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã giúp đỡ hướng dẫn cho em hoàn thành bản đồ án này.

    CHƯƠNG MỞ ĐẦU

    HIỆN TƯỢNG GIÔNG SÉT- ẢNH HƯỞNG CỦA GIÔNG SÉT ĐẾN HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM

    Hệ thống điện là một bộ phận của hệ thống năng lượng bao gồm:

    Nhà máy điện, đường dây, trạm biến áp và các hộ tiêu thụ điện. Trong đó phần tử có số lượng khá lớn và quan trọng là trạm biến áp và đường dây. Trong quá trình vận hành các phần tử này chịu nhiều sự tác động của thiên nhiên như mưa gió, bão và đặc biệt nguy hiểm là chịu ảnh hưởng của sét đánh. Khi có sét đánh vào trạm biến áp hoặc đường dây nó có thể gây hư hỏng cho các thiết bị trong trạm dẫn đến việc ngừng cung cấp điện liên tục và gây thiệt hại lớn đến nền kinh tế quốc dân.

    Để nâng cao mức độ an toàn cung cấp điện liên tục giảm chi phí thiệt hại khi vận hành chúng ta phải tính toán bảo vệ chống sét cho hệ thống điện.

    1. Hiện tượng giông sét

    Giông sét là hiện tượng của thiên nhiên, đó là sự phóng tia lửa điện khi khoảng cách giữa các điện cực khá lớn. Hiện tượng phóng điện của giông sét bao gồm hai loại chính đó là:

    + Phóng điện giữa các đám mây tích điện với nhau.

    + Phóng điện giữa các đám mây tích điện xuống đất.

    Trong phạm vi đồ án này chỉ nghiên cứu phóng điện giữa các đám mây tích điện với mặt đất. Hiện tượng này gây nhiều trở ngại cho con người. Các đám mây được tính điện với mật độ điện tích lớn có thể tạo ra cường độ điện lớn sẽ hình thành giông sét phát triển về phía mặt đất. Giai đoạn này là giai đoạn phóng điện tiên đạo và dòng gọi là tia tiên đạo. Tốc độ di chuyển trung bình của tia tiên đạo của lần phóng điện đầu tiên khoảng 1,5.107 cm/s, của các lần sau nhanh hơn và đạt đến 2.108 cm/s (trong một đợt), sét đánh có thể có nhiều lần phóng điện kế tiếp nhau, trung bình là 3 lần. Điều này được giải thích bởi cùng lớp mây điện có thể hình thành nhiều trung tâm điện tích, chúng sẽ lần lượt phóng điện xuống đất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...