Tiến Sĩ Bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc - đô thị khu phố Pháp tại thành phố Hải Phòng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 17/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIẾN TRÚC
    NĂM 2014
    MỤC LỤC
    Danh mục bảng biểu vi
    Danh mục hình ảnh vii
    Giải thích thuật ngữ sử dụng trong luận án x
    Danh mục chữ viết tắt trong luận án xv
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài 01
    2. Mục đích nghiên cứu 02
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 02
    4. Phương pháp nghiên cứu 03
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 03
    6. Đóng góp mới của luận án 04
    7. Cấu trúc của luận án 04
    PHẦN NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BẢO TỒN DI SẢN
    KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ THỜI THUỘC ĐỊA VÀ KHU PHỐ PHÁP HẢI PHÒNG

    1.1. Tổng quan nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc
    đô thị thời thuộc địa trên thế giới và tại Việt Nam 05
    1.1.1. Các khái niệm và thuật ngữ 05
    1.1.2. Các trào lưu và xu hướng bảo tồn di sản đô thị 08
    1.1.3. Tình hình bảo tồn di sản kiến trúc đô thị trên thế giới 10
    1.1.4. Tình hình bảo tồn di sản kiến trúc đô thị thời Pháp thuộc tại Việt Nam
    và Hải Phòng17
    1.1.5. Phát huy giá trị di sản kiến trúc đô thị với phát triển kinh tế - xã hội 20
    1.2. Tổng quan quá trình hình thành và phát triển các khu phố Pháp tại Việt Nam và thành phố Hải Phòng 22
    1.2.1. Bối cảnh ra đời các khu phố Pháp tại Việt Nam 22
    1.2.2. Lịch sử hình thành Hải Phòng 24
    1.2.3. Quá trình hình thành và phát triển khu phố Pháp Hải Phòng 25
    1.2.4. Quá trình phát triển đô thị của Hải Phòng 27
    1.3. Hiện trạng đô thị khu phố Pháp Hải Phòng 30
    1.3.1. Cấu trúc tổng thể đô thị khu phố Pháp 30
    1.3.2. Cấu trúc các thành phần đô thị 30
    1.3.3. Quảng trường, các tuyến và các cảnh quan đô thị đặc thù 32
    1.3.4. Hiện trạng về chức năng và hoạt động đô thị 36
    1.3.5. Hiện trạng bảo tồn đô thị 37
    1.4. Hiện trạng kiến trúc khu phố Pháp Hải Phòng 37
    1.4.1. Phân loại các loại hình công trình kiến trúc 37
    1.4.2. Hiện trạng các phong cách kiến trúc 41
    1.4.3. Hiện trạng chức năng hoạt động của các công trình kiến trúc 41
    1.4.4. Hiện trạng về kỹ thuật xây dựng, vật liệu xây dựng, chi tiết trang trí 42
    1.4.5. Hiện trạng bảo tồn kiến trúc 43
    1.5. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 44
    1.5.1. Những nghiên cứu trong nước có liên quan 44
    1.5.2. Những nghiên cứu ngoài nước có liên quan 47
    1.5.3. Những vấn đề liên quan chưa được giải quyết 48
    1.6. Những vấn đề luận án quan tâm giải quyết 48
    1.6.1. Khái quát về giá trị của khu phố Pháp Hải Phòng qua khảo sát và nhận dạng 48
    1.6.2. Những vấn đề đặt ra cần được giải quyết trong luận án 49

    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI
    SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ KHU PHỐ PHÁP HẢI PHÒNG

    2.1. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu 50
    2.1.1. Phương pháp luận nghiên cứu của luận án 50
    2.1.2. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án 50
    2.2. Các cơ sở pháp lý về bảo tồn di sản kiến trúc đô thị trên thế giới và tại Việt Nam 52
    2.2.1. Các hiến chương quốc tế về bảo tồn di sản kiến trúc đô thị 52
    2.2.2. Luật Di sản văn hóa và các quy định có liên quan của Việt Nam 55
    2.2.3. Chương trình phát triển đô thị Quốc gia đến năm 2020 56
    2.2.4. Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2020 57
    2.3. Cơ sở lý thuyết về bảo tồn di sản kiến trúc đô thị 57
