Luận Văn Bảo tồn và phát triển làng lụa truyền thống Hà Đông

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 13/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ngoại Thương
    Hà Nội, tháng 5 năm 2013

    LUẬN VĂN CÓ ĐẦY ĐỦ TRONG FILE WORD

    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 5

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG . 11
    1. Lý luận chung về bảo tồn và phát triển 11

    1.1 Tổng quan chung về bảo tồn và phát triển 11

    1.1.1 Khái niệm và đối tượng của bảo tồn . 11

    1.1.2 Khái niệm và đối tượng của phát triển 14

    1.2 Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển 16

    1.3 Ý nghĩa của bào tồn và phát triển . 18

    2. Lý luận chung về bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống 20

    2.1 Tổng quan về làng nghề truyền thống 20

    2.1.1 Khái niệm và đặc trưng của làng nghề truyền thống 20

    2.1.2 Vai trò của làng nghề truyền thống trong nền kinh tế hiện đại . 22

    2.2 Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống . 24

    2.2.1 Khái niệm bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống 24

    2.2.2 Các quan điểm cơ bản về bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống 26

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG LỤA TRUYỀN THỐNG HÀ ĐÔNG 29
    I. Lịch sử hình thành làng lụa truyền thống Hà Đông . 29

    1. Lịch sử hình thành 29

    2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tê, xã hội phát triển đến sự phát triển của làng lụa truyền thống Hà Đông . 30

    2.1 Vị trí địa lý và ranh giới . 30

    2.2 Địa hình 31

    2.3 Khí hậu . 31

    2.4 Cảnh quan thiên nhiên 32

    2.5 Đặc điểm sử dụng đất . 32

    2.6 Không gian cảnh quan 33

    2.7 Kinh tế 34

    3. Những điều kiện và tiềm năng để thúc đẩy sự phát triển của làng nghề truyền thống 34

    II. Quá trình phát triển của làng nghề từ năm 2000 đến nay . 35


    1. Thực trạng hoạt động kinh doanh tại làng nghề . 35

    1.1 Cơ sở sản xuất . 35

    1.2 Lực lượng lao động . 36

    1.3 Sản phẩm . 37

    1.4 Thị trường các yếu tố đầu vào và Thị trường tiêu thụ sản phẩm 39

    2. Sự hình thành và phát triển những giá trị văn hóa tiêu biểu của làng nghề . 40

    3. Tác động của sự phát triển nghề truyền thống tới các vấn đề an sinh xã hội
    của người dân làng nghề 44

    III. Thực trạng bảo tồn và phát triển làng lụa truyền thống Hà Đông 46

    1. Quá trình bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa đặc sắc của làng nghề . 46

    1.1 Hoạt động liên quan tới kinh tế 46

    1.2 Hoạt động liên quan tới văn hóa – du lịch 48

    2. Đông”Quá trình bảo tồn và phát triển thương hiệu “Lụa Hà . 50

    IV. Đánh giá hoạt động bảo tồn và phát triển làng lụa truyền thống Hà Đông 53

    1. Đánh giá hoạt động bảo tồn và phát triển liên quan tới lĩnh vực kinh tế . 53

    2. Đánh giá hoạt động bảo tồn và phát triển liên quan tới lĩnh vực văn hóa – du lịch 54

    3. Đánh giá về hoạt động bảo tồn và phát triển thương hiệu “Lụa Hà Đông . 57

    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG LỤA TRUYỀN THỐNG HÀ ĐÔNG 58

    I. Định hướng bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống của Đảng và Nhà
    nước ta giai đoạn hiện nay (đến năm 2020) . 58

    1. Quan điểm 58

    2. Mục tiêu 59

    3. Định hướng bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống . 60

    II. Kinh nghiệm về vấn đề bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống
    của Nhật Bản, Thái Lan và một số quốc gia khác . 65

    1. Kinh nghiệm của Nhật Bản 66

    2. Kinh nghiệm của Thái Lan và một số nước khác . 68

    3. Bài học kinh nghiệm từ một số nước khu vực Châu Á về bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề 68

    III. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển làng lụa truyền thống Hà Đông 70

