Thạc Sĩ Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở Phú Thọ hiện nay

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC ( Luận văn dài 125 trang có File WORD)

    MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA DI SẢN LỄ HỘI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH 8
    1.1. Quan niệm về di sản văn hoá lễ hội và du lịch 8
    1.2. Giá trị của lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện nay 25
    1.3. Mối quan hệ biện chứng giữa lễ hội và du lịch 34

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA DI SẢN LỄ HỘI ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY 41

    2.1. Đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Phú Thọ 41
    2.2. Thực trạng bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở tỉnh
    Phú Thọ 54

    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN LỄ HỘI ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY 93

    3.1. Phương hướng chung 93
    3.2. Hệ thống giải pháp 95

    Kết luận 129
    danh mục các công trình của tác giả đã công bố 132
    Danh mục tài liệu tham khảo 133
    phụ lục 140


    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá tinh thần biểu hiện những giá trị tiêu biểu của một cộng đồng, một dân tộc. ở nước ta, lễ hội được tổ chức bao gồm nhiều mặt của đời sống xã hội như tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán, sự tích về các vị anh hùng có công với dân với nước, các trò chơi dân gian, diễn xướng dân gian, các nghi lễ Hàng năm trên đất nước ta có hàng ngàn lễ hội được tổ chức với nhiều hình thức, quy mô và mang ý nghĩa khác nhau. Lễ hội truyền thống như là một loại hình sinh hoạt văn hoá tinh thần đặc biệt, mang tính tập thể có giá trị to lớn mang ý nghĩa cố kết cộng dồng dân tộc, giáo dục tình cảm đạo đức con người hướng về cội nguồn, đồng thời lễ hội có giá trị văn hoá tâm linh cân bằng đời sống tinh thần con người hướng về cái cao cả thiêng liêng. Lễ hội còn là tấm gương phản chiếu việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc và đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, lễ hội còn mang một giá trị kinh tế lớn, là sản phẩm văn hoá đặc biệt cho ngành du lịch
    - Trải theo tiến trình lịch sử dân tộc, do chiến tranh khốc liệt hoặc có giai đoạn kinh tế nước nhà kém phát triển, nên lễ hội truyền thống ít được chú ý và chưa phát huy được giá trị to lớn của nó. Vì vậy, nhiều giá trị văn hoá đặc sắc của lễ hội bị mai một, giai đoạn này các hoạt động du lịch cũng kém phát triển, việc nghiên cứu phục dựng lễ hội truyền thống gắn với du lịch cũng chưa được quan tâm đúng mức, chưa gắn kết gắn kết du lịch với lễ hội.
    - Bước vào thời kỳ đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và trước xu thế toàn cầu hoá, Đảng ta đã xác định phải gắn kết đồng bộ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định:
    “Tiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng kháng chiến, các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của dân tộc. Các giá trị văn hoá nghệ thuật, ngôn ngữ, thuần phong mỹ tục của cộng đồng các dân tộc. Bảo tồn và phát huy văn hoá văn nghệ dân gian. Kết hợp hài hoà việc bảo vệ, phát huy các di sản văn hoá với các hoạt động phát triển kinh tế du lịch” [22].

    - Phú Thọ là vùng đất Tổ giàu truyền thống lịch sử văn hoá, là trung tâm sinh tụ của người Việt cổ - nơi ra đời của Nhà nước Văn Lang và kinh đô Văn Lang, kinh đô đầu tiên của nước Việt Nam. Hiện nay trên tỉnh Phú Thọ còn đậm đặc các di tích lịch sử của người Việt cổ và di tích thời Hùng Vương dựng nước với hàng trăm lễ hội truyền thống và các kho tàng văn hoá dân gian phong phú. Từ sự phong phú đặc sắc của lễ hội truyền thống trên đất Phú Thọ, Đại hội tỉnh Đảng bộ Phú Thọ lần thứ 26 đã xác định: "Phát huy thế mạnh dịch vụ, du lịch từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Tuy nhiên, do biến đổi của lịch sử, nhiều lễ hội truyền thống trên đất Phú Thọ đã bị mai một, nhiều lễ hội đã bị thất truyền, việc nghiên cứu phục dựng lễ hội truyền thống để phục vụ cho du lịch ít được chú ý, các hoạt động du lịch chưa gắn kết chặt chẽ với lễ hội, chưa phát huy được thế mạnh và giá trị của lễ hội đối với phát triển du lịch.
    Vì vậy, cần có những nghiên cứu khoa học cho việc bảo tồn phát huy các giá trị của lễ hội để phát triển du lịch một cách bền vững. Do đó chúng tôi chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu cho luận văn cao học văn hoá, với mong muốn đóng góp nhỏ về phương diện lý luận và thực tiễn cho sự phát triển du lịch gắn với lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