    2.3.1. Phương pháp luận bảo tồn di sản đô thị của MIT 57
    2.3.2. Phương pháp luận bảo tồn di sản đô thị sử dụng trong luận án 58
    2.3.3. Phương pháp đánh giá tiềm năng bảo tồn di sản đô thị phù hợp với Việt Nam 59
    2.3.4. Hệ tiêu chí đánh giá tiềm năng bảo tồn di sản đô thị khu phố Pháp Hải Phòng 61
    2.4. Cơ sở về đặc điểm, giá trị kiến trúc đô thị của khu phố Pháp Hải Phòng 67
    2.4.1. Đặc điểm đô thị 67
    2.4.2. Đặc điểm kiến trúc 72
    2.4.3. Giá trị đô thị và kiến trúc 74
    2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc đô thị khu phố Pháp Hải Phòng 81
    2.5.1. Các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội 81
    2.5.2. Quy hoạch phát triển đô thị Hải Phòng đến 2025, tầm nhìn đến 2050 82
    2.5.3. Hình ảnh đặc trưng đô thị của thành phố Hải Phòng 84
    2.5.4. Phát triển kinh tế du lịch tại Hải Phòng 85
    2.5.5. Điều tra xã hội học về nhận thức giá trị di sản kiến trúc đô thị khu phố Pháp Hải Phòng 87
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ KHU PHỐ PHÁP HẢI PHÒNG
    3.1. Quan điểm và mục tiêu 90
    3.1.1. Quan điểm 90
    3.1.2. Mục tiêu 91
    3.2. Kết quả đánh giá tiềm năng bảo tồn, xác định ranh giới các khu vực bảo tồn và xác lập quỹ di sản kiến trúc đô thị khu phố Pháp Hải Phòng 91
    3.2.1. Tiềm năng bảo tồn đô thị 91
    3.2.2. Tiềm năng bảo tồn kiến trúc 93
    3.2.3. Xác định ranh giới các khu vực bảo tồn 97
    3.2.4. Xác lập quỹ di sản đô thị 102
    3.2.5. Xác lập quỹ di sản kiến trúc 103
    3.3. Giải pháp bảo tồn quỹ di sản kiến trúc đô thị khu phố Pháp Hải Phòng 107
    3.3.1. Định hướng giải pháp bảo tồn chung 107
    3.3.2. Giải pháp bảo tồn quỹ di sản đô thị 109
    3.3.3. Giải pháp bảo tồn quỹ di sản kiến trúc 111
    3.3.4. Giải pháp quản lý bảo tồn 111
    3.4. Giải pháp phát huy giá trị di sản kiến trúc đô thị khu phố Pháp trong phát triển đô thị Hải Phòng 113
    3.4.1. Phát huy giá trị quỹ di sản kiến trúc đô thị trong xây dựng quy hoạch Hải Phòng đến 2025, tầm nhìn đến 2050 114
    3.4.2. Phát huy đặc trưng đô thị và kiến trúc khu phố Pháp trong xây dựng khu trung tâm thành phố Hải Phòng 115
    3.4.3. Phát huy đặc trưng di sản đô thị và kiến trúc khu phố Pháp trong phát triển kinh tế du lịch 117
    3.4.4. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đối với khu cảng Hải Phòng 119
    3.5. Quản lý bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc đô thị khu phố Pháp Hải Phòng 122
    3.5.1. Định hướng quản lý bảo tồn đô thị 122
    3.5.2. Định hướng quản lý bảo tồn kiến trúc 123
    3.5.3. Định hướng quản lý, tổ chức các hoạt động đô thị 123
    3.5.4. Bổ sung và hoàn thiện các cơ sở pháp lý về bảo tồn và phát huy giá trị di sản khu phố Pháp Hải Phòng 124
    3.6. Bàn luận về các kết quả nghiên cứu 127
    3.6.1. Bàn luận về tính khả thi của hệ thống tiêu chí đánh giá tiềm năng bảo tồn di sản đô thị thích hợp trong điều kiện Việt Nam và Hải Phòng 127
    3.6.2. Bàn luận về khoanh vùng bảo vệ và xác lập quỹ di sản kiến trúc đô thị khu phố Pháp Hải Phòng trong quá trình đô thị hóa hiện nay 129
    3.6.3. Bàn luận về bảo tồn di sản kiến trúc đô thị khu phố Pháp Hải Phòng. 130
    3.6.4. Bàn luận về khai thác và phát huy giá trị di sản kiến trúc đô thị khu phố Pháp Hải Phòng. 131
    3.6.5. Bàn luận về phát huy giá trị hệ thống sông nước trong phát triển đô thị Hải Phòng 132
    3.6.6. Bàn luận về công tác quản lý bảo tồn di sản kiến trúc đô thị trong sự phát triển liên tục của đô thị Hải Phòng.134
    3.6.7. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong bảo tồn và phát huy giá trị
    di sản kiến trúc đô thị thời Pháp thuộc tại Hải Phòng và Việt Nam.
