Luận Văn Bảo quản lúa gạo

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Bảo quản lúa gạo​
    Information
    LỜI MỞ ĐẦU
    Lương thực là nguồn thực phẩm chính cung cấp hơn một nửa nhu cầu năng lượng cho con người. Hơn nữa, các hạt lương thực còn cung cấp cho chúng ta protein, vitamin và một số loại khoáng chất. Trong bữa ăn hàng ngày, lương thực được tiêu thụ với tỷ lệ cao nhất so với tất cả các loại thực phẩm khác, khoảng 2/3 khối lượng thức ăn. Từ các hạt lương thực con ngưới có thể chế biến ra được rất nhiều loại thức ăn ngon khác nhau. Nguyên nhân chính để cây lương thực có thể chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc sống của con người là do các cây lương thực có khả năng thích ứng cao với loại đất trồng và thời tiết. cây lương thực cũng cho năng suất thu hoạch lớn. Hơn 2/3 diện tích trồng trọt trên thế giới được dành để canh tác cây lương thực. Trung bình một năm toàn thế giới sản xuất và tiêu thụ khoảng gần hai tỷ tấn hạt lương thực các loại.Ưu điểm chính của hạt lương thực là có thể bảo quản được trong một thời gian tương đối dài. Hạt lương thực không chỉ làm thức ăn cho người mà còn là nguồn thức ăn phục vụ cho chăn nuôi và là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.
    Việt Nam thuộc vùng khí hậu nóng ẩm, nên có khả năng sản xuất lương thực với sản lượng cao. Việt Nam đã trở thành một trong những nước đứng đầu về xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn chịu nhiều tổn thất sau thu hoạch do bảo quản chưa hợp lý. Mặt khác, giá trị xuất khẩu của gạo nói riêng và nông phẩm Việt Nam nói chung chưa cao. Thậm chí gạo của Việt Nam còn có nguy cơ bị đánh bại ngay trên sân nhà bởi các loại gạo của các nước trong khu vực, điển hình là gạo Thái Lan. Bên cạnh đó, mặc dù đã ký kết các Hiệp định thương mại nhưng Việt Nam vẫn chưa xâm nhập sâu rộng vào thị trường nước ngoài. Một trong các nguyên nhân chủ yếu là do kĩ thuật chế biến lạc hậu nên chỉ sản xuất sản phẩm thô, có giá trị thấp, khách hàng thế giới không ưa chuộng.
    Do đó, việc tìm hiểu về các tính chất của hạt lương thực, các biện pháp hạn chế các tổn thất sau thu hoạch, các quy trình chế biến để nâng cao giá trị sử dụng của hạt là một vấn đề cần quan tâm đối những người làm công tác chuyên môn có liên quan đến lương thực.
    Phần 1. TỒNG QUAN
    I. Giới thiệu về cây lương thực
    Cây lương thực là các loại cây trồng mà sản phẩm dùng làm lương thực cho người, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột cacbohydrat trong khẩu phần thức ăn cho toàn dân số trên thế giới.
    Hiện nay trên thế giới có 5 loại cây lương thực được trồng chủ yếu, bao gồm: ngô, lúa nước, lúa mì, sắn, và khoai tây. Trong đó ngô, lúa gạo và lúa mì chiếm khoảng 87% sản lượng lương thực toàn cầu và khoảng 43% calori từ tất cả mọi lương thực, thực phẩm.
    Bốn loại cây lương thực chính ở Việt Nam là lúa, ngô, sắn, và khoai lang.
    Ø Tình hình lương thực trên thế giới
    Vấn đề lương thực là vần đề sống còn của loài người. Không một dân tộc nào trên thế giới không quan tâm tới. Song song với tăng trưởng của dân số diện tích trồng hạt và củ cũng tăng trong những năm 1965 – 1981. Nhưng kể từ năm 1981 đến nay cùng với sự phát triển vũ bão của khoa học và dân số thế giới, diện tích trồng trọt giảm dần còn năng suất hạt và củ tăng dẫn đến tổng sản lượng lương thực vẫn tăng nhanh. Tuy nhiên tốc độ tăng không đều nhau giữa các giống cây lương thực khác nhau. Trong số các loại hạt thì tập trung tăng nhanh là hạt lúa mì, lúa gạo và ngô. Trong số các loại củ thì củ khoai tây và khoai mì được ưu tiên phát triển mạnh.
