Tài liệu Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự - ý nghĩa của việc nghiên c

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật
    trong lĩnh vực tư pháp hình sự - ý nghĩa của việc nghiên cứu










    Tóm tắt. Bài viết đề cập đến việc phân tích để đưa ra các luận cứ khoa học trên bốn bình diện - chính trị-pháp lý (1), tội phạm học (2), tâm lý-đạo đức (3) và lịch sử-văn hóa (4) - nhằm lý giải cho ý nghĩa của việc nghiên cứu những vấn đề về bảo vệ các quyền con người bằng các quy định của pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự như: pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự, pháp luật thi hành án hình sự và pháp luật về tổ chức-hoạt động của các cơ quan tư pháp hình sự.





    1. Đặt vấn đề


    1. Trong giai đoạn xây dựng một Nhà nước pháp quyền (NNPQ) đích thực của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam hiện nay sự phân tích những luận cứ khoa học để nhận thấy một cách đầy đủ, toàn diện và đúng đắn ý nghĩa quan trọng của việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo vệ các quyền (BVCQ) con người bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự (TPHS) trên bốn khía cạnh - chính trị-pháp lý (1), tội phạm học (2), tâm lý-đạo đức (3) và, lịch sử-văn hóa (4) có thể được lý giải bởi các lý do thể hiện trên ba (03) bình diện chủ yếu dưới đây:
    1.1. Về mặt lập pháp, cho đến nay mặc dù về cơ bản các quy định hiện hành của pháp luật trong lĩnh vực TPHS của Việt Nam - pháp luật hình sự (PLHS), pháp luật tố tụng hình sự (TTHS), pháp luật thi hành án hình sự (THAHS) và một số quy định pháp luật về tổ chức-hoạt động của hệ thống các cơ quan TPHS đã được








































































    pháp điển hóa nhưng nói chung các quy định đó (mà cụ thể là BLHS năm 1999, Bộ luật TTHS năm 2003 và gần đây nhất là Luật THAHS năm 2009 mới được ban hành; v.v .) vẫn còn tồn tại một loạt những nhược điểm nhất định (nhất là các quy định và các chế định có liên quan đến việc BVCQ con người), đồng thời ở các mức độ khác nhau một số quy định ấy cũng chưa phù hợp với một số nguyên tắc được thừa nhận chung của một NNPQ đích thực, cũng như các quy phạm pháp luật (QPPL) quốc tế trong lĩnh vực TPHS; ngoài ra, trong hệ thống pháp luật về TPHS của nước ta cũng còn thiếu nhiều văn bản pháp luật (VBPL) tối quan trọng để cho các công dân, cũng như các cán bộ thực tiễn của các cơ quan bảo vệ pháp luật (BVPL) và Tòa án có thể có được đầy đủ những căn cứ pháp lý vững chắc và và hữu hiệu trong việc BVCQ con người.
    1.2. Về mặt thực tiễn, trong khi đó thực tiễn hàng ngày-hàng giờ của các NNPQ đích thực là các nước văn minh và phát triển cao trên thế giới trong những năm cuối thế kỷ XX-đầu thế kỷ XXI đã chứng một cách xác đáng, có căn cứ và bảo đảm sức thuyết phục rằng - nếu như các






    quyền và tự do của con người và của công dân trong lĩnh vực TPHS không được bảo vệ một cách vững chắc và hữu hiệu bằng các quy định pháp luật trong lĩnh vực này thì không thể nói gì đến thắng lợi cuối cùng của công cuộc xây dựng một xã hội dân sự (XHDS) và của sự nghiệp xây dựng NNPQ đích thực ở Việt Nam.
    1.3. Và cuối cùng, về mặt lý luận, thực trạng của pháp luật thực định nước ta và thực tiễn sinh động đã nêu trên đang đặt ra trước các chuyên ngành KHPL về TPHS ở Việt Nam hiện nay một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách là - cần phải phân tích, lý giải và luận chứng sao cho việc BVCQ con người bằng pháp luật trong lĩnh vực TPHS được đưa ra phải đáp ứng kịp thời các đòi hỏi (yêu cầu) cấp bách của thực tiễn xã hội và phù hợp với những điều kiện cụ thể (về kinh tế-xã hội, chính trị-pháp lý, văn hóa, lịch sử-truyền thống, v.v .) của đất nước trong giai xây dựng NNPQ. Tuy nhiên, do đến nay trong các xuất bản phẩm về TPHS của nước ta vẫn chưa có một công trình khoa học chuyên khảo nào đề cập riêng đến việc nghiên cứu một cách đồng bộ, có hệ thống và toàn diện những vấn đề về BVCQ con người bằng các quy định của cùng một lúc bốn hệ thống pháp luật trong lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm-ĐTrCTP (bao gồm PLHS, pháp luật TTHS, pháp luật THAHS và pháp luật về tổ chức-hoạt động của các cơ quan TPHS) nên sẽ là hợp lý nếu như trước khi đi sâu nghiên cứu những vấn đề đã nêu, bằng nội dung trong bài viết này chúng ta cần phải làm rõ ý nghĩa của việc nghiên cứu đó trên bốn (04) phương diện - chính trị-pháp lý (1), tội phạm học (2), tâm lý-đạo đức (3) và, lịch sử-văn hóa (4)
    2. Như vậy, tất cả những phân tích trên đây không chỉ cho phép khẳng định sự cần thiết cấp bách của việc nghiên cứu việc BVCQ con người bằng pháp luật về TPHS mà còn là lý do luận chứng cho tên gọi của bài viết này của chúng tôi. Tuy nhiên, do tính chất rộng lớn và phức tạp, đa dạng và nhiều khía cạnh của những vấn đề lý luận về BVCQ con người bằng pháp luật về TPHS, mặt khác chúng cũng còn đang được tranh luận và nghiên cứu với nhiều quan điểm

    khác nhau (vì ngay mỗi vấn đề được phân tích trong bài viết này cũng có thể trở thành một đối tượng nghiên cứu khoa học (NCKH) riêng biệt và được đề cập trong nhiều cuốn sách chuyên khảo khác nhau) nên trong phạm vi một bài viết đăng tạp chí này chúng tôi chỉ có thể đề cập đến những vấn đề nào mà theo quan điểm của chúng tôi là chủ yếu và quan trọng hơn cả.




    2. Nội dung vấn đề
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...