    1. Các giải pháp bảo tồn làng lụa truyền thống Hà Đông 70


    1.1. Quy hoạch làng nghề với khu sản xuất và khu nhà ở riêng biệt. 70

    1.2 Đảm bảo quá trình từ sản xuất cho tới tiêu thụ thông suốt 73

    1.3 Nâng cao chất lượng sản phẩm lụa 76

    1.3 Xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm lụa 77

    1.3.1Thi trường vải may mặc nói chung tại Việt Nam 77

    1.3.2 Thị hiếu người tiêu dùng . 78

    1.3.3 Mô hình 4P 79

    1.3.4 Áp dụng mô hình vào lụa Vạn Phúc 80

    2. Các giải pháp phát triển 86

    2.1 Nâng cao phát triển du lịch làng nghề 86

    2.1.1 Về phía chính quyền, cơ quan lãnh đạo địa phương . 87

    2.1.2 Về phía các công ty du lich, các công ty lữ hành 89

    2.2 Đào tạo nguồn nhân lực trẻ biết nghề và tâm huyết với nghề và nâng cao chất lượng quản lý của hiệp hội làng nghề 91

    2.2.1 Mở rộng ngành nghề lao động, thu hút nguồn nhân lực trẻ 91

    2.2.2 Kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực của Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc 93

    KẾT LUẬN 97

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 99




    1. Tính cấp thiết của đề tài


    LỜI MỞ ĐẦU


    Là một nước đang phát triển, nền kinh tế còn phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, việc thúc đẩy hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, trong đó bao gồm cả việc bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống ở Việt Nam là việc làm rất cần thiết. Trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, làng nghề đóng vai trò hết sức quan trọng, đóng góp của các làng nghề đã tạo ra nhiều nét khởi sắc cho kinh tế địa phương.

    Với số lượng khoảng 4500 làng nghề trên địa bàn cả nước, thu hút hơn 11 triệu lao động (theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2011), các làng nghề đã có những đóng góp đáng kể trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động ở các vùng nông thôn, đồng thời đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng GDP hằng năm. Bên cạnh đó, việc đầu tư và phát triển các làng nghề đã góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng “ly nông bất ly hương”, giúp giải quyết nhiều vấn đề khó khăn cho cả chính quyền địa phương lẫn người dân.
    Tuy nhiên, có một thực tế đáng báo động đang diễn ra, đó là sự suy giảm nghiêm trọng về quy mô và chất lượng các làng nghề truyền thống. Làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông cũng không phải là một ngoại lệ. Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng chừng 10km, Làng lụa Vạn Phúc thuộc quận Hà Đông được biết đên là một làng dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa, có nhiều mẫu hoa văn tinh xảo, sống động và lâu đời vào hàng bậc nhất Việt Nam. Nằm bên bờ sông Nhuệ, làng Vạn Phúc vẫn ít nhiều giữ được nét cổ kính với hình ảnh cổng làng, cây đa, giếng đình và các phiên chợ. Các mẫu lụa tơ tằm được bày bán tại đây rất đa dạng về hoa văn, màu sắc, kiểu cách và chất lượng. Nổi tiếng là thế, nhưng nơi đây, cũng như bao làng nghề truyền thống khác, đang đứng trước nguy cơ mai một đi cái nghề, cái bản sắc ông cha ta để lại.
    Theo thống kê, năm 2010 làng Vạn phúc có 1279 hộ dân thì có 1092 hộ còn dệt lụa, tuy nhiên gần đây chỉ còn 10% hộ dân còn giữ nghề dệt truyền thống. Năm 2011 tổng sản phẩm lụa tiêu thụ là 2 triệu mét chỉ bằng một phần ba ba năm trước. Sản xuất lụa không còn chiếm vị trí độc tôn, thu nhập từ sản xuất lụa không hấp dẫn bằng những ngành nghề khác, người dân Vạn Phúc cũng không còn mặn mà để sống với nghề truyền thống. Lượng hàng bán thì lúc được lúc không, đời sống bấp bênh, số lượng lao động bỏ nghề ngày càng tăng lên, số lượng lao động trẻ đến với nghề thì ngày càng giảm. Đây là một thực tế đáng quan ngại, bởi lẽ, muốn giữ nghề, giữ cái hồn cốt ông cha để lại, thì con người chính là nhân tố quan trọng nhất.
    Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, những nét văn hóa truyền thống đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và hội nhập của đất nước. Thực tế cho thấy làng lụa Vạn Phúc đang là tâm điểm trong sự phát triển du lịch làng nghề ở Việt Nam. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm sao để duy trì bảo tồn và phát triển làng lụa Vạn Phúc? Từ thực tế nhìn nhận thực trạng bảo tồn và phát triển làng lụa Vạn Phúc hiện nay, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Bảo tồn và phát triển làng lụa truyền thống Hà Đông” cho bài nghiên cứu khoa học của mình.
     

    Các file đính kèm:

    • 1.doc
      Kích thước:
      2.2 MB
      Xem:
      0
    • 1.pdf
      Kích thước:
      919.2 KB
      Xem:
      0
Đang tải...