    2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

    Trước Cách mạng Tháng Tám, các công trình nghiên cứu về lễ hội gắn với phát triển du lịch ít được chú ý. Một số học giả thời kỳ này đã đề cập đến lễ hội trong các công trình nghiên cứu văn hoá như Phan Kế Bính với “Việt Nam phong tục”; Đào Duy Anh với “Việt Nam văn hoá sử cương”; Nguyễn Văn Huyên với “Góp phần nghiên cứu văn hoá Việt Nam”. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến năm 1954, do hoàn cảnh chiến tranh nên hầu như lễ hội ít được nghiên cứu, sưu tầm. Từ năm 1954 đến năm 1975, đất nước tạm thời chia cắt, các công trình nghiên cứu về lễ hội ở hai miền Nam – Bắc cũng khác nhau. ở miền Nam có một số công trình như "Lễ tế xuân hay Đám rước thần nông” (Nguyễn Bửu Kế), "Nhớ lại hội hè đình đám (Nguyễn Toại), "Mùa xuân với đời sống tình cảm Việt Nam”, "Trẩy hội hành hương” (Nguyễn Đăng Thục), "Nếp cũ hội hè đình đám quyển thượng” (Toan ánh). ở miền Bắc có các công trình "Một số tục cổ và trò chơi Việt Nam trong tết nguyên đán và mùa xuân” (Nguyễn Đổng Chi), "Thời Đại Hùng Vương” (Lê Văn Lan), "Hà Nội nghìn xưa” (Trần Quốc Vượng). Từ 1975 đến nay đã có
    nhiều học giả quan tâm nghiên cứu sâu sắc về lễ hội như “Đất lề quê thói” (Nhất Thanh); "lễ hội truyền thống và hiện đại" (Thu Linh - Đặng Văn Lung). “60 lễ hội truyền thống Việt Nam" (Thạch Phương - Lê Trung Vũ); “lễ hội Việt Nam” (Lê Trung Vũ - Lê Hồng Lý); "lễ hội cổ truyền" (Lê Trung Vũ chủ biên); "lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại" (Đinh Gia Khánh - Lê Hữu Tầng chủ biên).
    Các công trình trên đã giúp cho bạn đọc hiểu sâu sắc, hệ thống và khoa học về lễ hội truyền thống, đồng thời là nguồn tư liệu quý giá giúp chúng tôi tìm hiểu, nghiên cứu phục vụ cho luận văn này. Tuy nhiên, các công trình trên ít đề cập lễ hội gắn với hoạt động du lịch.
    Những năm gần đây cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, kinh tế xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện nâng cao, nhu cầu vui chơi, du lịch ngày càng lớn. Nhiều lễ hội cổ truyền dược phục dựng, các tua tuyến du lịch được hình thành. Các công trình nghiên cứu lễ hội gắn với du lịch cũng được nhiều học giả quan tâm, đặc biệt là các lễ hội lớn ở các địa phương trên khắp địa bàn cả nước, trong đó có lễ hội Đền Hùng và các lễ hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Tiêu biểu cho các công trình nghiên cứu này là các tác giả và các công trình sau:
    Nguyễn Quang Lê với “Khảo sát thực trạng văn hóa lễ hội truyền thống của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ trong xã hội hiện nay”; (Viện nghiên cứu văn hoá dân gian, Hà Nội, 1999). Tác giả đã nêu khái quát chung về thực trạng văn hoá lễ hội truyền thống trong lịch sử dân tộc Việt Nam và thực trạng một số lễ hội tiêu biểu ở đồng bằng Bắc Bộ. Trong 6 lễ hội được nghiên cứu, tác giả đã dành một chương nghiên cứu về lễ hội Đền Hùng ở Phú Thọ, trong phần kết luận và một số dự báo, tác giả đã đề cập đến xu hướng phát triển du lịch văn hoá trong các lễ hội truyền thống trong tương lai.
    Dương Văn Sáu với “lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch” (Trường Đại học văn hoá Hà Nội, Hà Nội, 2004) đã nghiên cứu tổng quan về lễ hội Việt Nam, các loại hình lễ hội trong sự phát triển du lịch (cụ thể như đặc điểm tính chất, các hoạt động diễn ra và tác động của lễ hội đến du lịch). Trong đó, tác giả cũng lấy lễ hội Đền Hùng và một số lễ hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ làm đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, tác giả không nghiên cứu đầy đủ mà chỉ lấy một vài chi tiết của các lễ hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ làm minh chứng cho các luận điểm của mình.

