Luận Văn Bảo quản dứa (khóm) bằng công nghệ sinh học

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/7/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1:
    TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1. TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU DỨA
    1.1. Tình hình phát triển cây Dứa trên thế giới và trong nước
    Dứa có nguồn gốc từ Tây Ấn, trung Mỹ hiện được trồng ổ các nước có
    khí hậu nhiệt đới như : Philippin, đảo Sumatra, Hawai, Srilanca, Nam Mỹ, châu
    Phi sản lượng Dứa của thế giới năm 1992 là 10 triệu tấn, đứng thứ ba sau chuối
    và xoài. Trong đó Thái Lan chiếm 1/5 sản lượng Dứa trên thế giới và là nước sản
    xuất Dứa nhiều nhất. Ở Việt Nam Dứa là quả chủ lực trong chế biến đồ hợp xuất
    khẩu, tuy nhiên sản lượng còn rất ít so với các nước trong vùng, Dứa được trồng
    chủ yếu ở đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long.
    Có nhiều giống Dứa , được phân thành ba nhóm chính:
    - Nhóm Queen (nhóm Hoàng Hậu): Dứa thuộc nhóm này có khối lượng và
    độ lớn trung bình, mắt quả lồi, chịu vận chuyển, thịt quả vàng đậm, mùi thơm đặc
    trưng, vị ngọt. Đây là nhóm Dứa có phẩm chất cao nhất đang được trồng phổ biến
    ở nước ta và được gọi là Dứa hoa hay Dứa khóm.
    - Nhóm Caien (Cayene). Loại này có khối lượng lớn quả to có khi đến 3 kg.
    thịt quả màu vàng ngà, nhiều nước, ít thơm và ít ngọt hơn Dứa hoa. Giống này
    được trồng nhiều ở các nước vùng Thái Bình Dương. Loại này tuy chất lượng
    không cao lắm nhưng được trồng nhiều để chế biến do quả to dễ cơ giới hoá, cho
    hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay Việt Nam đang có chủ trương phát triển giống Dứa
    này.
    - Nhóm Spanish (Tây Ban Nha). Dứa này có kích thước quả lớn hơn Dứa
    hoa, nhưng nhỏ hơn Dứa Caien. Thịt quả vàng nhạt đến trắng, ít thơm, chua, nhiều
    nước hơn Dứa hoa. Dứa mật, Dứa ta trồng ở Việt Nam thuộc nhóm này.
    Ngoài ba nhóm Dứa chính trên còn có nhóm Xan Migel thịt quả màu vàng
    thơm ngon.
    Thời vụ thu hoạch Dứa thường từ tháng 3 đến tháng 8. Dứa trái vụ thu
    hoạch vào khoảng tháng 11 đến tháng 1, tháng hai năm sau . Dứa trái vụ là kết quả
    của việc xử lí cây Dứa bằng hoá chất (Acetylen) kích thích sinh trưởng. Khi ngọn Dứa
    có từ 10 lá trở lên người ta cho Acetylen dạng bột hoặc dung dịch vào nõn Dứa . Sau
    6 tháng chúng sẽ ra hoa. Bằng cách này có thể rải vụ Dứa để có thể thu hoạch quanh
    năm. Tuy nhiên chất lượng của Dứa trái vụ của Việt Nam hiện còn kém so với Dứa chính vụ.
    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
    CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...