Đồ Án Bảo vệ chống sét trạm biến áp 220/110 kV và đường dây 220 kV + bản vẽ

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ THUẬT ĐIỆN CAO ÁP





    NGUYỄN TIẾN DŨNG LỚP HTĐ - KHÓA 1 TRẠM HẢI DƯƠNG

    2


    CHƯƠNG I CHƯƠNG MỞ ĐẦU

    HIỆN TƯỢNG GIÔNG SÉT- ẢNH HƯỞNG CỦA GIÔNG SÉT ĐẾN HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM

    1.1 Hiện tượng giông sét

    Giông sét là hiện tượng của thiên nhiên, đó là sự phóng tia lửa điện khi khoảng cách giưa các điện cực khá lớn. Hiện tượng phóng điện của giông sét bao gồm hai loại chính đó là:

    + Phóng điện giữa các đám mây tích điện với nhau.

    + Phóng điện giữa các đám mây tích điện xuống đất.

    Trong phạm vi đồ án này chỉ nghiên cứu phóng điện giữa các đám mây tích điện với mặt đất. Hiện tượng này gây nhiều trở ngại cho con người. Các đám mây được tính điện với mật độ điện tích lớn có thể tạo ra cường độ điện lớn sẽ hình thành giông sét phát triển về phía mặt đất. Giai đoạn này là giai đoạn phóng điện tiên đạo và dòng gọi là tia tiên đạo. Tốc độ di chuyển trung bình của tia tiên đạo của lần phóng điện đầu tiên khoảng 1,5.107 cm/s, của các lần sau nhanh hơn và đạt đến 2.108 cm/s (trong một đợt), sét đánh có thể có nhiều lần phóng điện kế tiếp nhau, trung bình là 3 lần. Điều này được giải thích bởi cùng lớp mây điện có thể hình thành nhiều trung tâm điện tích, chúng sẽ lần lượt phóng điện xuống đất.

    Quá trình phóng điện sẽ phát triển dọc theo đường sức nối liền giữa đầu tia tiên đạo với nơi tập trung điện tích trên mặt đất, vì ở đấy cường độ điện trường có trị số lớn nhất và như vậy là địa điểm sét đánh trên mặt đất đã định sẵn. Tính chất chọn lọc của phóng điện đã được vận dụng trong việc bảo vệ chống sét đánh thẳng cho các công trình. Cột thu sét có độ cao lớn và trị số điện trở nối đất bé sẽ thu hút các phóng điện sét về phía mình, do đó tạo nên khu vực an toàn quanh nó.

    1.2 2.Tỡnh hỡnh giụng sột ở Việt Nam

    Việt nam là một nước khí hậu nhiệt đới, có cường độ sét khá mạnh. Theo tài liệu nghiên cứu trên mỗi miền đất nước có những đặc điểm giông sét khác nhau:

    Miền Bắc: có số ngày giông sét dao động từ 70 100 ngày trong một năm. Như vậy mỗi ngày có thể xảy ra 2 3 cơn giông. Vùng giông nhiều nhất là Móng Cái, ở đây có tới 250 300 lần giông tập trung trong khoảng 100 110 ngày, tháng có nhiều giông nhất là tháng 7 và 8.

    ở một số vùng có địa hình thuận lợi là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi và vùng đồng bằng, số trường hợp giông cũng lên tới 100 ngày trong năm. Số vùng còn lại có số cơn giông lên từ 150 200 lần trong năm tập trung trong khoảng 90 đến 100 ngày. Nơi ít giông nhất la Quảng Bình chỉ có dưới 880 ngày giông.

    Nếu xét dạng diễn biến của giông trong năm ta có thể nhận thấy mùa giông không hoàn toàn đồng nhất giữa các vùng. Nhìn chung ở Bắc Bộ tập trung vào tháng 5 và tháng 9.

    Trên vùng duyên hải Trung Bộ, ở phía Bắc là khu vực tương đối nhiều giông vào tháng 4, từ tháng 5 đến tháng 8 có số ngày giông là 10 ngày/tháng. Tháng nhiều giông nhất là tháng 5 ta quan sát được 12 15 ngày. Những ngày đầu tháng 4 và cuối tháng 10 giông còn lại ít, từ 2 5 ngày giông. ở phía nam duyên hải Trung Bộ, khu vực nhiều giông nhất là đồng bằng Nam Bộ từ 120 140 ngày/năm. Như ở thành phố Hồ Chí Minh là 138 ngày/năm. Mùa đông ở miền Nam kéo dài hơn miền Bắc từ tháng 4 đến tháng 11.

    Khu vực Tây Nguyên mùa đông ngắn hơn và do vậy số lần sét đánh cũng ít hơn. Tháng nhiều giông nhất là tháng 5 mà cũng chỉ quan sát được khoảng 15 ngày giông ở miền Bắc Tây Nguyên, 10 đến 12 ngày ở phỉa Nam Tây Nguyên. Các tỉnh như Kon-tum 14 ngày, Đà Lạt 10 ngày, Plây-ku 17 ngày.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...