    135
    KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 138
    DANH MỤC CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
    QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    “Di sản thiên nhiên và văn hóa thuộc về mọi con người. Mỗi chúng ta có quyền và
    trách nhiệm phải hiểu, chiêm ngưỡng và bảo vệ giá trị toàn cầu của nó”
    (Trích lời mở đầu Công ước quốc tế về Du lịch văn hóa, ICOMOS - 1999)
    Di sản đô thị là DSVH có qui mô lớn nhất trong mọi loại hình di sản mà con
    người kiến tạo được trong lịch sử tiến hóa của nhân loại. DSĐT cũng khác biệt, với tính
    nhị nguyên: vừa là sản phẩm của sáng tạo từ VH loài người, đồng thời lại là môi trường
    bao chứa tất cả những hoạt động VH ấy, do vậy, là một di sản phức hợp, quí giá và có
    sự tiếp nối diễn ra ngay trong lòng di sản. Chính vì vậy, bảo tồn DSĐT không thể và
    không bao giờ theo con đường “bảo tàng hóa”. Các không gian lịch sử sống động,
    những sản phẩm vật chất và tinh thần (có thể) sẽ là di sản trong tương lai. Từ điểm nhìn
    này có thể thấy các DSĐT lịch sử ở VN được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, là
    một quĩ di sản vô giá cho lựa chọn vấn đề nghiên cứu sau đại học.
    Theo tiến trình phát triển lịch sử, Việt Nam đã tích lũy được quỹ DSKTĐT to lớn,
    trong đó có những di sản được hình thành dưới thời Pháp thuộc. Mảng di sản này có giá
    trị cao về kiến trúc, nghệ thuật và sử dụng, đã tham gia vào đời sống XH Việt Nam từ
    hơn một thế kỷ nay và đóng vai trò lịch sử quan trọng trong sự phát triển của đất nước,
    do đó đã trở thành một bộ phận của DSVH Việt Nam. Gắn kết được di sản với sự phát
    triển đô thị sẽ nâng cao giá trị các khu vực đô thị lịch sử và mang lại nhiều lợi ích cho
    nền kinh tế địa phương. Đưa di sản tham gia vào đời sống và các hoạt động của đô thị
    cũng là góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản đó. Tuy nhiên trong quá
    trình phát triển và hiện đại hoá đô thị, nhiều nơi đã ưu tiên cho các mục tiêu ngắn hạn
    hơn là duy trì lâu dài quỹ DSKTĐT nên nhiều di sản đã bị ảnh hưởng, bị xâm hại, thậm
    chí bị phá hủy - dù mang lại lợi ích về kinh tế nhưng lại làm mất đi những giá trị tinh
    thần của cộng đồng, là sự mất mát của quốc gia, và phần nào là của cả nhân loại.
    Thời Pháp thuộc, Hải Phòng là TP lớn thứ ba của Việt Nam sau Hà Nội và Sài
    Gòn - Chợ Lớn. Tại Hải Phòng đã hình thành một hệ thống các công trình kiến trúc đô
    thị khá hoàn chỉnh và đa dạng, được xây dựng với quy mô và chất lượng cao. Ngày nay,
    KPP là trung tâm lịch sử của TP, là hạt nhân định hướng phát triển của đô thị Hải
    Phòng - một trong sáu đô thị cấp trung ương của cả nước, một trong ba cực của tam
    giác phát triển kinh tế Bắc Bộ.