    Trần Mạnh Thường với “Việt Nam văn hóa và du lịch” (Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội, 2005) đã giới thiệu khá chi tiết đầy đủ các thắng cảnh, di tích và lễ hội của 64 tỉnh thành trong cả nước, trong đó đề cập đến các lễ hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, công trình chưa đề cập sâu đến tác động tương hỗ giữa lễ hội và du lịch và giá trị của nó trong sự phát triển kinh tế- xã hội.
    Lê Thị Tuyết Mai với “Du lịch lễ hội Việt Nam” (Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, 2006) đã giới thiệu những địa điểm du lịch nổi tiếng trên khắp đất nước và các lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam, trong đó tác giả cũng đề cập lễ hội Đền Hùng. Tuy nhiên, công trình này chủ yếu chỉ thống kê giới thiệu khái quát chung và cách sử dụng tiếng Anh chuyên ngành du lịch mà chưa đề cập sâu đến mối quan hệ giữa lễ hội và du lịch.

    Sở Văn hoá Thông tin Phú Thọ và Hội Văn nghệ dân gian với "Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam” (Xuất bản năm 2007). Các tác giả thống kê khá đầy đủ chi tiết các lễ hội. Tuy nhiên tác giả chưa nghiên cứu chuyên sâu về những lễ hội có tiềm năng phát triển du lịch và các giải pháp để phục dựng các lễ hội ấy, quy hoạch thành tuyến, tua du lịch trên địa bàn tỉnh.
    Ngoài ra còn nhiều bài viết nghiên cứu về lễ hội và du lịch như “Du lịch lễ hội tiềm năng và hiện thực khả thi" (GS.TS Phan Đăng Nhật), “lễ hội dân gian và du lịch Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” (PGS.TS Nguyễn Chí Bền), “Đa dạng hoá các hoạt động di tích – lễ hội qua con đường du lịch" (Trần Nhoãn), “Cần có chính sách phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn" (Cao Sỹ Kiêm), “Phát huy thế mạnh du lịch lễ hội” (Võ Phi Hùng), “Du lịch văn hoá ở Việt Nam” (Thu Trang - Công Nghĩa), “Suy nghĩ về bản sắc văn hoá dân tộc trong hoạt động du lịch” (Huỳnh Mỹ Đức), “lễ hội chọi Trâu trong phát triển du lịch văn hoá Đồ Sơn" (Bùi Hoài Sơn), “Suy nghĩ về phát triển lễ hội dân gian trở thành ngày hội văn hoá- du lịch ở địa phương" (Cao Đức Hải), “Khai thác lễ hội du lịch ở Việt Nam" (Dương Văn Sáu), “Quan hệ du lịch - văn hoá và triển vọng ngành du lịch Việt Nam" (Ngô Kim Anh), “Chính sách bảo tồn khai thác tài nguyên du lịch lễ hội” (Nguyễn Phương Lan), "Tổ chức du lịch lễ hội và sự kiện ở Việt Nam" (Nguyễn Quang Lân), “Chào năm du lịch trên đất Tổ Vua Hùng" (Thăng Long)

    Các công trình trên đã trình bày, đề cập đến lễ hội và du lịch với nhiều nội dung, nhiều hướng nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về lễ hội và sự phát triển du lịch ở tỉnh Phú Thọ. Vì vậy, trong luận văn này tác giả kế thừa, tiếp thu, đúc kết các công trình nghiên cứu của các học giả đi trước để đánh giá nghiên cứu vấn đề bảo tồn phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay.

    3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
    3.1. Mục đích của luận văn

    Trên cơ sở làm rõ mối quan hệ giữa lễ hội và du lịch, vai trò của lễ hội đối với phát triển du lịch ở Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay, luận văn phân tích, đánh giá thực trạng việc bảo tồn phát huy di sản văn hoá lễ hội để phát triển du lịch, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát huy các giá trị của lễ hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ góp phần phát triển du lịch một cách bền vững.

    3.2. Nhiệm vụ của luận văn

    - Trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về lễ hội và vai trò của lễ hội đối với phát triển du lịch.
    - Đánh giá thực trạng việc bảo tồn và phát huy các di sản lễ hội gắn với du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vừa qua.
    - Đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm phát triển kinh tế du lịch trên cơ sở bảo tồn và phát huy các di sản lễ hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...