Luận Văn Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Du lịch Việt Nam trong những năm gần đây đã từng bước vươn lên góp phần xứng đáng trong tăng trưởng kinh tế hàng năm và có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của nước ta. Nếu như tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn du khách bởi sự hoang sơ, độc đáo, tính truyền thống cũng như tính địa phương của nó thì tài nguyên du lịch nhân văn thu hút khách bởi tính đa dạng, phong phú, độc đáo, tính truyền thống cũng như tính địa phương của nó. Đây là cơ sở tạo nên các loại hình du lịch văn hoá phong phú. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, truyền thống yêu nước, đoàn kết để tạo nên sức mạnh chống lại sự hà khắc của thiên nhiên, chống lại áp bức bóc lột, chống giặc ngoại xâm luôn luôn gắn liền với truyền thống hiếu học, sáng tạo trong văn hóa, trong nghệ thuật và trong giao tiếp ứng xử. Bằng chứng chứng minh cho đặc trưng cho văn hóa dân tộc, cho các truyền thống lịch sử - văn hóa nói trên, chính là hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa, các tài liệu, hiện vật bảo tàng và hệ thống các bảo tàng Việt Nam. Bảo tàng như một chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, một phần của ký ức, giúp cho những người đương đại có thể tiếp cận hiểu rõ hơn được các giai đoạn lịch sử của dân tộc, nhận thức được xã hội và văn hóa thời quá khứ. Xét dưới góc độ bảo tàng học thì chúng là những biểu hiện cụ thể và dễ nhận biết về bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Hải Phòng là một thành phố trực thuộc Trung ương, có cảng Hải Phòng cùng các khu phố rực sắc hoa phượng đỏ, sầm uất và vùng ngoại thành còn nhiều nét dân dã. Toàn bộ thành phố Hải Phòng vốn là phần đất của vùng ven biển thuộc trấn Hải Dương - Xứ Đông có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa, có tiềm năng du lịch và là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam. Các giá trị lịch sử - văn hóa đó của Hải Phòng ngoài việc được giới thiệu qua các trang sách, các thước phim; còn được phản ánh khá đậm nét trong ba bảo tàng lớn đặt tại thành phố là: Bảo tàng Hải Phòng, Bảo tàng Quân Khu Ba và Bảo tàng Hải Quân. Các bảo tàng này có tiềm năng rất lớn không những góp phần phát triển du lịch của thành phố, mà còn góp phần giáo dục, khích lệ thế hệ trẻ góp sức mình nối tiếp cha ông vào công cuộc xây dựng đất nước nói chung và thành phố nói riêng. Tuy nhiên, các bảo tàng này đến nay vẫn chưa được khai thác hết hiệu quả. Do vậy cần phải có những phương hướng và giải pháp phù hợp để khai thác nguồn tài nguyên đặc biệt này cho phát triển du lịch Hải Phòng một cách toàn diện và sâu sắc. Là sinh viên của ngành Văn hóa Du lịch, em cảm thấy tự hào khi mình được học và tìm hiểu về văn hóa Việt Nam, về truyền thống lịch sử đánh giặc giữ nước của ông cha ta và các bậc đàn anh đi trước, vì nhờ sự hy sinh anh dũng và lòng quả cảm của họ đã đem lại cuộc sống yên bình cho chúng em ngày hôm nay. Bằng tình cảm “uống nước nhớ nguồn” thế hệ chúng em - những người nối tiếp trang sử vẻ vang đó - mong muốn được duy trì bảo tồn và phát triển các tinh hoa văn hóa của dân tộc để giới thiệu với mọi người và bạn bè trên thế giới những tinh hoa đó. Chính vì những lý do trên, em đã lựa chọn đề tài “Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố” làm khóa luận tốt nghiệp Đại học của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu - Cung cấp những cứ liệu khoa học về thực trạng các khai thác các hoạt động của Bảo tàng Hải Phòng, nhất là việc phục vụ du lịch.
    3. Nhiệm vụ của đề tài - Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của Bảo tàng Hải Phòng; vai trò của Bảo tàng với phát triển du lịch. - Đề xuất một số giải pháp để nâng cao các hoạt động của Bảo tàng Hải Phòng hiện nay, trong việc tìm hiểu lịch sử, giáo dục truyền thống, định hướng vào việc phát triển du lịch. 4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của Khóa luận là toàn bộ các nội dung hoạt động của Bảo tàng Hải Phòng, tại số 65 Điện Biên Phủ, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. 5. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian nghiên cứu chính của Khóa luận là Bảo tàng Hải Phòng. Ngoài ra, tác giả Khóa luận còn đến Bảo tàng Hải Quân, Bảo tàng Quân khu 3 để có thêm thông tin tư liệu. - Phạm vi thời gian nghiên cứu: từ năm 2000 đến nay. 6. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: khảo sát thực địa (quan sát, ghi chép, phỏng vấn, chụp ảnh ) để thu thập tài liệu: - Khóa luận dùng phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp xã hội học (tiến hành lấy ý kiến của 100 học sinh, sinh viên các trường Trung học cơ sở, Phổ thông trung học, Cao đẳng và Đại học để biết được nhu cầu tham quan bảo tàng và những điều họ cần ở Bảo tàng. 7. Bố cục của khóa luận Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu phụ lục, Khóa luận có kết cấu 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về bảo tàng và xu hướng phát triển của bảo tàng hiện nay. Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển bảo tàng Thành phố Hải Phòng. Chương 3: Đề xuất một vài giải pháp khai thác có hiệu quả bảo tàng Hải Phòng với hoạt động du lịch thành phố.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...