Thạc Sĩ Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH (qua thực tế một số tỉnh đồng bằng Bắc

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word
    5. Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận Kiến nghị, Nội dung đề tài triển khai trong 3 chương:
    Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo tồn và phát huy DSVH ở đồng bằng Bắc Bộ trong quá trình CNH, HĐH
    Chương 2: Thực trạng bảo tồn và phát huy DSVH thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH ở đồng bằng Bắc Bộ (qua thực tế tại Hà Nội, Hà Tây cũ, Bắc Ninh và Hải Dương)
    Chương 3: Phương hướng và giải pháp bảo tồn và phát huy DSVH thời kỳ tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay

    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    1.1. Bước sang thế kỷ XXI, xu thế tất yếu của nhiều quốc gia trên thế giới là bằng mọi cách khơi dậy sức sống mãnh liệt của dân tộc để hội nhập quốc tế và phát triển hợp lý, phù hợp với xã hội hiện đại. Để làm được điều đó, nhiều nước đã tìm về di sản văn hoá (DSVH), bởi DSVH chính là một trong những cội nguồn sức sống tiềm tàng to lớn của dân tộc được tạo ra trong quá khứ, cần phải được bảo vệ, duy trì và phát huy trong xã hội hiện đại. Văn hoá là tiềm lực tinh thần to lớn của mỗi dân tộc, thể hiện ra ở những giá trị hàm chứa trong vốn DSVH dân tộc được tích luỹ theo thời gian lịch sử. DSVH dân tộc giống như một nguồn lực kép: nguồn lực vật thể (hữu hình) và nguồn lực phi vật thể (vô hình). DSVH trở thành điểm tựa quan trọng, tạo thế đi vững chắc cho hiện tại và tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
    Trải qua hàng ngàn năm, những giá trị DSVH phi vật thể và DSVH vật thể Việt Nam vẫn hiện diện như muôn trùng con sóng cuộn chảy trong dòng sông văn hoá truyền thống của dân tộc.
    Kế thừa di sản quá khứ là quy luật phát triển tất yếu của văn hoá. Muốn kế thừa và phát huy DSVH thì trước hết cần phải nghiên cứu, tiếp cận mọi phương diện lý luận về DSVH dân tộc. Đó là một đòi hỏi bức xúc về phương diện lý luận mà quá trình nghiên cứu đề tài “Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH (qua thực tế một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ)” có thể tìm được những phương án giải trình một cách có hệ thống, hợp lý và logic.
    Mặc dù chỉ nghiên cứu về DSVH ở đồng bằng Bắc Bộ nhưng đề tài vẫn có điều kiện hệ thống hoá, bao quát và đi sâu hơn về một số vấn đề lý luận DSVH đương đại, đóng góp chung vào những thành tựu lý luận về lĩnh vực này.
    1.2. Trong xu thế giao lưu hội nhập và toàn cầu hoá hết sức sôi động hiện nay, vấn đề bảo tồn và phát huy DSVH lại càng có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm gìn giữ và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc, để hội nhập mà không bị hoà tan.
    DSVH nước ta giống như một kho báu của quá khứ cần phải được kế thừa một cách khoa học, tích cực, có chọn lọc đúng đắn để tiến hành xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII” của Đảng đã khẳng định: “Mọi hoạt động văn hoá, văn nghệ phải nhằm xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm lối sống, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh cho sự phát triển xã hội. Kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức và thẩm mỹ, các di sản văn hoá, nghệ thuật của dân tộc. Bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá danh thắng của đất nước. Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hoá dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc. Tiếp thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới, làm giàu đẹp cho nền văn hoá Việt Nam”.
    Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh vấn đề bảo tồn phát huy DSVH dân tộc trong sự nghiệp phát triển văn hoá, nền tảng tinh thần của xã hội: “Tiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến, các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của dân tộc, các giá trị văn hoá nghệ thuật, ngôn ngữ, thuần phong mỹ tục của cộng đồng các dân tộc. Bảo tồn và phát huy văn hoá, văn nghệ dân gian. Kết hợp hài hoà việc bảo vệ, phát huy các di sản văn hoá với các hoạt động phát triển kinh tế du lịch”.
