Thạc Sĩ Bảo toàn và phát triển vốn tự có tại các ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 21/4/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

    Tháng 12 năm 2008, thế giới tài chính toàn cầu sững sốt khi nghe tin Lehmon Brother, một trong những ngân hàng đầu tư hàng đầu của Mỹ tuyên bố phá sản. Điều này đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế tệ hại nhất kể từ cuộc đại suy thoái trong thập niên 30 của thế kỷ 19. Sự sụp đổ của các tổ chức tài chính toàn cầu một thời là niềm kêu hãnh của quốc gia có nền tài chính hùng mạnh nhất thế giới đem đến nhiều thắc mắc cho các nhà kinh tế thế giới. Hàng loạt các câu hỏi, giả thuyết được đặt nhằm tìm hiểu những lý do. Tuy nhiên, khi căn bệnh còn chưa kịp chuẩn đoán thì mức độ lây lan càng thêm nghiêm trọng, khi mà chính phủ các nước giàu và nghèo cùng nhau can thiệp bằng nhiều cách khác nhau để tránh một sự đổ vỡ mang tính dây chuyền xảy ra.

    Đến đây các nhà kinh tế cũng như những người dân nộp thuế tự hỏi rằng: sự kiểm soát tính hiệu quả của việc sử dụng những đồng vốn tại các tổ chức tài chính trong quá khứ như thế nào? Các chính sách kiểm soát độ an toàn hoạt động, mức độ rủi ro kinh doanh và đầu tư đã được theo dõi khoa học, chặt chẽ hay chưa? .Rất nhiều các câu hỏi được đặt ra trong các kỳ họp của hội đồng kinh tế quốc gia hoặc khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) điều trần trước Quốc hội.

    Tại Việt Nam, mặc dù ảnh hưởng không nhiều từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (do chúng ta chưa đầu tư vào các sản phẩm tài chính phức tạp của thế giới) nhưng nền kinh tế nói chung và các tổ chức tài chính trong nước nói riêng cũng bị ảnh hưởng theo từ cuộc suy thoái kinh tế thế giới. Do đó việc nhìn nhận lại các cơ chế hay chính sách quản lý rủi ro, quản lý vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần là việc cần phải làm và nên làm trong giai đoạn hiện nay khi mà cả thế giới đã có những thay đổi trong quan điểm về tái cơ cấu nền tài chính toàn cầu cũng như các phương pháp quản lý, điều hành kinh tế.

    Và đây cũng là một trong những lý do mà tôi chọn đề tài này: “ Bảo toàn và phát triển vốn tự có tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam ”.

    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

    - Đánh giá việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn tự có của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu và trước sự tác động của cuộc khủng hoãng tài chính thế giới.

    - Chỉ ra các thực trạng trong công tác kiểm soát và phát triển nguồn vốn tự có tại các ngân hàng thương mại cổ phần.

    - Cuối cùng là đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo toàn và phát triển nguồn vốn tự có trong hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

    3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

    Đối tượng được nghiên cứu của đề tài là nguồn vốn tự có trong phạm vi hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài này là phương pháp phân tích thống kê, phương pháp quy nạp và kết quả nghiên cứu của một số nhà nghiên cứu khác.

    5. KẾT CẤU LUẬN VĂN:

    Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn được kết cấu làm 03 chương:

    Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO TOÀN VÀ PHÁT TRIỂN VỐN Tự CÓ CỦA CÁC NHTMCP

    Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TOÀN VÀ PHÁT TRIỂN VỐN TỰ CÓ TẠI CÁC NHTMCP VN

    Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO Hiệu quả CÔNG TÁC BẢO TOÀN VÀ PHÁT TRIỂN VỐN TỰ CÓ TẠI CÁC NHTMCP VN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...