Luận Văn Bảo tồn khu phố cổ Hà Nội, nhằm phát triển du lịch Hà Nội

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Từ khi Lý Công Uẩn dời đô về vùng đất này (1010), cái tên Thăng Long-Hà Nội đã đi vào lịch sử. Thành phố Hà Nội được xem là một trong những thành phố cổ kính của thế giới, với lịch sử gần một nghìn năm tuổi. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Hà Nội đang từng ngày biến đổi trở thành một thành phố văn minh, hiện đại. Trong sự phát triển của đời sống xã hội và diện mạo của thành phố. Một yêu cầu đặt ra là phải tạo được sự hài hòa giữa phát triển đô thị và bản sắc truyền thống của thành phố nghìn năm văn hiến.
    Hà Nội là nơi ghi lại đậm nét nhất những dấu ấn của lịch sử. Khác với thành phố Hồ Chí Minh, nơi thu hút khách du lịch bằng sự náo nhiệt và ồn ào của một thành phố công nghiệp hiện đại. Hà Nội hấp dẫn du khách bằng vẻ trầm tĩnh cổ kính. Nói đến Hà Nội, người ta nhớ ngay đến 36 phố phường, với những ngôi nhà hình ống, những mái ngói rêu phong, những bức tường nhuốm màu thời gian thấp thoáng trên từng góc phố. Tất cả những điều đó tạo nên nét cổ kính duyên dáng của khu phố cổ, tựa như một cô gái chân quê. Nhưng hình như những dấu ấn lịch sử đó đang dần bị tân thời hóa bởi làn sóng phát triển hiện đại. Khu phố cổ hiện nay đang bị đe dọa bởi tính toàn vẹn, do quá trình phát triển kinh tế thị trường. Các hộ kinh tế cá thể đang bung ra sang sửa cửa hàng để kinh doanh, nhằm đạt được lợi ích trước mắt, mà họ quên rằng đang phá hỏng một dấu ấn lịch sử được giữ gìn từ bao đời nay. Cùng với điều này, là sự bùng phát về dân số trong khu vực phố cổ, khiến cho hạ tầng cở sở bị quá tải, dẫn đến tình trạng phố cổ Hà Nội đang từng ngày xuống cấp nghiêm trọng.
    Bởi vậy, việc bảo tồn, tôn tạo phố cổ là vấn đề cấp bách, hiện nay nhà nước và chính phủ đã coi khu phố cổ Hà Nội là một tài sản qúy giá nhằm phục vụ phát triển du lịch Thủ đô, nhất là du lịch văn hóa. Hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, vừa qua khu phố cổ Hà Nội đã được công nhận là di sản văn hóa (5/4/2004). Du Lịch là một hình thức tốt nhất để khu phố cổ Hà Nội quảng bá với du khách về sức hấp dẫn của mình, đồng thời cũng là một cơ hội để Hà Nội khẳng định mình với bạn bè năm châu. Điều này đã được khẳng định rõ ràng trong Nghị quyết số 45-CP của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 22/6/1993, có đoạn ghi rõ: “Du lịch là một ngành kinh tế mang tính chất tổng hợp, có tác dụng góp phần tích cực thực hiện chính sách mở cửa, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hóa và xã hội giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài, tạo điều kiện tăng cường tình hữu nghị, hòa bình và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc”.
    Xuất phát từ thực tế trên, là một sinh viên học chuyên ngành Văn hóa-Du lịch, tôi nhận thấy tính cấp thiết của việc bảo tồn tôn tạo phố cổ và tính thực tế của vấn đề phát triển du lịch tại khu phố cổ Hà Nội. Tôi đã chọn đề tài: “Bảo tồn khu phố cổ Hà Nội, nhằm phát triển du lịch Hà Nội” cho báo cáo thực tập của mình. Báo cáo được kết cấu thành 3 chương:
    - Chương 1: Giới thiệu chung về phố cổ Hà Nội.
    - Chương 2: Thực trạng khu phố cổ Hà Nội.
    - Chương 3: Đề xuất phương án bảo tồn khu phố cổ Hà Nội.



    60


    MỤC LỤC
    Lời mở đầu tr1
    Chương 1: Giới thiệu chung về phố cổ Hà Nội 3
    I.Lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội 3
    1.Các giai đoạn phát triển 3
    2.Giới thiệu một số phố cổ Hà Nội .8
    II. Giá trị lịch sử, văn hoá, kiến trúc, kinh tế và du lịch của khu phố cổ Hà Nội 11
    1.Giá trị lịch sử 12
    2.Giá trị văn hoá .12
    3.Giá trị kiến trúc 13
    4.Giá trị kinh tế 13
    5. Giá trị du lịch. 14
    Chương 2: Thực trạng khu phố cổ Hà Nội .
    I.Những vấn đề đặt ra 16
    1. Cảnh quan khu phố cổ Hà Nội đang ngày càng bị xâm phạm .20
    2.Mật độ dân cư quá cao . 20
    3.Cơ sở hạ tầng xuống cấp và môi trường sinh sống
    đang bị đe doạ 23
    4. Những vấn đề về kiến trúc và quy hoạch 25
    5.Các công trình tôn giáo tín ngưỡng đang bị xâm hại .31
    II.Khu phố cổ Hà Nội và vấn đề phát triển du lịch Hà Nội 33
    1. Những mặt làm được 34
    2. Những mặt tồn tại . .38
    Chương 3: Đề xuất phương án bảo tồn khu phố cổ Hà Nội.
    I.Quan điểm chung về bảo tồn, tôn tạo khu phố cổ Hà Nội 41
    II. Định hướng trong việc xây dựng và bảo tồn khu phố cổ Hà Nội 46
    1. Đảm bảo tính nguyên bản, lịch sử .46
    2. Đảm bảo tính hợp lý và thẩm mỹ 47
    3. Đảm bảo môi trường sống của xã hội 48
    III. Đề xuất phương án bảo tồn phố cổ Hà Nội và vấn đề phát triển du lịch 49
    1. Phương án bảo tồn phố cổ Hà Nội 49
    2. Đề xuất phương án phát triển du lịch khu phố cổ
    Hà Nội .52
    Kết luận 55
    Tài liệu tham khảo . .59
    Nhận xét đánh giá quá trình thực tập tốt nghiệp .60


    Nhận xét đánh giá của giáo viên hướng dẫn 61
    Mục lục 62
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...