    Xuất phát từ quan điểm đường lối của Đảng, việc thực hiện đề tài nghiên cứu Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH (qua thực tế một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ)” là một hoạt động có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc và ý nghĩa thời sự cấp bách đối với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ nói riêng, đối với các vùng miền cả nước nói chung.
    1.3. DSVH vùng đồng bằng Bắc Bộ có vị trí trọng yếu trong toàn bộ không gian DSVH phía Bắc nước ta - một vùng văn hoá lâu đời, tiêu biểu cho văn hoá dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa, bao gồm nhiều tiểu vùng văn hoá mở rộng theo đồng bằng Bắc Bộ, trải dài theo sông Hồng cùng với hệ thống sông ngòi phía Bắc và vùng châu thổ rộng lớn.
    Nghiên cứu, khảo sát DSVH vùng đồng bằng Bắc Bộ sẽ giúp chúng ta khai thác, tiếp cận những vỉa tầng quan trọng hàng đầu của văn hoá Việt Nam trong tiến trình lịch sử. Đây là một trong những “địa chỉ” trọng điểm cất giữ những vẻ đẹp tinh hoa nhất, cốt lõi nhất của văn hoá nước ta. Bởi vậy, muốn xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, cần phải nghiên cứu, kế thừa, bảo tồn và phát huy DSVH đồng bằng Bắc Bộ nói riêng, DSVH Việt Nam nói chung.
    1.4. Vừa qua, hoạt động bảo tồn, kế thừa và phát huy DSVH đã diễn ra rất đa dạng tại các địa phương vùng đồng bằng Bắc Bộ. Theo đó, tình hình CNH, HĐH, giao lưu hội nhập quốc tế ngày càng sôi động, vừa có thời cơ lại vừa có những thách thức không nhỏ đối với hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hoá. Đã đến lúc cần phải thực hiện một công trình nghiên cứu chuyên biệt, nhằm khảo sát thực trạng bảo tồn và phát huy DSVH vùng đồng bằng Bắc Bộ trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, tìm ra những thành tựu và hạn chế của hoạt động này, kiến nghị và đề xuất những phương hướng và giải pháp có tính khả thi, nhằm bảo tồn và phát huy tốt hơn DSVH đồng bằng Bắc Bộ giai đoạn hiện nay và trong tương lai.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1 Mục tiêu nghiên cứu
    Trên cơ sở làm rõ mối quan hệ của hoạt động bảo tồn, phát huy DSVH với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH tại vùng đồng bằng Bắc Bộ, hướng tới xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đề tài đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng bảo tồn và phát huy DSVH ở một số tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ thời gian qua (bao gồm các tỉnh Hà Tây (cũ), Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh).
    Đề tài sẽ cố gắng làm nổi rõ những thành tựu, những mặt tồn tại trong các hoạt động nêu trên, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó,
    NỘI DUNG
    Chương 1
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY DSVH
    Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH

    1.1. Lý luận chung về di sản văn hoá
    1.1.1. Khái niệm “di sản văn hoá”
    Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: Di sản là cái của thời trước để lại [84, tr. 254]. Di sản văn hoá theo nghĩa Hán Việt là những tài sản văn hóa có giá trị của quá khứ còn tồn tại trong cuộc sống đương đại và tương lai. Di là để lại, còn lại, dịch chuyển, chuyển lại. Sản là tài sản, là những gì quý giá, có giá trị. Di sản văn hóa được hiểu bằng sự tổng hợp của các ý nghĩa nói trên.
    Khái niệm DSVH trong tư cách là một thuật ngữ khoa học đã có một quá trình hình thành khá lâu dài. Điều mà ít ai ngờ tới nhất, chính là thuật ngữ này lại được hình thành và được biết đến từ cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789. Quá trình tịch thu được tài sản của tầng lớp quý tộc, tăng lữ, nhà thờ giáo hội để tập trung tất cả lại thành tài sản quốc gia sau cách mạng tư sản Pháp đã dần dần hình thành khái niệm di sản. Để tránh sự thất thoát và phá hoại loại tài sản này, nhà nước Pháp lúc bấy giờ đã tiến hành kiểm kê, mô tả sắp xếp, phân loại các công trình lịch sử để xác định thứ tự ưu tiên nhằm khôi phục và bảo tồn di sản quốc gia. Di sản lúc đó được hiểu như “ý niệm về một tài sản chung, tài sản của mọi công dân, chứ không phải của riêng một ai, đó là ý niệm đã tạo thành cái ý thức về di sản quốc gia”. [83, tr.32]
    Năm 1983, Hội nghị Di sản toàn quốc của Vương quốc Anh đã định nghĩa : “di sản là những gì thuộc về thế hệ trước giữ gìn và chuyển giao cho thế hệ hiện nay và những gì mà một nhóm người quan trọng trong xã hội hiện nay mong muốn chuyển giao cho thế hệ tương lai”. [56, tr.20]
    Như vậy, DSVH được hiểu như là tài sản, là báu vật của thế hệ trước để lại cho thế hệ sau. DSVH là các tài sản văn hóa như các tác phẩm nghệ thuật dân gian, các công trình kiến trúc, các tác phẩm điêu khắc, các tác phẩm văn học . mà các thế hệ trước để lại cho hậu thế mai sau.
    Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc, gọi tắt là UNESCO họp phiên thứ 32 tại Paris từ 29-9 đến 17-10-2003 đã bàn thảo và ra Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Công ước đã ghi nhận: Các quá trình toàn cầu hóa và chuyển đổi cơ cấu xã hội cùng với các điều kiện khác đã tạo nhiều cơ hội đối thoại mới giữa các cộng đồng, đồng thời cũng làm nảy sinh những mối đe dọa về sự suy thoái biến mất và hủy hoại các di sản văn hóa phi vật thể.
    Luật Di sản văn hoá của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định: “di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. [3, tr.17]
    Khái niệm di sản là một khái niệm tiến triển, vận động thay đổi theo thời gian. Ngày nay khái niệm di sản không hoàn toàn đồng nhất với khái niệm tài sản từ quá khứ nữa. Bởi lẽ không phải bất cứ cái gì của quá khứ cũng được coi là di sản. Di sản là sản phẩm của quá khứ nhưng đó là quá khứ đã được lựa chọn theo nhu cầu của xã hội hiện đại. Di sản là sự lựa chọn từ quá khứ lịch sử những ký ức, báu vật của cộng đồng, thể hiện nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn của xã hội hiện đại. Do đó, sự ra đời của Luật Di sản văn hóa năm 2001 cùng với các văn bản hướng dẫn đi kèm đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng, nhằm tăng cường nhận thức và hành động cho toàn xã hội, tăng cường sự hiểu biết về di sản và quá trình bảo vệ, phát huy kho tàng di sản văn hóa của dân tộc.
    Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong trong việc phê chuẩn Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể năm 2003 của UNESCO và là thành viên của Ủy ban Liên Chính phủ tham gia xây dựng phương hướng hoạt động và các chính sách quốc tế có liên quan đến Công ước này. Di sản văn hóa là yếu tố cốt lõi của văn hóa, chuyển tải bản sắc văn hóa của một cộng đồng xã hội. DSVH Việt Nam là tài sản văn hóa quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của DSVH nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Như vậy, bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH là hoạt động thiết thực nhằm hướng tới xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào việc giữ gìn và làm phong phú cho kho tàng DSVH nhân loại.
    Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương đường lối và chính sách bảo vệ và phát huy giá trị DSVH nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước. DSVH Việt Nam khi được bảo tồn, kế thừa và phát huy sẽ có tác dụng tích cực trong xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam đương đại, kết hợp với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
    1.1.2. Phân loại di sản văn hoá
    Phân loại (classification) sự vật và hiện tượng là một trong những cách nhận thức và thâu tóm bản chất của sự vật và hiện tượng tự nhiên, xã hội đa dạng phong phú. Phân loại DSVH là một nhu cầu chính đáng trong nghiên cứu. Theo quan niệm của UNESCO, DSVH bao gồm hai loại:
    Di sản “văn hóa vật thể” (tangible culture) được hiểu là những sản phẩm văn hóa có thể “sờ thấy được”. Văn hóa vật thể là một dạng thức tồn tại của văn hóa chủ yếu dưới dạng vật thể có hình khối, có chiều cao, chiều rộng, trọng lượng, đường nét, màu sắc, kiểu dáng tồn tại trong không gian và thời gian xác định. DSVH vật thể được tạo tác từ bàn tay khéo léo của con người, để lại dấu ấn lịch sử rõ rệt. Văn hóa vật thể được khách thể hóa và tồn tại như một thực thể ngoài bản thân con người. DSVH vật thể luôn chịu sự thách thức của quy luật bào mòn của thời gian, trong sự tác động của con người thời đại sau. DSVH vật thể luôn đứng trước nguy cơ biến dạng hoặc thay đổi rất nhiều so với nguyên gốc. Hiện nay, vấn đề bảo tồn những DSVH vật thể lâu đời đòi hỏi công nghệ kỹ thuật cao mới có thể phục nguyên lại như cũ.