    Các loại hạt lương thực chính được sản xuất và tiêu thụ trên thế giới bao gồm lúa gạo, lúa mì, ngô, hạt kê và lúa mạch. Trong số năm loại hạt kể trên, lúa mì và lúa gạo là hai loại lương thực cơ bản nhất mà con người sử dụng.
    Về tình hình lúa gạo, theo các số liệu thống kê, thóc chiếm đến 1/3 sản lượng lương thực dự trữ của thế giới. Đặc biệt, ở các nước châu Á, lượng lúa được sử dụng chiếm 55% tổng sản lượng lương thực. khoảng 40% dân số thế giới xem lúa gạo là nguồn lương thực chính, 25% dân số sử dụng lúa gạo trên 50% khẩu phần lương thực hàng ngày. Như vậy lúa gạo có ảnh hưởng đến đời sống ít nhất 65% dân số thế giới. trong cơ cấu phân bố các loại lương thực được sử dụng trên thế giới, lúa gạo được tiêu thụ nhiều nhất ở các nước châu Á, chiếm tới 90% sản lượng lúa gạo trên toàn thế giới, phần còn lại chủ yếu phân bố ở các quốc gia châu Phi và châu Mỹ Latinh.
    Cùng với sự gia tăng dân số, sản lượng gạo trên thế giới ngày càng tăng và đạt gần 400 triệu tấn vào năm 2004. nước có sản lượng gạo cao nhất thế giới là Trung Quốc với 112 triệu tấn và Ấn Độ với 87 triệu tấn (năm 2004).
    Nước xuất khẩu gạo chính hiện nay là Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan.
    Những nước nhập khẩu gạo chính là Braxin, các nước châu Âu, Indonesia, Nigieria, Philippin, và khu vực Trung Đông.

    Phần 3. BÀN LUẬN
    Kinh tế Việt Nam nói chung và nông nghiệp nói riêng đã trải qua một quá trình đổi mới sâu sắc, tạo ra những chuyển biến đáng kể trong việc nâng cao mức sống của người dân.
    Từ một nước phải nhập khẩu gạo, hiện nay Việt Nam đứng hàng thứ hai về xuất khẩu khẩu trên thế giới, sau Thái Lan. Diện tích trồng cây nông nghiệp không nhiều, vấn đề được đặt ra cho nông nghiệp Việt Nam là tăng năng suất, kết hợp giải quyết tốt công nghệ sau thu hoạch nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch.
    Mặc khác, theo tính toán, bình quân mỗi năm chúng ta mất trên 3.000 tỷ đồng do tổn thất sau thu hoạch (TTSTH). Chỉ riêng lúa gạo đã tổn thất gần 20%, tương đương 1/2 lợi nhuận. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng trong ngành nông nghiệp, chất lượng lúa gạo chưa cao, một số loại lúa gạo còn chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn của lúa gạo xuất khẩu. Do đó mà giá trị xuất khẩu gạo của nước ta còn thấp hơn nhiều so với Thái Lan, nước đứng đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới.
    Ngoài ra, việc sản xuất lúa gạo ở nước ta còn mang nặng tính thời vụ, và phụ thuộc chặt chẽ vào thời tiết, khí hậu. Và nhu cầu tiêu dùng, sản xuất công nông nghiệp là thường xuyên, liên tục nên dự trữ lúa gạo đáp ứng được nhu cầu thường xuyên của xã hội về giống cho sản xuất, nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp. Ngoài ra dự trữ để đề phòng thiên tai và chiến tranh có thể xảy ra. Đồng thời tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn, giảm sức ép cho đô thị và xây dựng nông thôn mới.
    Vì thế mà công nghệ sau thu hoạch đóng vai trò hết sức quan trọng, việc áp dụng công nghệ vào các khâu thu hoạch, tuốt lúa, sấy khô, làm sạch, bảo quản sẽ hạn chế được những tổn thất trong những khâu này, cung cấp các giống lúa tốt cho sản xuất, chống mất mùa trong nhà, vượt qua điều kiện bất thuận của khí hậu thời tiết Việt Nam, là biện pháp khởi đầu để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Sản lượng và chất lượng lúa gạo sẽ được tăng lên, góp phần ổn định đời sống nhân dân và nâng cao sản lượng trong ngành nông nghiệp ở nước ta.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...