Đồ Án Bảo tồn nguồn gen thực vật

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Bảo tồn nguồn gen thực vật​

    Information

    “Bảo tồn là quản lý sử dụng tài nguyên sinh học sao cho chúng có thể tạo ra lợi ích lâu bền lớn nhất cho các thế hệ hiện tại trong khi vẫn duy trì tiềm năng đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các thế hệ tương lai“

    Bảo tồn nguồn gen thực vật là bảo tính các đa dạng về di truyền cần thiết của các loài thực vật nhằm phục vụ cho việc sử dụng và phát triển nguồn tài nguyên trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài với 3 mục tiêu chính là :

    - Bảo vệ sự đa dạng di truyền (bảo tồn nguồn gen).

    - Bảo đảm sử dụng lâu bền các nguồn tài nguyên.

    - Bảo vệ các hệ sinh thái (bảo tồn thiên nhiên).

    Trong đó việc bảo tồn nguồn gen chiếm một vị trí đặc biệt để thực hiện các mục tiêu còn lại.

    1- Bảo tồn tính đa dạng di truyền: Giữ được tính đa dạng di truyền bao gồm biến dị giữa các họ, loài, quần thể, genotype, gen/allen và tần suất của chúng. Khi một loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng, thì công việc quan trọng nhất là làm sao bảo vệ được càng nhiều vùng còn lại và càng nhanh càng tốt. Song bảo tồn nguồn gen không chỉ nhằm ngăn chặn sự tuyệt chủng của một loài. Thông thường chỉ một phần của loài là bị đe doạ, bởi vì vốn gen của nó bị suy giảm nghiêm trọng tới mức mà một số gen hoặc một số phức hợp gen có thể bị mất đi, tiềm năng di truyền của loài bị giảm mạnh.Vì vậy bảo tồn nguồn gen nhằm ngăn chặn sự mất mát của các gen, các phức hợp gen và các kiểu gen, ngăn chặn sự tuyệt chủng của các nòi địa lý (landraces), các xuất xứ (provenances) và trong trường hợp cực đoan, đó là sự tuyệt chủng của loài

    ----------------------------------------------------------------

    MỤC LỤC


    Chương 1: BẢO TỒN NGUỒN GEN THỰC VẬT

    1.1 Khái niệm về bảo tồn nguồn gen

    1.2 Các hình thức bảo tồn nguồn gen thực vật

    1.3 Các nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm nguồn gen

    1.4 Tầm quan trọng và lợi ích của bảo tồn nguồn gen

    1.5 Các loài thực vật cần được bảo tồn trên thế giới và ở Việt Nam

    Chương 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO TỒN NGUỒN GEN THỰC VẬT

    2.1 Bảo tồn ngoài tự nhiên

    2.1.1 Mô hình bảo tồn Sao Dầu ở rừng Nam Cát Tiên

    2.1.2 Mô hình bảo tồn nguồn gen cây lúa

    2.2 Bảo tồn trong phòng thí nghiệm

    2.2.1 Phương pháp tăng trưởng chậm

    2.2.2 Phương pháp đông sâu

    2.2.3 Bảo tồn nguồn gen khoai tây trong phòng thí nghiệm

    Chương 3: KẾT LUẬN

    ----------------------------------------------------------------------

    GVHD: TS. Lê Thị Thủy Tiên - BM Công nghệ Sinh học - Trường ĐH Bách Khoa TPHCM
     
Đang tải...