    Di sản “Văn hóa phi vật thể” (intangible culture) là dạng thức tồn tại của văn hóa không phải chủ yếu dưới dạng vật thể có hình khối trong không gian và thời gian, mà nó tiềm ẩn trong trí nhớ, ký ức cộng đồng, tập tính, hành

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Ác-nôn-đôp (1981), Cơ sở lý luận văn hoá Mác – Lê nin, NXB Văn hoá, Hà Nội.
    2. Bộ văn hoá Thông tin, Tài liệu sơ kết 10 năm công tác xây dựng làng (thôn, bản ) văn hoá giai đoạn 1991 – 2001(Khu vực các tỉnh phía Bắc)
    3. Bộ Văn hoá - Thông tin (2003), Quy định của Nhà nước về hoạt động và quản lý văn hoá thông tin, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.
    4. Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (2007), Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể.
    5. Trần Văn Bính (chủ biên)(2000), Văn hoá Thăng Long – Hà Nội hội tụ và toả sáng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    6. Phan Kế Bính (1992), Việt Nam Phong tục, NXB TP Hồ Chí Minh.
    7. Trường Chinh (1974), Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam, NXB Sự thật. Hà Nội.
    8. Nguyễn Sinh Cúc (1999), Tổng quan nông nghiệp Việt Nam 1998, Tạp chí Kinh tế nông nghiệp số 2.
    9. Cục Di sản văn hoá, Bộ Văn hoá Thông tin (2006), Một con đường tiếp cận di sản văn hoá, Tập 3, Hà Nội.
    10. Cục Di sản văn hoá, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (2007), Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể, Hà Nội.
    11. CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn đồng bằng sông Hồng, Đề tài khoa học cấp Nhà nước KHXH 02, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 12/1999.
    12. Nguyễn Văn Can ( 1996), Gốm Bát Tràng, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 1, Hà Nội, tr.38 – 39.
    13. Bùi Hạnh Cẩn – Tô Hoài (1982), Kẻ Dộc Đông Ngàn làng Dục Tú, Hội Văn nghệ Hà Nội.
    14. Tống Văn Chung (2000), Xã hội học nông thôn, NXB Đại học Quốc gia , Hà Nội.
    15. Nguyễn Sinh Cúc - Lê Mạnh Hùng (1998), Thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.
    16. Trương Kim Chi (2000), Di tích và lễ hội đình làng Vẽ, Luận văn Thạc sĩ Văn hoá dân gian, Viện nghiên cứu dân gian, Hà Nội.
    17. UNESCO (2004), “Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể”, Thông báo khoa học Viện văn hóa - Thông tin, số 9, 6/2004.
    18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006): Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    21. Lê Quý Đức (2005), Vai trò của văn hoá trong Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng, NXB Văn hoá Thông tin - Viện Văn hoá, Hà Nội.
    22. Diêm Thị Đường (1998), Bảo tồn và phát huy giá trị danh nhân văn hoá truyền thống Việt Nam, Viện văn hoá, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
    23. Bùi Xuân Đính (2003), Tục rước bánh dày ở Nguyệt Áng, Văn hoá nghệ thuật ăn uống (Hội Văn nghệ dân gian Việt nam), số 97, Hà Nội, tr. 14 – 22.
    24. Bùi Xuân Đính (1993), Hương ước và quản lý làng xã, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
    25. Bùi Xuân Đính (2002), Các làng khoa bảng của Thăng Long Hà Nội, mấy ghi nhận bước đầu, Tạp chí Văn hoá dân gian, số 2, Hà Nội, tr. 22 – 32.