    Trong khi đã có nhiều nghiên cứu khá chi tiết về DSKTĐT thời Pháp thuộc tại Hà
    Nội và TP Hồ Chí Minh, thì KPP tại Hải Phòng vẫn chưa được quan tâm tương xứng
    với ý nghĩa và giá trị đặc sắc của nó. Đến nay, Hải Phòng vẫn chưa xây dựng được quy
    hoạch bảo tồn một cách bài bản và đầy đủ, chưa thống kê được quỹ DSKTĐT thời Pháp
    thuộc trên địa bàn, chưa có quy chế quản lý cũng như giải pháp căn cơ để bảo tồn và
    phát huy giá trị. Về mặt học thuật, chưa có luận văn, luận án hay công trình khoa học
    nào nghiên cứu giải quyết các vấn đề nêu trên theo hướng tích hợp các giá trị DSKT và
    DSĐT.
    Trong bối cảnh đó, luận án chọn đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến
    trúc đô thị khu phố Pháp tại thành phố Hải Phòng” là có ý nghĩa cấp thiết trên cả
    phương diện lý thuyết và thực tiễn. Tên luận án có thể chưa hẳn tương ứng với những
    phương thức ứng xử thỏa đáng cho những DSĐT như KPP Hải Phòng (có giá trị về tổ
    chức không gian, kỹ thuật, vật liệu và quan trọng nhất là vẫn bao chứa tất cả các hoạt
    động đô thị sống động), nhưng có thể hiểu rằng: “Bảo tồn và phát huy giá trị” di sản ở
    luận án - về bản chất phải tìm hiểu cụ thể hệ thống các giá trị vật thể và phi vật thể đặc
    trưng cho KPP Hải Phòng, để từ đó xây dựng cơ sở học thuật và cơ sở thực tế đề xuất
    các nhóm giải pháp bảo tồn và phát triển đô thị, phù hợp với từng lĩnh vực: Qui hoạch,
    Kiến trúc và hoạt động kinh tế, XH, VH . của TP Hải Phòng.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích nghiên cứu của luận án là bảo tồn và phát huy giá trị của KPP tại Hải
    Phòng với tư cách một hệ thống tích hợp giữa DSKT và DSĐT. Các nhiệm vụ nghiên
    cứu được xác định gồm:
    - Đánh giá tiềm năng bảo tồn DSKTĐT KPP Hải Phòng.
    - Xác định lập quỹ DSĐT, quỹ DSKT và phân khu vực bảo tồn.
    - Đề xuất các giải pháp bảo tồn DSKTĐ KPP Hải Phòng.
    - Đề xuất các định hướng quản lý DSKTĐT KPP Hải Phòng
    - Đề xuất các giải pháp phát huy giá trị DSKTĐT của KPP Hải Phòng trong sự
    phát triển tiếp nối của đô thị Hải Phòng.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống các DSKT và DSĐT thời Pháp
    thuộc trong KPP Hải Phòng. Nội hàm của di sản kiến trúc đô thị thời Pháp thuộc được
    xác định gồm các công trình kiến trúc, các không gian và cảnh quan đô thị được hình
    thành trong thời kỳ Pháp thuộc (1858-1954). Những kiến trúc chịu ảnh hưởng của văn
    hóa Pháp, theo phong cách Pháp nhưng hình thành trong các thời kỳ sau này thì không
    thuộc đối tượng nghiên cứu của Luận án.