    26. Bùi Xuân Đính - Lê Thị Hương Nga (2002), Đông Ngạc - Làng khoa bảng, Tạp chí Dân tộc học, số 2, Hà Nội.
    27. Phan Đại Doãn (chủ biên) (1996), Quản lý xã hội nông thôn ở nước ta hiện nay - Một số vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    28. Nguyễn Điền (1997), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn các nước và Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    29. Bùi Huy Đáp - Nguyễn Điền (1996), Nông nghiệp Việt Nam từ cội nguồn đến đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    30. Cao Huy Đỉnh (1969), Nghệ thuật diễn xướng anh hùng ca ở hội Dóng, Tạp chí Tác phẩm mới, Hà Nội.
    31. Địa lý các tỉnh, thành phố Việt nam, Phần I: Các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng (2001), NXB Giáo dục Hà Nội.
    32. Diệp Đình Hoa (1994), Làng Nguyễn - Tìm hiểu làng Việt II, NXB Khoa học xã hội.
    33. Tô Duy Hợp (chủ biên) (2000), Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay ở đồng bằng sông Hồng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
    34. Tô Duy Hợp (chủ biên) (1997), Ninh Hiệp - truyền thống và phát triển, NXB Chính trị Quốc gia , Hà Nội.
    35. Tô Duy Hợp (chủ biên) (1993), Tam Sơn - truyền thống và hiện đại, NXB Chính trị Quốc gia.
    36. Mai Thế Hởn (chủ biên) Hoàng Ngọc Hoà - Vũ văn Phúc (2002), Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đề tài khoa học.
    37. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    38. Trần Thị Lan Hương (1998), Tác động của phân tầng mức sống vào quá trình phát triển văn hoá nông thôn, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
    39. Nguyễn Hải Kế (1996), Một làng Việt cổ của đồng bằng Bắc bộ (Tìm hiểu cấu trúc kinh tế - xã hội), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
    40. Đinh Gia Khánh - Trần Tiến (chủ biên) (1991), Địa chí văn hoá dân gian Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
    41. Đỗ Thiên Kính (chủ Đề án) (1997), Đề án : Tác động của sự chuyển đổi cơ cấu lao động - nghề nghiệp xã hội đến phân tầng mức sống qua khảo sát mẫu ba xã ở vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng, Viện Xã hội học.
    42. Niên giám thống kê 1999, NXB Thống Kê, Hà Nội.
    43. Nhiều tác giả (2001), Giữ gìn, phát huy di sản văn hoá các dân tộc Tây Bắc, NXB Văn hoá Dân tộc- Tạp chí Văn hoá nghệ thuật.
    44. Trung tâm tư vấn hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn VACVINA (CECARDE) (1997), Nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    45. Hoàng Nam (1998), Bước đầu tìm hiểu văn hoá tộc người văn hoá Việt Nam, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
    46. Nguyễn Quang Lê (2001), Khảo sát thực trạng văn hoá lễ hội truyền thống của người Việt ở Đồng bằng Bắc bộ, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
    47. Tương Lai (1999), Một số vấn đề xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    48. Ngành nghề nông thôn Việt Nam (1998), NXB Nông nghiệp Hà Nội.
    49. Chu Hữu Quý (1996), Phát triển toàn diện kinh tế xã hội nông thôn Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    50. Chu Hữu Quý, Bùi Ngọc Thanh, Kết quả nghiên cứu của đề tài KX. 08.04 thuộc chương trình khoa học cấp Nhà nước KX.08 (1991 – 1995) : Các chính sách xã hội nông thôn.
    51. Lương Hồng Quang (1999), Dân trí và sự hình thành văn hoá cá nhân, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
    52. Lương Hồng Quang (chủ biên) (2001), Văn hoá nhóm nghèo ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Viện văn hoá và NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
    53. Nguyễn Trung Quế (1995), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
    54. Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (4/1996), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 1996 – 2000.
    55. Nguyễn Văn Sáu - Hồ Văn Thông (chủ biên) (2001), Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    56. Bùi Hoài Sơn ( 2007), Quản lý lễ hội truyền thống của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ từ 1945 đến nay, Luận án TS.
    57. Ngô Đức Thịnh (1994), Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
    58. Trần Từ (1984), Cơ cấu tổ chức làng Việt cổ truyền ở Bắc bộ, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
    59. Nguyễn Đức Truyền (1990), Hệ thống nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng, Tạp chí Xã hội học số 4.
    60. Đào Thế Tuấn và Pascal Bergeret (chủ biên) (1998), Hệ thống nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...