    Phạm vi nghiên cứu cũng được xác định rõ về không gian và thời gian. KPP tại
    Hải Phòng là khu phố hình thành trong giai đoạn 1874-1954, trong khu vực giới hạn bởi
    sông Cấm, sông Tam Bạc, hồ Tam Bạc (sông Lấp) và dải vườn hoa trung tâm. Phạm vi
    nghiên cứu có thể mở rộng để tích hợp các DSKT không thuộc giai đoạn nói trên nhưng
    nằm trong / lân cận KPP.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Thực hiện các nhiệm vụ đã đặt ra, luận án đã sử dụng phương thức tiếp cận hệ
    thống, tư duy phân tích và tổng hợp để nhận thức và xử lý thông tin từ các nghiên cứu
    thành phần: - Phương pháp sưu tầm, hồi cứu
    - Phương pháp phân tích - tổng hợp
    - Phương pháp khảo sát, điều tra XH học
    - Phương pháp thống kê, phân loại
    - Phương pháp chồng lớp bản đồ
    - Phương pháp so sánh / đối chiếu
    - Phương pháp thực nghiệm
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
    5.1. Ý nghĩa khoa học:
    - Lần đầu tiên, KPP Hải phòng được lựa chọn là đối tượng nghiên cứu của một
    Luận án. Đặc biệt, luận án không chỉ dừng ở nghiên cứu bảo tồn, cải tạo và thích nghi
    các công trình kiến trúc thời Pháp thuộc có giá trị, mà còn lấy toàn bộ cấu trúc đô thị
    của khu phố này làm đối tượng nghiên cứu chính.
    - Luận án có cách tiếp cận mới để phân tích cấu trúc đô thị (cách thức sử dụng đất,
    đặc điểm các công trình kiến trúc và phương thức sử dụng đô thị trong hoạt động kinh
    tế, XH và VH), đánh giá tiềm năng bảo tồn của KPP Hải Phòng thông qua các tiêu chí
    đánh giá khoa học, xem xét trên cả hai bình diện: Bảo tồn và Phát huy giá trị để đề xuất
    các nhóm giải pháp thích hợp hơn cả cho phát triển TP - vốn mang trong mình giá trị đô
    thị nổi trội cần bảo tồn, nhưng lại gặp sự thách thức lớn khi phải (bằng mọi giá) phát
    triển trong trào lưu đô thị hóa.
    5.2. Ý nghĩa thực tiễn
    - Cung cấp cứ liệu khoa học khả tín cho các nghiên cứu liên quan đến đặc điểm và
    giá trị của DSKTĐT KPP tại Hải Phòng.
    - Góp phần hoàn thiện môi trường pháp lý, hoạch định chiến lược và chính sách
    nâng cao hiệu quả quản lý và phát huy giá trị các DSKTĐT trong sự phát triển tiếp nối
    và bền vững.
    6. Đóng góp mới của luận án

    6.1. Đóng góp về phương diện khoa học:
    - Xây dựng cách tiếp cận mới cho việc nghiên cứu các KPP có qui mô trung bình
    và nhỏ như TP Hải Phòng để bảo tồn quĩ DSĐT có giá trị trong lịch sử xây dựng đô thị
    của Việt Nam.
    - Góp phần làm rõ các ứng xử khoa học đối với quĩ DSĐT và kiến trúc khi coi
    chúng là hai thực thể hữu cơ, không thể tách rời để đề xuất các giải pháp bảo tồn và
    phát huy giá trị của chúng trong phát triển đô thị ở Việt Nam trong tương lai gần.
    - Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá tiềm năng bảo tồn phù hợp với đặc điểm của
    DSĐT Việt Nam, đóng góp cho khoa học bảo tồn về mặt phương pháp luận.
    6.2. Đóng góp về phương diện thực tiễn:
    - Kiểm kê, xác lập danh mục và khoanh vùng bảo vệ quỹ DSKTĐT trong KPP Hải
    Phòng.
    - Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị DSKTĐT thời Pháp thuộc trong
    quy hoạch phát triển đô thị Hải Phòng.
    7. Cấu trúc của luận án
    Cấu trúc luận án gồm các phần Mở đầu, Nội dung và Kết luận - Kiến nghị. Phần
    Nội dung gồm 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu bảo tồn di sản kiến trúc đô thị thời
    thuộc địa và khu phố Pháp Hải Phòng.
    Chương 2: Cơ sở khoa học để bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc đô thị
    khu phố Pháp Hải Phòng.
    Chương 3: Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc đô thị khu phố
    Pháp Hải Phòng.
    Danh mục tài liệu tham khảo gồm 71 tài liệu.
    Phần Phụ lục được tách riêng gồm 14 phụ lục (136 trang).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...